KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu SKKN Phát triển tư duy học sinh khá, giỏi qua bài toán tìm tọa độ trọng tâm và mô men quán tính của vật rắn (Trang 25)

1. Kết luận:

Thông qua tìm hiểu và phân tích kết quả của việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển tư duy học sinh khá, giỏi qua bài toán tìm tọa độ trọng tâm và mô men quán tính của vật rắn” trong một số năm, đặc biệt là trên phạm vi rộng ở hai năm học 2010-

2011 và 2011-2012 tôi tự nhận thấy.

- Đối với giáo viên, sáng kiến kinh nghiệm này là một tài liệu quan trọng trong công tác giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi các cấp phần vật rắn vì nó góp phần giải quyết triệt để các câu hỏi chốt trong các đề thi phần vật rắn.

- Đối với học sinh khá, giỏi, sáng kiến kinh nghiệm giúp cho các em kỹ năng tư duy, suy luận lôgíc để chủ động, tự tin vào bản thân trong việc giải quyết các bài tập hay và các hiện tượng vật lý khác mà các em sẽ gặp trong cuộc sống.

Từ kết quả nghiên cứu, bản thân tôi cũng đã rút ra các bài học kinh nghiệm sau:

- Đối với giáo viên, nhất là khi được dạy ở các lớp học sinh có năng lực thì phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho bản thân, phải chú ý việc phát triển tư duy cho học sinh thông qua các bài giảng lí thuyết, thông qua giải các bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Từ đó tập cho các em cách phân tích, tổng hợp, xử lí thông tin để hiểu sâu hơn, ham mê hơn môn học và ứng dụng môn học vào cuộc sống. Tất nhiên cũng cần lựa chọn đối tượng để áp dụng sao cho hợp lí, tránh ôm đồm.

- Đối với học sinh nếu muốn trở thành một học sinh giỏi thật sự thì ngoài khả năng của bản thân cần phải rất chú ý ngay cả các bài giảng tưởng như đơn giản của Thầy cô. Bởi

đó là một cách giúp các em nghe để làm, để phát triển, để học cách phân tích, xử lí các tình huống khác, nghĩa là học một để làm mười.

2. Đề xuất :

Nhằm giúp đỡ các Thầy cô nâng cao kinh nghiệm, tay nghề trong việc dạy học, giúp các em học sinh biết cách tư duy lôgíc, phân tích, tổng hợp, xử lí các thông tin. Theo tôi, hàng năm phòng trung học phổ thông thuộc Sở giáo dục đào tạo cần lựa chọn và cung cấp cho các trường phổ thông một số sáng kiến, bài viết có chất lượng, có khả năng vận dụng cao để các Thầy cô có cơ hội học hỏi thêm ở các đồng nghiệp, có cơ hội phát triển thêm các sáng kiến để rồi tự mỗi người có thể tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với mình, phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh...Đây cũng là cơ hội để các sáng kiến phát huy tính khả thi theo đúng tên gọi của nó, cơ hội để các Thầy cô có thể giao lưu với nhau về mặt kiến thức, phương pháp giảng dạy để cùng nhau đưa giáo dục tỉnh nhà lên tầm cao hơn.

Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm và suy nghĩ của bản thân tôi, có thể còn khiếm khuyết. Rất mong được hội đồng khoa học, các đồng nghiệp nghiên cứu, bổ sung góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn, để những kinh nghiệm của tôi thực sự có ý nghĩa và có tính khả thi.

Một phần của tài liệu SKKN Phát triển tư duy học sinh khá, giỏi qua bài toán tìm tọa độ trọng tâm và mô men quán tính của vật rắn (Trang 25)