Thẩm quyền giải quyết tranh chấp KD, TM của Tòa án cấp huyện

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của TAND theo quy định của Bộ Luật tố tụng Dân sự năm 2004 (Trang 45)

7. Cơ cấu của luận văn

2.2.1.Thẩm quyền giải quyết tranh chấp KD, TM của Tòa án cấp huyện

Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện đối với các tranh chấp KD, TM được quy định tại Điều 33 của BLTTDS, đó là:

“1. TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là TAND cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

b) Tranh chấp về KD, TM quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

Đối chiếu khoản 1 Điều 29 của BLTTDS thì các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i đó là các tranh chấp về mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; kí gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn, kĩ thuật; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa. Và tất cả những tranh chấp này đều thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.

Đồng thời, căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 34 của BLTTDS thì những tranh chấp KD, TM quy định tại các điểm k, l, m, n, o khoản 1 Điều 29 bao gồm các tranh chấp về vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác lại thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh. Như vậy, về nguyên tắc Tòa án cấp huyện có thẩm quyền

giải quyết theo thủ tục sơ thẩm hầu hết các tranh chấp KD, TM, trừ các tranh chấp KD, TM thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh.

Tuy nhiên, với tinh thần cải cách tư pháp nhằm tăng cường thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Do đó, điểm b mục 9 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã giao toàn bộ các tranh chấp KD, TM quy định tại khoản 1 Điều 29 của BLTTDS đều thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Hay nói một cách khác, những tranh chấp KD, TM quy định tại các điểm k, l, m, n, o khoản 1 Điều 29 của BLTTDS do Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm mà không phân biệt tính phức tạp, đến độ khó của từng loại tranh chấp cụ thể.

Như vậy, với sự sửa đổi, bổ sung BLTTDS thì thẩm quyền của Tòa án cấp huyện trong việc giải quyết các tranh chấp KD, TM được mở rộng hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước đó. Và bên cạnh thẩm quyền của Tòa án cấp huyện thì chúng ta cũng cần phải phân biệt với thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh trong việc giải quyết loại tranh chấp này.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của TAND theo quy định của Bộ Luật tố tụng Dân sự năm 2004 (Trang 45)