Công đến trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam (Trang 28)

cộng hòa ra đời đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ thực dân nửa phong kiến ở nước ta, đưa Việt Nam bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập và chủ nghĩa xã hội. Giai đoạn này nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn và hiểm nguy, mục tiêu cơ bản, cấp bách và sống còn lúc này là làm sao bào vệ và củng cố đirợc chính quyền cách mạng non trẻ. Đề làm được điều đó, bên cạnh việc tiếp tục đấu tranh giữ vững nền độc lập dân tộc, Nhà nước Việt Nam dân chù cộng hòa còn phải ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật nền tàng quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc ổn định về mặt chỉnh trị, kinh tế và xã hội của đất nước.

Trong những ngày đầu đó, chính quyền mới chưa thể xây dựng được ngay các b,ộ luật nên ngoài Hiến pháp là đạo luật cơ bản được Quốc hội thông qua ngày 9/11/1946, các văn bản pháp luật thời kỳ này thường là sắc lệnh cùa Chính phủ do Hồ Chủ tịch ký. Ngày 10/10/1945, Chính phù lâm thời ra sắc lệnh về việc tạm thời sử dụng một số luật lệ của chế độ cũ; đó chỉ là một số luật lệ về kinh tế, xã hội, dân sự, hôn nhân và gia đình, hình sự thường. Đồng thời, Nhà nước cũng khẩn trương xây dựng hệ thống pháp luật mới.

Trần rhu Huyền Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội

Thời kỳ này, hàng loạt các sắc lệnh nhằm thiết lập một hệ thống các cơ quan bào vệ pháp luật để trấn áp và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi xâm lại đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, quy định về các hành vi phạm tội đã được ban hành. Trong số đó, phải kể đến sắc lệnh số 33 ngày 13/9/1945 về việc thiết lập các Tòa án quân sự và sắc lệnh số 33c về quyền hạn của Tòa án quân sự do Hồ Chủ tịch ký. Căn cứ vào các quy định trong Sắc lênh số 33 có thể thấy, ngay từ đầu Nhà nước ta đã chú ý đến việc xác lập khung pháp lý để xác định các loại hình phạt đối với người phạm tội, đặc biệt là trong đó có quy định về hình phạt xử tử, loại hình phạt cao nhất. Điều 3 của Sắc lệnh 33 ngày 13/9/1945 quy định: Những quyết nghị cùa Tòa án quân sự sẽ được thi hành ngay, người phạm tội không có quyền chống án, trừ các trường hợp sau: Nếu bản án tuyên xử tử, thì tội nhân có quyền đệ đơn lên Chủ tịch Chính phủ xin ân giảm. Bản án sẽ hoãn thi hành chờ quyết nghị của ông Chù tịch Chính phủ. Mồi khi Tòa án Quân sự kết án xử tử, ông Chánh án bắt buộc phải báo cho tội nhân biết rằng có quyền xin Chủ tịch Chính phủ ân giảm và hỏi tội nhân có muốn đệ đơn xin ân giảm không. Câu trả lời của tội nhân phải ghi vào bàn án; nếu không bản án thành vô giá trị. Ngoài ra Điều 4 của Sắc lệnh này còn quy định án tù có thể tuyên: tha bổng; tịch thu một phần hay tất cả tài sản; phạt tù từ một năm đến mười năm; xừ tử.

Ngày 24/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành sắc lệnh sổ 13 về tổ chức các Tòa án và ngạch Thẩm phán quy định đầy đủ về tồ chức Tòa án, về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của các ngạch Thẩm phán và hàng loạt các văn bản pháp luật quy định về các hành vi phạm tội như: sắc lệnh số 06 /SL ngày 15/01/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chù cộng hoà về việc truy tố những người can tội ăn trộm, ăn cắp, tự ý phá hủy, cắt dây điện thoại và dây điện tín; sắc lệnh số 68/SL ngày 18/06/1949 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa về bảo vệ công

Trần Thu Huyền Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội

trình thủy nông; sắ c lệnh số 133/SL ngày 20/01/1953 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa về việc trừng trị các loại Việt gian phàn động; Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 14/07/1960 của Quốc hội; sắc lệnh ngày 30/10/1967 của ủ y ban thường vụ Quốc hội trừng trị các tội phàn cách mạng; Sắc lệnh số 03/SL/76 ngày ỉ 5/03/1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời quy định các tội phạm và hình p h ạt...[51, tr.36-38]

Như vậy có thể thấy trong giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ Luật hình sự năm 1985 do điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước nên chưa có một hệ thống các văn bản pháp luật hình sự hoàn chinh mà mới chỉ có các quy định của pháp luật hỉnh sự về tội phạm và hình phạt nằm rải rác trong các văn bản dưới luật, v ề hình phạt, nhìn chung trong giai đoạn này có các loại hình phạt chính sau: từ hình, tù trung thân, tù có thời hạn (từ sáu ngày đến hai mươi năm tù), cảnh cáo và hình phạt vừa là chính vừa là phụ (tùy trường hợp) là quản chế (từ một năm đến năm năm) và phạt tiền. Tuy nhiên việc quy định nội dung, điều kiện và phạm vi áp dụng từng loại hình phạt chưa được chú trọng, chưa có các tiêu chí rõ ràng để phân biệt giữa hình phạt với các biện pháp xử phạt hành chính.

