Biên độ của hiện tượng cộng hưởng phụ thuộc vào lực cản của môi trường.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi THPT quốc gia môn vật lý có đáp án (Trang 26)

Câu 4 Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động

A. với chu kì lớn hơn chu kì dao động riêng B. với chu kì bằng chu kì dao động riêng

C. với chu kì nhỏ hơn chu kì dao động riêng D. mà không chịu ngoại lực tác dụng

Câu 5 Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?

A. Biên độ và tốc độ B. Li độ và tốc độ C. Biên độ và gia tốc D. Biên độ và cơ năng

Câu 6 Dao động điều hòa có tần số dao động riêng là f0. Tác dụng một ngoại lực cưỡng bức biến thiên điều hòa biên độ F0 và tần số f1 thì biên độ dao động khi ổn định là A. Khi giữ nguyên biên độ F0 mà tăng dần tần số ngoại lực đến f2 thì thấy biên độ dao động khi ổn định vẫn là A. Khi đó, so sánh f1, f2 và f0 là có

A. f1<f0=f2. B. f1<f2<f0. C. f1<f0<f2. D. f0< f1<f2.

Câu 7 Dao động điều hòa gồm vật nhỏ có khối lượng m = 100 g, lò xo có độ cứng k dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn. Khi tần số của ngoại lực là f1 = 3 Hz thì biên độ ổn định của con lắc là A1. Khi tần số của ngoại lực là f2 = 7 Hz thì biên độ ổn định của con lắc là A2 = A1. Lấy π2 = 10. Độ cứng của lò xo có thể là

A. k = 200 (N/m). B. k = 20 (N/m). C. k = 100 (N/m). D. k = 10 (N/m).

Câu 8 Một con lắc đơn gồm dây treo chiều dài 1m, vật nặng khối lượng m, treo tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Con lắc này chịu tác dụng của một ngoại lực F = F0cos(2πft + π/2) N. Khi tần số của

ngoại lực thay đổi từ 1 Hz đến 2 Hz thì biên độ dao động của con lắc sẽ

A. giảm xuống. B. không thay đổi.

C. tăng lên. D. giảm rồi sau đó lại tăng.

Câu 9 Một dao động riêng có tần số 15Hz được cung cấp năng lượng bởi một ngoại lực biến thiên tuần hoàn có tần số thay đổi được. Khi tần số ngoại lực lần lượt là 8Hz, 12Hz, 16Hz, 20Hz thì biên độ dao động cưỡng bức lần lượt là A1, A2, A3, A4. Kết luận nào sau đây là đúng:

A. A3<A2<A4 <A1 B. A1>A2>A3>A4 C. A1<A2<A3<A4 D. A3>A2>A4 >A1

Câu 10 Một dao động riêng có tần số dao động là 5Hz. Nếu tác dụng ngoại lực F1 = 10cos(4πt ) (N) thì biên độ dao động cưỡng bức là A1. Nếu tác dụng một ngoại lực F2 = 10cos(20πt) (N) thì biên độ dao động cưỡng bức là A2. Nếu tác dụng một ngoại lực F3 = 20 cos(4πt ) (N) thì biên độ dao động cưỡng bức là A3. Kết luận nào sau đây là đúng:

A. A3 > A2 > A1 B. A1 = A3 > A2 C. A1 > A2 > A3 D. A3 > A1 > A2

Câu 11 Một con lắc dao động tắt dần, ban đầu có năng lượng là W. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm a%. Phần năng lượng của con lắc còn lại sau n dao động toàn phần bằng:

A. (1 + 0, 01a)n W B. (1 + 0,01a)2n W C. [1 + (0,01a)2n] W D. [1 + (0,01a)n W

Câu 12 Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong Một dao động toàn phần xấp xỉ bằng:

A. 4,5%. B. 6% C. 9% D. 3%

Sử dụng dữ kiện này để trả lời các câu từ 13 đến 16: Một dao động điều hòa thẳng đứng gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m, một đầu cố định, một đầu gắn vật nặng khối lượng m = 0,5 kg. Ban đầu kéo vật theo phương thẳng đứng khỏi vị trí cân bằng 5 cm rồi buông nhẹ cho dao động. Trong quá trình dao động vật luôn chịu tác dụng của lực cản có độ lớn bằng 0,01 trọng lực tác dụng lên vật. Coi biên độ của vật giảm đều trong từng chu kỳ, lấy g = 10 m/s2.

Câu 13 Quãng đường vật đi được kể từ khi thả vật đến khi nó dừng hẳn là

A. 12,5m. B. 10m. C. 5m. D. 2,5m.

Câu 14 Độ giảm biên độ sau mỗi chu kỳ là

A. 2cm. B. 2mm. C. 1cm. D. 1mm.

Câu 15 Số lần vật qua vị trí cân bằng kể từ khi thả vật đến khi nó dừng hẳn là:

A. 25. B. 50. C. 75. D. 100.

Câu 16 Nếu coi dao động tắt dần có tính tuần hoàn, thời gian vật dao động đến lúc dừng lại là theo đơn vị giây là A. 2,5π B. 4 2 5 C. 2 2 5π D. 2,5

Câu 17 Một dao động điều hòa đặt nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m, một đầu cố định, một đầu gắn vật nặng khối lượng m = 1 kg. Ban đầu kéo vật khỏi vị trí cân bằng 10 cm rồi buông nhẹ cho dao động. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,01. Coi biên độ của vật giảm đều trong từng chu kỳ, lấy g = 10 m/s2. Kết luận nào sau đây là sai:

A. Quãng được vật đi được đến khi vật dừng hẳn là 5m

B. Vị trí vật có tốc độ cực đại lần đầu tiên kể từ khi buông vật cách vị trí cân bằng một khoảng 0,1cm

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi THPT quốc gia môn vật lý có đáp án (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w