Cháy chữa cháy

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với dịch vụ phòng cháy chữa cháy trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 84)

quản lý cần triển khai các biện pháp nghiệp vụ hạn chế các nguyên nhân gây cháy và thiệt hại do cháy gây ra. Muốn vậy, cần phải giải quyết tốt các vấn đề sau:

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác PCCC và hoạt động tuyên truyền, giáo dục thực hiện dịch vụ PCCC tại doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam cần được đẩy mạnh.

Trong bối cảnh đất nước đang phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN với quan điểm mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, giao lưu và học hỏi các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại trên thế giới để phát triển kinh tế nước nhà. Với bối cảnh đó, muốn làm tốt dịch vụ PCCC đòi hỏi phải hiện đại hoá lực lượng PCCC.

Phải đổi mới nghiệp vụ PCCC, kỹ thuật chữa cháy, đảm bảo chữa cháy có hiệu quả kinh tế.

Cần trang bị trang bị đầy đủ thêm cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật để các cơ sở đào tạo của ngành có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cập nhật những nội dung kiến thức về PCCC của các quốc gia tiên tiến trong lĩnh vực PCCC. Thường xuyên cho các giáo viên thực tế tại các cơ sở và địa phương để nắm vững tình hình thực tế địa phương. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ của lực lượng cảnh sát PCCC. Đối với đội ngũ sĩ quan chuyên nghiệp và cán bộ lãnh đạo cấp phòng trở lên phải biết ít nhất một ngoại ngữ trình độ C, có kiến thức tin học, được đào tạo đại học PCCC. Đội ngũ cán bộ làm công tác PCCC phải được bồi dưỡng thêm kiến thức về kinh tế thị trường, thấy được sự phát triển của kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay để tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn làm tốt dịch vụ PCCC trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường.

Mở rộng quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo trong ngành. Thành lập thêm các phân viện ở các tỉnh, cụm tỉnh để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương. Phân bổ thêm chỉ tiêu cho các địa phương trong việc đào tạo lực lượng PCCC chính quy.

Tăng kinh phí cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực PCCC.

- Về việc phổ biến thông tin khoa học công nghệ về PCCC, chuyển giao công nghệ về PCCC.

Cần thành lập đơn vị chuyên trách nhằm phổ biến thông tin khoa học công nghệ về PCCC, chuyển giao công nghệ về PCCC cho các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt, cần chủ động nắm vững diễn biến tình hình liên quan đến cháy, nổ. Nghiên cứu cải tiến và hoàn thiện công tác nắm tình hình và điều tra cơ bản, hoàn chỉnh quy định phân loại cơ sở, phân cấp quản lý cơ sở trọng điểm, khu công nghiệp trọng điểm, vùng dân cư tập trung.

Tiến hành điều tra, khảo sát tổng thể nhằm xây dựng kho thông tin dữ liệu về PCCC phục vụ cho các doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chủng loại, trang thiết bị PCCC chuyên dụng, các thông tin về đối tác cung cấp, thị trường cung cấp trang thiết bị PCCC để cung cấp cho các doanh nghiệp khi có nhu cầu.

Xã hội hóa việc cung cấp, phổ biến thông tin khoa học công nghệ về PCCC, chuyển giao công nghệ về PCCC.

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý dịch vụ PCCC. Đưa tin học vào quản lý, điều hành, chỉ huy, hoạt động PCCC trong toàn quốc. Nối mạng giữa cục cảnh sát PCCC với các địa phương và những cơ sở trọng điểm phát triển kinh tế có nguy cơ cháy nổ.

- Về tư vấn, thiết kế về an toàn PCCC

Chấn chỉnh và hoàn thiện hệ thống cung ứng tư vấn, thiết kế an toàn PCCC theo quy định của cơ quan PCCC về các mặt quy hoạch, xây dựng biện pháp, giải pháp và an toàn cho công trình. Cục cảnh sát PCCC cần phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các tổ chức tư vấn, thẩm định thiết kế về PCCC nhằm ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả an toàn PCCC cho các công trình xây dựng và đáp ứng yêu cầu xét duyệt thiết kế xây dựng hiện nay.