Riêng về hình phạt tử hình, đại đa số án tử hình được áp dụng đối với một số tội phạm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng như các tội phàn cách mạng, tội xâm phạm an ninh lãnh thồ, tội giết người, cướp của... sắc lệnh số 03/SL/76 ngày 15/03/1976 của Hội đồng Chỉnh phủ cách mạng lâm thời quy định các tội phạm và hình phạt đã chia ra 7 nhóm tội khác nhau: nhóm tội phản cách mạng, nhóm tội xâm phạm đến tài sản công cộng, nhóm tội xâm phạm đến thân thể và nhân phàm của công dân, nhóm tội kinh tế, nhóm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn và tội nhận hối lộ, nhóm tội xâm phạm tài sản riêng của công đân và nhóm tội xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe cùa công dân. Trong hầu hết các nhóm tội trên sắc lệnh này đều

Trần Thu Huyền Cao học khóa 9 - Khoa ỈMỘÍ - ĐHQG Hà Nội

quy định những trường hợp áp dụng hình phạt tử hình. Việc áp dụng hình phạt tử hình trong giai đoạn này còn phải tính đến bối cành lịch sử và hoàn cành chính trị xã hội cụ thể của thời điểm đó nên có những trường hợp chi tham ô 27 tấn thóc đã có thể bị xử phạt tử hình, trong khi đó nhiều tội phạm thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng như các tội phạm về ma túy lại chưa có quyết định hình phạt tử hình. [51, tr.43]

v ề việc thi hành hình phạt tử hình, thời kỳ đó sử dụng hình thức “cho thi hành án tử hình từ nay dùng súng thay thế cho máy chém” (Thông tư số 498-P4 ngày 31/10/1946 của Bộ Tư pháp). Điều 9 Luật không số ngày 14/07/1960 về tồ chức Tòa án nhân dân thì quy định về trình tự đề thi hành một bản án tử hỉnh: “Các bản án tử hình phải được Hội đồng toàn thể Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao duyệt lại trước khi thi hành. Phải có 2/3 tổng số Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao tham dự phiên họp của Hội đồng và qụá nửa tổng số Thẩm phán tán thành thì Nghị quyết của Hội đồng mới có giá trị. Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền tham dự phiên họp của Hội đồng toàn thể Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao. Nếu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không đồng ý với Nghị quyết của Hội đồng toàn thể Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao thì báo cáo ủ y ban thường vụ Quốc hội xét” .

Theo quan điểm của các nhà làm luật giai đoạn đó, hình phạt dưới chế độ ta không chỉ là nhẳm trừng trị kẻ phạm tội và phòng ngừa, răn đe chung mà còn nhằm giáo dục, cải tạo kẻ phạm tội, mở đường cho họ trở thành người tốt, có ích cho xã hội về sau. Cho nên hình phạt tử hình là một loại hình phạt đặc biệt, thường có thể áp dụng đối với những tên phản cách mạng, lưu manh chuyên nghiệp, những phần tử xấu cướp của, giết người, hiếp dâm, phạm tội với những tình tiết rất nghiêm trọng, can phạm là phần tử nguy hiềm bậc nhất cho an ninh chính trị và cho xã hội; còn đối với nhân dân lao động phạm tội

Trần Thu Huyền Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội

về kinh tế và trị an, hình phạt này phải hạn chế trong nhừng trường hợp phạm tội có tập trung nhiều tình tiết đặc biệt nghiêm trọng, không có tình tiết đáng chiếu cố giảm nhẹ hình phạt, can phạm là phần tử độc ác, thật sự nguy hiểm cho xã hội, và phải xử tới mức án tối đa như vậy mới đáp ứng được đầy đủ yêu cầu phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ kinh tế, bảo vệ trật tự trị an xã hội, và yêu cầu của quần chúng nhân dân [42, tr. 70],

