Lịch sử phát triển các mô hình QoS IP

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ trên mạng IP, đánh giá và so sánh hiệu quả đảm bảo QoS của Diffserv và Intserv (Trang 27)

Vào khoảng giữa thập kỷ 1990, các mạng IP hoạt động theo mô hình “nỗ lực tối đa” giống nhƣ mạng Internet hiện nay và đang phát triển thành các mô hình dịch vụ phân biệt phức tạp. Dƣới đây là các bƣớc phát triển của khái niệm QoS từ khoảng giữa thập kỷ 90 tới nay [19]:

Hình 2.4. Các bước phát triển của mô hình QoS [12].

Mô hình IP nỗ lực tối đa Mô hình dịch vụ tích hợp Mô hình dịch vụ phân biệt

Kỹ thuật lưu lượng và VPN QoS

Điều khiển QoS thông minh, tự động QoS là công cụ bảo mật C ác mô h ìn h, p hiên b ản 1994 1996 1998 2000 2002 2004 thời gian

Vào tháng 6 năm 1994, lần đầu tiên khi IETF phát hành RFC 1633 với nỗ lực tiêu chuẩn hóa chất lƣợng dịch vụ IP. RFC 1633 đƣa ra mô hình dịch vụ tích hợp IntServ (Integrated Sevices) và tập trung vào giao thức dành trƣớc tài nguyên RSVP (Resource Reservation Protocol) [19]. RSVP báo hiệu các yêu cầu về trễ và băng thông cho các phiên riêng biệt tới từng nút dọc theo tuyến đƣờng mà gói đi qua. Trong môi trƣờng không gian lớn nhƣ Internet, điều gây trở ngại lớn khi hoạt động là tại thời điểm khởi tạo RSVP yêu cầu các nút dự trữ tài nguyên, vì số lƣợng các bộ định tuyến, thiết bị chuyển mạch lớn và đa dạng.

Đứng trƣớc những thách thức này, một tập tiêu chuẩn về chất lƣợng dịch vụ IP của mô hình dịch vụ phân biệt đƣợc đƣa ra. Mô hình DiffServ (Differentiated Services) định nghĩa các kỹ thuật dấu gói nhƣ thứ tự ƣu tiên IPP (IP Precendence) và nút kế tiếp của nó, các điểm mã dịch vụ phân biệt DSCP (Differentiated Services Code Points) phù hợp với các hành vi bƣớc kế tiếp PHB (Per-Hop Behaviors) cho các kiểu lƣu lƣợng.

Cả hai mô hình IntServ và DiffServ đều đƣa ra các giải pháp hoàn thiện và các thành phần của hai mô hình có thể tổ hợp để cung cấp các ứng dụng tổng quát nhất cho miền rộng các lƣu lƣợng và kiểu ứng dụng [17], [19]:

Mô hình dịch vụ tích hợp Mô hình dịch vụ phân biệt

IntServ sử dụng khái niệm dựa trên luồng cùng với giao thức báo hiệu (RSVF) dọc theo đƣờng dẫn gói tin. Trong giai đoạn đầu khởi tạo, mô hình IntServ bị hạn chế bởi vấn đề mở rộng vì rất nhiều luồng lƣu lƣợng cần phải quản lý trong mạng đặc biệt là mạng đƣờng trục

DiffServ sử dụng phƣơng pháp đánh dấu gói để phân loại và ứng xử với từng gói theo các hành vi độc lập.

Dù DiffServ có tính mềm dẻo lớn nhƣng mô hình này không cung cấp đảm bảo băng thông cho các gói trong cùng một luồng lƣu lƣợng.

Hình 2.5. Dịch vụ IntServ và dịch vụ DiffServ [19].

Các dịch vụ tích hợp Theo trạng thái luồng Giao thức báo hiệu RSVF

Các dịch vụ phân biệt Không trạng thái, Hành vi bƣớc kế tiếp

Các kỹ thuật QoS ngày càng đƣợc chú trọng nhiều hơn vào cuối những năm 1990 và trở thành vấn đề quan trọng khi tƣơng thích với các công nghệ mạng tiên tiến là công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS (Multiprotocol Label Switching) và công nghệ mạng riêng ảo VPN (Virtual Private Network) [19].

Trong khoảng thời gian gần đây, các chiến lƣợc phát triển mô hình chất lƣợng dịch vụ IP tập trung vào tính đơn giản và tự động, với mục tiêu cung cấp các kỹ thuật đảm bảo QoS thông minh trên mạng IP. Công nghệ QoS ngày càng đƣa ra các mục tiêu quản lý chất lƣợng chi tiết và rộng hơn, có thể giải quyết các vấn đề chất lƣợng dịch vụ IP ở những cấu hình phức tạp. Các nhà quản trị mạng muốn xu hƣớng quản lý QoS càng đơn giản càng tốt và phát triển QoS theo hƣớng công cụ bảo mật hệ thống [8].

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ trên mạng IP, đánh giá và so sánh hiệu quả đảm bảo QoS của Diffserv và Intserv (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)