Hỗ trợ Trường Đại học PCCC thành lập các trung tâm tư vấn, thiết kế về an toàn PCCC tại các tỉnh thành trong cả nước. Đẩy mạnh xã hội hóa việc thành lập các trung tâm tư vấn, thiết kế về an toàn PCCC.

- Hỗ trợ thanh tra, kiểm tra phát hiện và khắc phục nguy cơ mất an toàn PCCC

Cần thay đổi nhận thức coi hoạt động thanh tra, kiểm tra phát hiện và khắc phục nguy cơ mất an toàn PCCC là hoạt động hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát hiện ra điểm yếu của họ để khắc phục chứ không phải thanh tra, kiểm tra để xử lý vi phạm.

Nghiên cứu hoàn thiện quy định về chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn PCCC.

Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra an toàn PCCC, coi đó là biện pháp nghiệp vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong đấu tranh làm giảm số vụ thiệt hại do cháy gây ra. Kiểm tra là công tác thể hiện rõ nhất vai trò thừa hành pháp luật của lực lượng cảnh sát PCCC. Bởi vậy, cán bộ kiểm tra phải nắm vững mọi diến biến có liên quan đến cháy, nổ, thực hiện thông tin hai chiều thường xuyên giữa cơ quan PCCC với cơ sở và ngược lại.

Thực hiện nghiêm túc quy trình công tác của người cảnh sát bám sát cơ sở, kiểm tra lập biên bản và xử lý các vi phạm về PCCC theo điều lệnh công tác ban hành

Đảm bảo các phương tiện chữa cháy thiết yếu cho lực lượng PCCC hoàn thành tốt nhiệm vụ, trên cơ sở đó từng bước hiện đại hoá các phương tiện PCCC.

Phải thành lập thêm đội chữa cháy khu vực, đảm bảo 100% các đô thị có tới 20.000 dân trở lên đều có đội chữa cháy; đảm bảo mỗi đội chữa cháy ít nhất có 3 xe và máy bơm thường trực chiến đấu, đội trung tâm ít nhất phải có một xe chữa cháy dự trữ; các cảng lớn trang bị một tàu hoặc một xuồng chữa cháy.

Trang bị lại và thống nhất một số loại phương tiện chữa cháy trong toàn lực lượng, đảm bảo phối hợp chiến đấu của nhiều địa phương và sử dụng phương tiện chữa cháy của nhiều nước. Trang bị thiết bị thông tin liên lạc trong chữa cháy cho toàn lực lượng, trang bị hệ thống vi tính từ cục cảnh sát PCCC đến cảnh sát PCCC ở các địa phương. Xây dựng các dây chuyền lắp ráp xe chữa cháy, trạm bảo dưỡng phương tiện chữa cháy và xưởng sản xuất phương tiện chữa cháy. Thành lập các trung tâm kiểm định chất lượng phương tiện, trang thiết bị PCCC. Thành lập trung tâm huấn luyện kỹ thuật,

chiến thuật chữa cháy. Trang bị mô tô chữa cháy vào các ngõ hẻm, nhất là đối với các thành phố lớn.

3.3. Một số kiến nghị cơ bản đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhằm tăng cƣờng hiệu quả cho các nhóm giải pháp trên

3.3.1. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thực trạng của đề tài đã đánh giá còn rất nhiều chủ đầu tư hoặc người đứng đầu các cơ sở vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thiếu sự quan tâm, chỉ đạo đến các hoạt động PCCC và thường khoán trắng cho cấp dưới mà không thấy được trách nhiệm của mình đã được quy định trong luật PCCC và các văn bản quy phạm pháp luật khác về PCCC. Vì vậy, đứng trước thực trạng trên đòi hỏi các chủ đầu tư, lãnh đạo các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài cần phải thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác PCCC hơn nữa, thực hiện đầy đủ các giải pháp, biện pháp PCCC nhằm loại trừ các nguy cơ có thể dẫn đến cháy, nổ, đảm bảo tốt các điều kiện về PCCC cơ sở của mình. Từ sự phân tích về nguyên nhân cháy cần tập trung giải quyết ngay các vấn đề sau:

- Kiểm tra ngay toàn bộ hệ thống điện của cơ sở, xác định công suất tiêu thụ điện và khả năng chịu tải của hệ thống điện (dây dẫn, thiết bị tự ngắt…) nếu hệ thống điện không đủ sức chịu tải thì phải cải tạo, nâng cấp thay thế ngay. Các thiết bị tự ngắt phải được lắp đặt ở các vị trí ngắt toàn bộ điện của cơ sở, của từng khu vực, từng bộ phận hoặc thậm chí cho từng thiết bị tiêu thụ điện, nhất là các phương tiện bị tiêu thụ lượng điện lớn. Các đường dây ải mục phải được thay thế ngay. Các đường dây điện, thiết bị tiêu thụ điện phải được cách ly với các vật dễ cháy

- Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các thiết bị mà trong các quá trình hoạt động có phát sinh nhiệt, tia lửa cũng như nơi sử dụng lửa trần, đảm bảo có các thiết bị kiểm soát nhiệt độ, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, có ngăn cách nguồn lửa với các chất dẫn cháy.

- Rà soát, bổ sung chỉnh lý hoặc xây dựng mới ngay các quy trình vận hành máy móc, thiết bị, các nội quy, quy định về PCCC và tổ chức thực hiện.

- Toàn bộ hàng hoá, vật tư, nguyên liệu có nguy hiểm cháy nổ cần rà soát, phân loại theo tính chất nguy hiểm cháy, nổ để bố trí xắp xếp, bảo quản đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC, ngăn cháy lan bên trong nhà, xưởng trong khu vực cơ sở hoặc cháy lan từ ngoài vào trong và ngược lại. Kho bãi bảo quản hàng hoá, vật tư, nguyên liệu dễ cháy phải bố trí riêng biệt hoặc cách ly với kho thành phẩm bằng tường, vách ngăn cháy theo đúng tiêu chuẩn quy định. Tuyệt đối không được để nguyên liệu, vật tư chưa sử dụng tồn đọng trong các nhà xưởng sản xuất. Các loại phế liệu phải được dọn dẹp thường xuyên, trước khi hết giờ làm việc phải đưa ra nơi an toàn, cách xa khu vực sản xuất.

- Đối với các cơ sở mà trong quá trình hoạt động tự xây dựng cơi nới thêm, không đảm bảo khoảng cách chống cháy lan hoặ ngăn cháy thì phải có ngay giải pháp khắc phục, đảm bảo chống cháy lan và các điều kiện an toàn khác về PCCC. Nơi nào không thể khắc phục được thì phải phá dỡ để tạo khoảng cách chống cháy lan nhất là giữa nhà sản xuất và nhà kho chứa hàng hoá và các hạng mục công trình có nhiều chất cháy.

- Kiểm tra, rà soát ngay nguồn nước và lượng nước dự trữ phục vụ chữa cháy ở cơ sở. Tại các cơ sở, trước hết phải có đủ lượng nước dự trữ phục vụ chữa cháy ở cơ sở. Tại các cơ sở, trước hết phải có đủ lượng nước chữa cháy theo quy định của tiêu chuẩn. Tiếp theo, phải có kế hoạch để tăng lượng nước dự trữ chữa cháy lên 2- 3 lần so với quy định (vì qua thực tế thấy tiêu chuẩn hiện hành quy định lượng nước dự trữ quá ít nên không đủ để chữa mặc dù đám cháy chưa phát triển lớn). Đối với những nơi có nguồn nước thiên nhiên ở gần thì cần có giải pháp để khai thác sử dụng như làm đường ống, rãnh dẫn nước đến cơ sở, làm bến bãi cho xe chữa cháy đỗ hút nước… khi đó thì có thể không phải tăng thêm lượng nước dự trữ chữa cháy.