2.1.3 Quy định về hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự năm 1985.

Bộ luật hình sự năm 1985 được Quốc hội nước ta thông qua ngày 27/6/1985 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1986 là một trong những công cụ để Nhà nước ta bào vệ sự nghiệp cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và đảm bảo hiệu lực của quản lý Nhà nước. Bộ luật hình sự năm 1985 đã thể hiện một cách rõ nét, tập trung chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, quy định một cách thống nhất và có hệ thống những vấn đề về tội phạm và hình phạt. Trong quá trình thực tiễn áp dụng, do yêu cầu của công tác đấu tranh với tình hình tội phạm trong từng giai đoạn cụ thể nên Nhà nước ta đã sửa đổi, bồ sung Bộ luật hình sự năm 1985 bốn lần, đó là các Luật sửa đổi, bồ sung một số điều của Bộ luật hình sự ngày 28/12/1989, ngày 12/8/1990, ngày 22/2/1992 và ngày 10/5/1997. Bộ luật hình sự năm 1985 bao gồm lời nói đầu, Phần chung và Phần các tội phạm. Phần chung của Bộ luật hình sự năm 1985 bao gồm 8 chương, quy định những vấn đề cơ bàn và quan trọng như: nhiệm vụ cùa Bộ luật hình sự, nguyên tấc xử lý, phạm vi áp dụng của Bộ luật hình sự, những vấn đề chung về tội phạm, về hình phạt và về việc quyết định hình phạt... 12 chương trong Phần các tội phạm quy định một cách cụ thể, rõ ràng cấu thành của từng tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng trong thực tiễn.

Trong Bộ luật hình sự năm 1985, các nhà làm luật Việt Nam tuy chưa đưa ra một định nghĩa pháp lý chính thức về hình phạt nhưng cũng đã dành

Trần Thu Huyền Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội

một chương quy định riêng về hình phạt. Chương IV của Bộ luật đã sắp xếp hệ thống hình phạt theo một trật tự nhất định từ hình phạt nhẹ nhất đến hình phạt nặng nhất và quy định rõ về nội dung các loại hình phạt, điều kiện cũng như phạm vi áp dụng từng loại hình phạt. Theo đó, có 11 hình phạt được quy định bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình là hình phạt chính và các hình phạt bồ sung gồm: cấm đàm nhiệm nhừng chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư trú, quàn chế; tước một số quyền công dân; tước danh hiệu quân nhân; tịch thu tài sàn; phạt tiền, khi không áp dụng ià hình phạt chính.

Hình phạt tử hình được quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự năm 1985: “Từ hình là hình phạt đặc biệt được áp dụng đổi VỚI người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.

Không áp dụng hình phạt tứ hình đổi với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Từ hình được hoãn thi hành đổi với phụ nữ cỏ thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm thì từ hình chuyển thành tù chung thân.

Chỉ trong trường hợp đặc biệt có luật quy định riêng thì tử hình mới được thi hành ngay sau khi xét xừ. ”

Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong số các hình phạt được quy định trong Luật hình sự Việt Nam, loại bỏ vĩnh viễn người bị kết án khỏi cộng đồng xã hội nên khi áp dụng phải cân nhẳc đến các điều kiện nhất định. Đó là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng trong những trường hợp mà hành vi phạm tội có tính chất nghiêm trọng đặc biệt cho xã hội, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, tập trung nhiều tình tiết tăng nặng đặc biệt định khung trong các cấu thành tội phạm tăng nặng. Bản thân người phạm tội phải là những người có nhân thân rất xấu không thể cải tạo, giáo dục được, họ mất khả năng tái hòa

Trần Thu Huyền Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội

nhập với xã hội và đồng thời đáp ứng yêu cầu phòng ngừa chung khi thật cần thiết. Những người có nhân thân rất xấu là những người thuộc đối tượng tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm nhiều tội hoặc phạm tội nhiều lần, phần tử lưu manh chuyên nghiệp...

Ban đầu, trong Bộ luật hình sự năm 1985 có 29 điều luật quy định hình phạt tử hình. Sau đỏ, qua bốn lần sửa đổi, bổ sung đã có tồng cộng 44 điều luật quy định khung hình phạt cao nhất là tử hình. Hình phạt này chủ yếu được áp dụng đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phạm về ma túy; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; các tội phạm xâm phạm sở hừu xã hội chủ nghĩa và một số tội phạm khác. Cụ thề như sau:

- Chương I: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia (14 điều), gồm các điều: 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 84, 87, 94, 95, 97, 98.

- Chương II: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (3 điều), gồm các điều: 101, 112, 112a.

- Chương IV: Các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa (6 điều), gồm các điều: 129, 132, 133,134, 134a, 138. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chương VI: Các tội xâm phạm sở hữu của công dân (3 điều), gồm các điều: 151, 156, 157.

- Chương VII: Các tội phạm kinh tế (1 điều): 167.

- Chương VIIA: Các tội phạm về ma túy (7 điều), gồm các điều: 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185i, 185m.

- Chương IX: Các tội phạm về chức vụ (2 điều), gồm các điều: 226, 227. - Chương XI: Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (4 điều), gồm các điều: 250, 256, 258, 269.

- Chương XII: Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (4 điều), gồm các điều: 277, 278,279, 280.

Trần Thu Huyền Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội

Như đã trình bày ở trên, nếu như trước đây, khi Bộ luật hình sự năm 1985 chưa ra đời, pháp luật hình sự không quy định riêng về các tội phạm ma túy. Nó chỉ được xếp cùng loại với hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm với khung hình phạt tối đa là 20 năm tù. Theo thời gian, cùng với sự chuyển biến của tình hình, các nhà làm luật đã nhận thấy tính chất nguy

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam (Trang 28)