CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T)

Một phần của tài liệu OFDM VÀ ỨNG DỤNG TRONG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT DVB-T (Trang 28)

2.1 DVB

DVB là cụm viết tắt của “Digital Video Broadcast” (truyền hình số), là một bộ các tiêu chuẩn mở được công nhận quốc tế cho công nghệ truyền hình số. Các tiêu chuẩn DVB được duy trì bởi dự án DVB (DVB Project www.dvb.org), một liên doanh công nghiệp quốc tế có hơn 270 thành viên, được phát hành bởi ETSI (European Telecommunication

Standards Institute), CENELEC (European Committee for Electrotechnical

Standardization) và EBU (European Broadcasting Union).

Sự tương tác giữa các chuẩn phụ (sub-standards) được mô tả trong Digital Video Broadcasting (DVB) - A Guideline for the Use of DVB Specifications and Standards.

Nhiều khía cạnh của DVB mang tính chất khởi đầu, bao gồm các yếu tố của việc mã hóa video và audio theo chuẩn MPEG.

• Vệ tinh: DVB-S, DVB-S2, DVB-SH.

• Cáp: DVB-C, DVB-C2.

• Kỹ thuật số mặt đất (digital terrestrial): DVB-T, DVB-T2. Truyền hình số mặt đất cho di động (handheld): DVB-H, DVB-SH.

• Microwave: sử dụng DTT (DVB-MT), MMDS (DVB-MC), và/hoặc các chuẩn MVDS (DVB-MS).

2.2 DVB-T (Digital Video Broadcast - Terrestrial)[1]

2.2.1 Giới thiệu

DVB-T là chuẩn kỹ thuật được phát triển bởi DVB Project, quy định cấu trúc khung, mã hóa kênh và điều chế tín hiệu cho truyền hình số mặt đất (DTT - Digital Terrestrial

Television). Phiên bản đầu tiên được công bố vào tháng 3 năm 1997, trong 12 năm sau

đó, nó trở thành tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong các hệ thống DTT trên toàn cầu. Nó là một hệ thống linh hoạt, cho phép thiết kế nhiều mạng đáp ứng nhiều dịch vụ đa dạng, như HDTV, SDTV đa kênh, cho phép khả năng thu tín hiệu cố định, di động, trên điện thoại hoặc thậm chí các thiết bị cầm tay khác. Ngoài ra, DVB Project đã tạo thành công các tiêu chuẩn kỹ thuật của DTT thế hệ tiếp theo – chuẩn DVB- T2.

2.2.2 Cách hoạt động

DVB-T giống với các hệ thống truyền tải mặt đất khác ở chỗ sử dụng phương pháp điều chế OFDM. Phương pháp này sử dụng một lượng lớn các sóng mang, có khả năng truyền tải tín hiệu mạnh và ổn định trong cả môi trường truyền dẫn khắc nghiệt.

DVB-T là một hệ thống có tính linh hoạt cao, nhờ vào các đặc điểm kỹ thuật sau:

• Hỗ trợ 3 phương pháp điều chế (QPSK, 16QAM, 64QAM)

• 5 tốc độ FEC (Forward Error Correction) khác nhau

• 4 lựa chọn Guard Interval

• Chọn giữa 2k hoặc 8k sóng mang

• Hoạt động ở các kênh băng thông 6, 7 hoặc 8 Mhz (với video ở 50Hz hoặc 60Hz) Bằng cách kết hợp các thông số trên có thể thiết kế được một mạng DVB-T sao cho phù hiệu yêu cầu của nhà điều hành mạng, cân bằng giữa độ mạnh, ổn định của tín hiệu với dung lượng truyền tải. Các mạng có thể được thiết kế để phục vụ cho nhiều loại dịch vụ:

SDTV, radio, các dịch vụ tương tác, HDTV, và thậm chí có thể phát dữ liệu dạng IP bằng cách sử dụng phương pháp đóng gói đa giao thức.

Tuy ban đầu không phải được thiết kế cho các di động, nhưng hiệu năng của DVB-T chẳng những có thể đáp ứng việc thu nhận trên di động, mà nó còn định hình nền tảng cho một số dịch vụ thương mại. Việc sử dụng bộ thu phân tập với 2 antenna giúp tăng khoảng 5dB khi trong nhà và được mong đợi là sẽ giúp giảm lỗi truyền dữ liệu trong xe hơi khoảng 50%. Hệ thống DVB-H phụ vụ cho mobile TV đã được xây dựng dựa trên hiệu năng đã được chứng minh của DVB-T dành cho di động.

Sử dụng phương pháp điều chế OFDM cùng với khoảng guard interval phù hợp, DVB-T cung cấp một công cụ giá trị cho các nhà điều hành mạng – SFN (Single Frequency

Network). SFN là mạng trong đó một số đầu phát cùng hoạt động ở 1 tần số. Một SFN có

thể bao phủ cả một quốc gia, ví dụ như ở Tây Ban Nha, hoặc cũng có thể được sử dụng để tăng cường độ phủ sóng trong nhà bằng cách sử dụng một “gap-filler” đơn giản. Một khía cạnh kỹ thuật khác của DVB-T cần được đề cập là dung lượng của nó cho việc điều chế phân cấp. Sử dụng kỹ thuật này, 2 luồng dữ liệu hoàn toàn riêng biệt sẽ được điều chế thành một luồng tín hiệu DVB-T duy nhất. Một luồng có độ ưu tiên cao (High

Priority – HP) được gắn vào một luồng có độ ưu tiên thấp (Low Priority – LP). Nhờ vậy,

máy phát có thể hướng đến 2 loại máy nhận khác nhau với 2 loại dịch vụ hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, dịch vụ mobile TV đòi hỏi nhiều điều kiện thu sóng khó khăn sẽ được ưu tiên trong luồng HP, trong khi dịch vụ HDTV sử dụng các antenna cố định sẽ được đặt trong luồng LP.

Một phần của tài liệu OFDM VÀ ỨNG DỤNG TRONG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT DVB-T (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w