- Để nâng cao vai trò của người đứng đầu doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong công tác quản lý dịch vụ PCCC một vấn đề hết sức quan trọng là việc phân công, phân cấp, quy trách nhiệm cụ thể, giao nhiệm vụ cụ thể trong Ban Giám Đốc hoặc hội đồng quản trị trong việc kiểm tra hướng dẫn và giám sát hoạt động PCCC ở cơ sở. Người đứng đầu cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn phòng cháy chữa cháy trong cơ sở sản xuất cảu mình. Vì vậy, cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể, giao việc cụ thể, đặc biệt là trách nhiệm trong việc xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ, trang bị phương tiện, huấn luyện nghiệp vụ. Lực lượng cảnh sát PCCC có trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn giúp người đứng đầu doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoàn thành trách nhiệm của mình.

3.3.2. Tăng cường hoạt động tuyên truyền giáo dục về phòng cháy chữa cháy

Để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động chấp hành đúng các quy định pháp luật về PCCC, phòng ngừa sự cố cháy nổ, ngăn chặn và giảm thiểu các vụ cháy, trước hết ngăn chặn, hạn chế các vụ cháy nổ lớn nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ người lao động, bảo vệ tài sản nhà nước và tài sản công dân, góp phần ổn định và phát triển sản xuất, cần phải nâng cao vai trò và thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền về PCCC cho cán bộ, công nhân đang hoạt động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta.

Yếu tố quyết định cho việc tăng cường hoạt động tuyên truyền về PCCC trong các đơn vị cơ sở là phải củng cố và xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở.

Như phần thực trạng cho thấy việc tuyên truyền giáo dục về PCCC được thực hiện chưa thường xuyên, đội ngũ tuyên truyền viên hiện nay vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng và nhiều cơ sở vẫn chưa thành lập đội ngũ tuyên truyền viên này. Vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động tuyên truyền về PCCC trong các cơ sở cần phải thực hiện:

- Tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đều phải xây dựng, củng cố đội ngũ tuyên truyền viên về PCCC đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, năng lực. Đội ngũ tuyên truyền viên về PCCC có thể là những cán bộ tuyên huấn của các đoàn thể hoặc đôi ngũ tuyên truyền viên an toàn - vệ sinh lao động.

- Tổ chức học tập, bồi dưỡng về kiến thức nghiệp vụ về tuyên truyền và kiến thức về PCCC.

- Tạo điều kiện về không gian, thời gian, kinh phí và phương tiện cần thiết cho đội ngũ tuyên truyền viên có khả năng hoạt động được thường xuyên, liên tục.

- Lực lượng cảnh sát PCCC cần kết hợp với cơ quan thông tin văn hoá mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về tuyên truyền và nghiệp vụ PCCC. Thường xuyên cung cấp thông tin, tư liệu về tình hình công tác PCCC trên thế giới, ở trong nước ở địa phương để đội ngũ tuyên truyền viên nắm bắt kịp thời để trực tiếp tuyên truyền cho cán bộ, công nhân trong cơ sở mình biết về kiến thức, nội quy, quy định PCCC, về trách nhiệm, nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong công tác PCCC.

3.3.3. Trang bị đầy đủ, đồng bộ và sử dụng có hiệu quả phương tiện, dụng cụ phòng cháy chữa cháy tại chỗ

Qua phân tích thực trạng cháy, nổ diễn ra tại các cơ sở có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thấy một trong những nguyên nhân để cháy, nổ diễn ra nhiều là do trang thiết bị PCCC chưa được chú trọng đầu tư và sử dụng có hiệu quả. Để khắc phục bất cập này cần làm tốt các vấn đề sau:

- Tại mối cơ sở có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần phải có đội PCCC có đủ lực lượng và trang bị phương tiện chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn, đủ sức để tự xủ lý được các sự cố cháy, nổ xảy ra ở cơ sở mình. Đồng thời phải lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy và trang bị đầy đủ các phương tiện

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với dịch vụ phòng cháy chữa cháy trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)