Trịnh Đình Phương 7,5 01 1

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH MÔ HÌNH VAC TẠI XÃ GIAO AN, GIAO THỦY, NAM ĐỊNH (Trang 29)

V. KẾT QUẢ BAN ĐẦU SAU 06 THÁNG THỰC HIỆN

2Trịnh Đình Phương 7,5 01 1

3 Nguyễn Văn Lập 6,00 0 5 2

4 Nguyễn Văn Quỳnh 6.5 0 9 4

5 Đoàn Cao Xạ 6,50 0 7 2 6 Trần Văn Đường 5,00 0 11 5 7 Trần Văn Tuân 6,00 0 11 5 8 Trần Đình Long 6 0 15 10 9 Trần Văn Tiến 5,50 0 13 6 10 Phạm Thanh Thiện 4,50 0 9 4 11 Đỗ Đăng Thông 6,50 0 5 2

Bảng 2: So sánh kết quả sản xuất giun quế giữa quý I và quý II năm 2009

Qua bảng 2 ta có thể nhận thấy sản lượng giun quế của các hộ đã có sự thay đổi rõ rệt giữa hai quý. Trong quý II hầu hết sản lượng giun quế nuôi tăng mạnh. Hộ nhiều nhất đã có khoảng 30 kg giun quế, bình quân mỗi hộ có thể thu hoạch 11 kg giun quế cung cấp thức ăn cho gia cầm, cá. Có được sự tăng trưởng như trên là xuất phát từ nhu cầu thực tế, hiện nay các hộ đang mở rộng sản xuất chăn nuôi gia cầm có sử dụng giun quế làm thức ăn chăn nuôi. Việc mở rộng chăn nuôi đồng nghĩa với việc nhu cầu thức ăn chăn nuôi cao, nguồn giun làm thức ăn cho gia cầm vì thế tiếp tục tăng. Đạt được kết quả này một phần nhờ dự án đã tổ chức tập huấn và hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình ban đầu cũng như quy trình nuôi giun đơn giản và phù hợp với khả năng đầu tư của bà con. Như vậy, việc phát triển đàn giun quế phục vụ cho chăn nuôi đến nay có thể khẳng định đã gặt hái được những thành công nhất định. Nhiều hộ gia đình trong xã và các xã lận cận thấy rõ hiệu quả của việc nuôi giun quế đã chủ động tìm hiểu cách thức nuôi và liên hệ với các thành viên trong nhóm nuôi giun của

xã Giao An để mua con giống về nuôi. Vì thế, ngoài việc sử dụng giun trong chăn nuôi tại gia đình những hộ nuôi giun còn trở thành những nhà cung cấp giun giống cho cộng đồng địa phương và các xã lân cận. Hiện nay theo thống kê hộ bán được nhiều giun giống nhất là hộ ông Cao Văn Đa xóm 19 xã Giao An với lượng giun bán được là 15 kg với giá trị 1, 5 triệu đồng.

Hinh 10. Thu hoạch giun quế làm thức ăn cho gà tại hộ gia đình

Kết hợp giữa làm vườn, nuôi gia cầm hiện nay trong mô hình VAC của các hộ tại Giao An còn có mô hình nuôi ong. Tiếp tục định hướng phát triển đã đề ra trong giai đoạn vừa qua hiện nay CLB đang phát triển tương đối thuận lợi. Hiện nay số thành viên trong CLB Ong Giao An vẫn ổn định ở 18 thành viên.

Theo số liệu thu thập của cán bộ dự án trong giai đoạn từ tháng 12 năm 2008 đến hết tháng 2 năm 2009 do không phải là chính vụ hoa nên sản lượng mật không đáng kể. Tổng số mật trong giai đoạn này của là CLB là 114 kg với tổng giá trị khoảng 5,7 triệu đồng. Hoạt động chính của các hộ trong giai đoạn vừa qua là củng cố đàn ong, phát triển thêm số đàn mới chuẩn bị cho mùa hoa nhãn vải vào tháng 3 đến tháng 5. Đến giai đoạn đầu tháng 3 năm 2009 từ 67 đàn CLB đã quan tâm mở rộng lên thành 75 đàn. Sản lượng mật thu được của giai đoạn này là 281 kg, cho thu nhập khoảng 16,8 triệu đồng. Ngoài lượng mật phục vụ sinh hoạt trong gia đình các hộ còn có thêm khoảng 930 ngàn đồng từ việc bán mật ong. Trong đó hộ có thu nhập cao nhất là hộ Trần Ngọc Hiện với thu nhập là 2,1 triệu đồng/vụ.

Nuôi ong phụ thuộc vào mùa hoa chính, nên doanh thu cũng như sản lượng của cả CLB cũng tăng gần gấp đôi tại thời điểm hiện tại cao hơn thời kỳ trước đó. Điều đó cho chúng ta thấy rằng công việc nuôi ong hiện nay phụ thuộc rất lớn vào mùa vụ. Việc trồng nhiều loại cây ăn quả như trong mô hình VAC có vai trò rất quan trọng. Hiện nay,

những loại cây quả chủ yếu được trồng là vải sớm, nhãn muộn, thanh long ruột đỏ những loại cây cho trữ lượng hoa và mật hoa lớn đặc biệt vải sớm và nhãn muộn có thể kéo dài mùa vụ hoa và phấn hoa phục vụ đàn ong của các hộ trong câu lạc bộ nuôi ong tại xã Giao An.

V.2. Nhận xét và các ý kiến đề xuất

Do nội dung hoạt động chính của nhóm VAC là quy hoạch vùng trồng cây ăn quả trong vườn hộ, cải tạo ao nuôi cá. Tuy nhiên, do thời gian ngắn, diện tích vườn của các hộ không lớn nên số lượng cây ăn quả trung bình trên một mô hình không cao, chủng loại cây trồng chưa đa dạng. Thời gian để cây ăn qủa cho sản phẩm (mật hoa, quả,…) góp phần phát triển đàn ong, cung cấp quả cho nhu cầu của gia đình cũng như cộng đồng địa phương. Vì vậy, dự án và UNBND xã Giao An cùng các hộ trong xây dựng mô hình VAC tiếp tục theo dõi, điều chỉnh, bổ sung để mô hình hoàn thiện. Về hợp phần nuôi cá (ao), các hộ tận dụng ao có sẵn, cải tạo và nuôi các giống cá có thị trường tiêu thụ, tận dụng giun quế làm thức ăn nuôi cá và chăm sóc cây ăn quả, cây ngắn ngày trong vườn hộ.

PHỤ LỤC: Danh sách

TT Họ và tên Thanh Các loại cây được cấp Tổng long Nhãn Vải Bưởi Táo

1 Trần Văn Đường 60 5 4 2 2 73

2 Trần Văn Sơn 50 13 5 3 3 74

3 Phạm Văn Hiển 60 5 2 8 2 77

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH MÔ HÌNH VAC TẠI XÃ GIAO AN, GIAO THỦY, NAM ĐỊNH (Trang 29)