HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY?
Mô hình thanh tra giám sát ngân ngân hàng nước ta áp dụng là mô hình thanh tra ngân hàng trực thuộc NHTW, cụ thể: Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương với tổng cục, trực thuộc NHNN, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng nhà nước quản lí nhà nước đối với các TCTD và các NH nước ngoài…
Từ khi được thanh lập, nhiều giái pháp trong công tác quản lí, thanh tra, giám sát ngân hàng đã được triển khai. Bên cạnh đó, hàng ngàn các cuộc thanh tra đã được tiến hành, mang tính chất trọng điểm, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế (đáng chú là là lĩnh vực tài chính với các ngân hàng thuộc nhóm đầu ngành như: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng ngoại thương Việt Nam, ngân hàng nhà nước,…)
Ngoài ra, trong năm 2012, nhiều văn bản pháp lí đã được triển khai xây dựng, tạo nên một hệ thống chính sách quản lí, quy chế an toàn hoạt động đầy đủ, tạo môi trường thuận lợi cho các TCTD cũng như hoạt động thanh tra các TCTD phát triển (luật phòng chống rửa tiền, quy định về phân loại loại tài sản, quy định về tổ chức, hoạt động của TCTD phi ngân hàng…)
Đến năm 2013, công tác thanh tra, kiểm tra tiếp tục được coi trọng, vừa đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước về tiền tệ, tín dụng, vừa hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD và xử lí nợ xấu
Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng công tác thanh tra giám sát ngân hàng Việt Nam còn tồn tại những hạn chế như công tác giám sát rủi ro an toàn vĩ mô, cũng như công tác thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro chưa được coi trọng; hoạt động thanh tra, giám sát chưa có sự thống nhất, kết hợp trong hoạt động, phương pháp thanh tra tuân thủ xuất hiện nhiều bất cập; các văn bản pháp lí, cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành còn thiếu và chậm được thi hành…
Câu 41: Mục đích của thanh tra, giám sát ngân hàng là nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng; duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Có nhiều phương thức để thực hiện việc thanh tra, giám sát như là sử dụng phương thức thanh tra tuân thủ hay thanh tra giám sát từ xa. Việc thanh tra tại chỗ là tiến hành thanh tra trực tiếp tại các TCTD. Mặc dù thanh tra tại chỗ có một số ưu điểm như có thể đưa ra được kết luận chính xác, đánh giá được chi tiết các rủi ro của TCTD… song phương pháp này vẫn cón có nhiều nhược điểm.
Nhược điểm của phương pháp này đó chính là sự hạn chế bởi nguồn nhân lực, chỉ có thể đánh giá được một khối lượng nhỏ các TCTD đồng thời cũng chỉ đánh giá được một số lượng công việc nhất định. Do đó, không phải chỉ cần sử dụng
phương thức Thanh tra tại chỗ là đủ để phát huy hiệu quả thanh tra ngân hàng mà cần phải phối hợp với cả phương thức Thanh tra giám sát từ xa.