Quyền, nghĩa vụ của bị đơn

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ đương sự theo quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 (Trang 70)

6. Bố cục của Luận văn

2.4. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn

Bị đơn cũng là một trong các đ-ơng sự, vì vậy bị đơn cũng có đầy đủ các quyền và nghĩa chung của đ-ơng sự theo quy định tại Điều 58 BLTTDS. Tuy nhiên, khác với nguyên đơn, bị đơn tham gia vào quá trình tố tụng một cách bị động, việc tham gia tố tụng của họ là theo yêu cầu của nguyên đơn hoặc ng-ời khởi kiện theo quy định của pháp luật. Vì vậy, để tạo điều kiện cho bị đơn có sự bình đẳng về quyền, nghĩa vụ với nguyên đơn pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định bị đơn có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Đ-ợc Tòa án thông báo về việc bị kiện

Do bị đơn là ng-ời bị động khi tham gia vào quá trình tố tụng, họ có thể không biết về việc đã bị kiện. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho bị đơn có thể chuẩn bị chứng cứ, tài liệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời tạo điều kiện để bị đơn tham gia vào quá trình tố tụng, thì bị đơn phải đ-ợc Tòa án thông báo về việc bị kiện.

- Thông qua việc tham gia vào quá trình tố tụng, cùng với hoạt động cung cấp chứng cứ vào chứng minh, bị đơn có quyền chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn hoặc bác bỏ toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.

Để bảo đảm sự bình đẳng giữa bị đơn với nguyên đơn, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành còn quy định bị đơn có quyền đ-a ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ nghĩa vụ. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn đ-ợc chấp nhận khi có một trong các tr-ờng hợp sau đây:

73

+ Yêu cầu phản tố đ-ợc chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn;

+ Giữ nguyên yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau và nếu đ-ợc giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết đ-ợc chính xác và nhanh hơn.

- Bị đơn đã đ-ợc triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án giải quyết vắng mặt bị đơn.

Về nguyên tắc, các đ-ơng sự đều phải có mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ. Việc tham gia vào quá trình tố tụng của bị đơn một mặt giúp họ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình trong vụ án, mặt khác giúp cho Tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn vụ án. Nếu bị đơn đ-ợc triệu tập hợp lệ đến lần thứ nhất mà vẫn vắng mặt có lý do chính đáng thì Tòa án phải hoãn việc hòa giải hoặc phiên tòa để triệu tập lần thứ hai. Nếu bị đơn đã đ-ợc triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, thì tuỳ từng tr-ờng hợp họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định.

Nếu bị đơn đ-ợc triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai để tham gia hòa giải mà vẫn cố tình vắng mặt thì Tòa án coi nh- đó là tr-ờng hợp không tiến hành hòa giải đ-ợc. Tr-ờng hợp này Tòa án phải lập biên bản về sự vắng mặt của bị đơn và quyết định đ-a vụ án ra xét xử (Điều 182 BLTTDS).

Nếu bị đơn đ-ợc Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn (khoản 2 điều 200 BLTTDS).

Ngoài ra nếu bị đơn đã đ-ợc triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn không có mặt tại Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa mà không có lý do chính đáng thì tuỳ từng tr-ờng hợp có thể bị Tòa án phạt cảnh cáo, hoặc phạt phạt tiền (Điều 394 BLTTDS).

Trong tr-ờng hợp bị đơn kháng cáo bản án sơ thẩm mà đã đ-ợc Tòa án cấp phúc thẩm triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án cấp phúc

74

thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ phần vụ án có kháng cáo của bị đơn (khoản 1 điều 266 BLTTDS). Nếu bị đơn không kháng cáo mà đ-ợc Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử vắng mặt bị đơn.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ đương sự theo quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)