HIỆN TRẠNG CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Bài giảng QUẢN lý CHẤT THẢI rắn (Trang 25)

NGUY HẠI TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM

6.1. Nhận định chung

Phần lớn các bệnh viện ở Việt Nam trong quá trình thiết kế và xây dựng nằm trong giai đoạn đất nước còn nghèo, trải qua chiến tranh lại chưa có nhận thức đúng nên đều không có phần xử lý chất thải nghiêm túc, đúng quy trình và ngày nay vấn đề này đã trở nên bức xúc, gây ô nhiễm, bệnh tật nghiêm trọng cho môi trường bệnh viện và xung

Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Qun lý cht thi rn

quanh bệnh viện gây ra sự không đồng tình của nhân dân mà các cơ quan báo chí, truyền hình đã phản ánh dưới dạng các phóng sự điều tra.

Cơ sở vật chất kỹ thuật để xử lý triệt để loại rác độc hại này thiếu nghiêm trọng. Việc thu gom và vận chuyển rác phế thải bệnh viện chủ yếu bằng phương pháp thủ công và chuyển rác ra các bể rác, thùng chứa rác hở, với thời gian lưu trữ chờ chuyển đi từ 1 đến 7 ngày. Thời gian này đủ để quá trình phân huỷ chất thải diễn ra và gây ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Thêm nữa, với sự tham gia của chuột, bọ, côn trùng và người bới rác làm tăng khả năng lây nhiễm, gây mất vệ sinh ngay tại bệnh viện và môi trường sống xung quanh.

Nhận thức của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng về những nguy cơ tiềm ẩn trong chất thải bệnh viện còn rất kém do công tác giáo dục, tuyên truyền chưa được chú trọng đúng mức. Hiện tượng dân vào bới rác tại các hố rác của bệnh viện để thu nhặt ống nhựa, kim tiêm, găng tay phẫu thuật… thậm chí do nhân viên y tế đưa rác ra ngoài để tái chế, sử dụng lại diễn ra ở một số nơi đã được các cơ quan báo chí, truyền hình phản ánh chính là do thiếu quản lý chặt chẽ và chưa có quy trình xử lý rác triệt để.

Số lượng bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh rất lớn nên đây là vấn đề không chỉ của riêng các bệnh viện, vốn thuộc diện các cơ quan hoạt động công ích, rất nghèo về vốn và quá tải vì các công việc hàng ngày nên sự quan tâm của xã hội và Chính phủ hết sức quan trọng.

Nhà nước đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động cán bộ quản lý, chuyên môn để thấy rõ trách nhiệm trong vấn đề thu gom, phân loại và xử lý sơ bộ, giảm thiểu độc hại trong khả năng hiện có và bệnh nhân cũng góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường bệnh viện. Chất thải tại các bệnh viện thuộc các thành phố thường được ký hợp đồng thu gom với các công ty Môi trường đô thị hoặc được xử lý bằng các biện pháp đốt bằng các lò đốt thô sơ, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường hoặc ngâm Fomanđêhyt rồi tập trung chôn lấp tại các nghĩa trang hoặc trong các khuôn viên bệnh viện. Rất nhiều phế thải lây nhiễm, độc hại được xả trực tiếp ra bãi rác sinh hoạt của thành phố mà không qua bất kỳ một khâu xử lý cần thiết nào.

Thấy rõ được yêu cầu cấp thiết phải hoàn thiện công tác quản lý chất thải y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh của ngành, năm 1998 Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo xử lý chất thải bệnh viện với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng trong công tác chỉ đạo, xây dựng quy hoạch hệ thống xử lý chất thải bệnh viện trong phạm vi toàn quốc.

Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Qun lý cht thi rn

Ngày 27/8/1999, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành “Quy chế quản lý chất thải y tế” và Bộ Y tế trong thời gian qua đã tiến hành nhiều đợt tập huấn, kiểm tra đôn đốc thực hiện Quy chế này, nhưng kết quả thực tế cho thấy việc áp dụng và thực hiện quy chế tại các cơ sở y tế trên toàn quốc còn rất nhiều bất cập. Ngoài ra, nhiều chương trình nghiên cứu thí điểm các lò đốt, chương trình xây dựng Quy hoạch tổng thể hệ thống các lò đốt trên toàn quốc đang được triển khai. Đồng thời, ở Việt Nam đã có hệ thống tiêu chuẩn chất lượng (TCVN) để kiểm soát lượng chất thải, nước thải, khí thải từ các cơ sở sản xuất, nhà máy, bệnh viện, v.v... Riêng đối với nước thải bệnh viện, hiện đã có tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng nước - nước thải bệnh viện – tiêu chuẩn thải ban hành vào năm 2005 (TCVN 7382: 2004).

6.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại các bệnh viện

6.2.1. Phân loi cht thi bnh vin

Đa số (81,25%) bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải ngay từ nguồn nhưng việc phân loại còn phiến diện và kém hiệu quả do nhân viên chưa được đào tạo. Việc phân loại chưa theo chuẩn mực như: chưa tách vật sắc nhọn ra khỏi chất thải y tế, còn lẫn nhiều chất thải sinh hoạt vào chất thải y tế và ngược lại. Hệ thống ký hiệu, màu sắc của túi và thùng đựng chất thải trước khi ban hành Quy chế quản lý chất thải chưa thống nhất. Còn nhiều bệnh viện (45%) chưa tách riêng các vật sắc nhọn ra khỏi chất thải rắn y tế làm tăng nguy cơ rủi ro cho những người trực tiếp vận chuyển và tiêu huỷ chất thải. Trong số bệnh viện đã tách riêng vật sắc nhọn, một số bệnh viện (11,4%) chưa thu gom vật sắc nhọn vào các hộp đựng vật sắc nhọn theo đúng tiêu chuẩn quy định, còn lại đa số các bệnh viện (88,6%) thường đựng vào các vật tự tạo như chai truyền dịch, chai nhựa đựng nước khoáng v.v..

6.2.2. Thu gom cht thi bnh vin

Theo quy định, các chất thải y tế và chất thải sinh hoạt đều được hộ lý và y công thu gom hàng ngày ngay tại khoa phòng. Các đối tượng khác như bác sĩ, y tá còn chưa được giáo dục, huấn luyện để tham gia vào hoạt động quản lý chất thải y tế. Tình trạng chung là các bệnh viện không có đủ áo bảo hộ và các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên trực tiếp tham gia vào thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải.

6.2.3. Lưu tr cht thi bnh vin

Hầu hết các điểm tập trung rác nằm trong khu đất bệnh viện, vệ sinh không đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện. Một số điểm tập trung rác không có mái che, không có

Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Qun lý cht thi rn

rào bảo vệ, vị trí gần nơi đi lại, những người không có nhiệm vụ dễ xâm nhập. Chỉ có một số ít bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải đạt tiêu chuẩn quy định.

6.2.4. Vn chuyn cht thi ngoài cơ s y tế

Nhân viên của công ty môi trường đô thị đến thu gom các túi chất thải của bệnh viện, hiện chưa có xe chuyên dụng để chuyên chở chất thải bệnh viện; cả nhân viên bệnh viện lẫn nhân viên của công ty môi trường đô thị đều chưa được đào tạo, hướng dẫn về nguy cơ có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải. Qua điều tra cho thấy đa số các nhân viên bệnh viện không biết nơi tiêu huỷ cuối cùng chất thải ở đâu. Việc phối hợp liên ngành kém hiệu quả trong mọi công đoạn của quy trình quản lý chất thải bệnh viện. Mới có một vài công ty bước đầu nghiên cứu sản xuất được phương tiện để thu gom và vận chuyển chất thải, tuy nhiên còn đang ở giai đoạn thí điểm, chưa sản xuất đại trà. Các bệnh viện đã phân loại chất thải y tế và chất thải sinh hoạt tách riêng nhưng ở một số địa phương công ty môi trường đô thị từ chối vận chuyển chất thải y tế. Chỉ có 18,75% trong tổng số các bệnh viện chất thải được vận chuyển ra khỏi bệnh viện bằng xe chuyên dụng của công ty môi trường đô thị.

Một phần của tài liệu Bài giảng QUẢN lý CHẤT THẢI rắn (Trang 25)