Để bảo toàn nguồn vốn và phục vụ các thuê bao hiện có một cách liên tục, các nhà khai thác mạng không thể ngay lập tức bỏ mạng cũ và xây dựng mạng mới. Quá trình chuyển đổi công nghệ cần thực dần hiện từng bƣớc. Mỗi nhà khai thác có phƣơng pháp, lộ trình chuyển đổi riêng theo hoàn cảnh và đặc tính riêng của họ. Tuy vậy, các kịch bản chuyển đổi lên NGN đều dựa vào việc phân tách các chức năng trong mạng: truyền tải, điều khiển, dịch vụ, và quản lý. Việc triển khai các giải pháp mạng NGN đƣợc thực hiện thông qua một hay nhiều bƣớc tuỳ thuộc vào mức độ mở rộng của từng giải pháp.
Giai đoạn 1: Phỏng tạo PSTN/ISDN
Kịch bản chuyển đổi từ PSTN/ISDN sang PBN (Packet Based Network) đƣợc sử dụng nhiều nhất đó là mạng PSTN/ISDN PBN cùng tồn tại trong giai đoạn chuyển giao. Giải pháp này đƣợc thực hiện thông qua 2 bƣớc.
Bƣớc 1
Tại bƣớc này một vài tổng đài nội hạt LE đƣợc thay thế bằng các AG. Các chức năng của LE sẽ đƣợc cung cấp bởi AG và CS (Circuit Switching). Các thiết bị truy nhập khác nhƣ: thiết bị truy nhập của khách hàng (UAM – User Access Mode), các thiết bị truy nhập từ xa của khách hàng (RUAM – Remote UAM) và các tổng đài nội bộ (PABX) kết nối với các tổng đài LE đã bị thay thế sẽ kết nối trực tiếp với AG. Trong bƣớc này cũng có thể triển khai các AG bổ sung để cung cấp dịch vụ cho các thuê bao mới. Các TG – Trungking Gateway và SG đƣợc triển khai để phối hợp kết nối giữa PBN và mạng PSTN/ISDN của các nhà cung cấp dịch vụ khác. Tất cả các AG và TG đƣợc điều khiển bởi CS.
Bƣớc 2
Trong bƣớc này, tất cả các tổng đài nội hạt LE còn lại sẽ đƣợc thay thế bằng các AG và các tổng đài chuyển tiếp (TE) sẽ đƣợc loại bỏ, các chức năng của TE sẽ đƣợc thực hiện tại CS. Các TG và SG đƣợc triển khai để phối hợp kết nối giữa PBN và mạng PSTN/ISDN của các nhà cung cấp dịch vụ khác. Tất cả các AG và TG đƣợc điều khiển bởi CS.
Giai đoạn 2: Phỏng tạo và mô phỏng PSTN/ISDN
Giai đoạn này sử dụng đồng thời emulation và simulation PSTN/ISDN (xem phần tiếp theo). Điều này cho phép nhà khai thác triển khai đồng thời mạng mới dựa trên NGN R1 cho các dịch vụ mới và mạng cũ sử dụng phỏng tạo dựa trên CS (CS-based emulation). Khi đó cần có sự phối hợp hoạt động giữ mạng dựa trên chuyển mạch kênh và mạng dựa trên NGN R1. Giao thức SIP là một giải pháp để thực hiện việc phối hợp hoạt động này.
Giai đoạn 3: Mô phỏng PSTN/ISDN
Trong giai đoạn này mạng đƣợc chuyển đổi lên kiến trúc mạng lõi NGN R1. Các thuê bao sẽ sử dụng trực tiếp các thiết bị đầu cuối NGN hoặc các thiết bị đầu cuối truyền thống kết nối thông qua NGN-AG để kết nối với mạng. Cấu trúc mạng theo NGN R1 cho phép mạng mới có thể cung cấp, bên cạnh các dịch vụ tƣơng tự nhƣ các dịch vụ đƣợc cung cấp bởi mạng PSTN/ISDN, các dịch vụ NGN khác cho các đầu cuối NGN. Các TG và SG đƣợc triển khai để phối hợp
kết nối giữa mạng NGN với mạng PSTN/ISDN của các nhà cung cấp dịch vụ khác.
Giai đoạn 4: Mạng NGN
Trong giai đoạn cuối cùng này, các khối softswitch trong mạng phỏng tạo hay mô phỏng PSTN/ISDN còn lại sẽ đƣợc bổ sung các tính năng của các CSCF (Call Session Control Function). Cơ sở dữ liệu ngƣời dùng đƣợc tập trung tại các nút HSS (Home Subscriber Server). Chức năng SLF (Subscription Locator Function) cũng đƣợc triển khai để giúp cho việc xác định thông tin thuê bao. Chức năng NASS (Network Attachment Subsystem) cũng cần đuợc bổ sung để có thể quản lý thuê bao xDSL kết nối vào mạng. Khả năng liên vận giữa mạng di động và cố định đƣợc đảm bảo ở mức tối đa. Lộ trình hội tụ bên phần mạng cố định đã hoàn tất.