232 CT2: Nhiễm chế

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ Nghiên cứu, tuyển chọn vi sinh vật đối kháng vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh cây trồng (Trang 25)

2 CT2: Nhiễm chế

phẩm vi sinh HX

39,87 24,18 19,35

Số liệu bảng 3.45 cho thấy, công thức CT2 có bổ sung chế phẩm HX đã làm tăng năng suất lạc 19,35% so với công thức đối chứng, kết quả này là do công thức thí nghiệm được xử lý chế phẩm vi sinh đối kháng nên số cây lạc bị chết do bệnh héo xanh ít hơn so với lô đối chứng.

Như vậy, kết quả mô hình ngoài đồng ruộng cho th y, chế phẩm vi sinh HX đ làm giảm 89,39% cây lạc bị bệnh héo xanh, năng su t lạc tăng 19,35% so với trồng bình thường như người dân (không có chế phẩm).

Bảng 3.46: Hiệu quả kinh tế của mô hình lạc khi bón chế phẩm vi sinh HX tại Thanh Hóa, vụ Đông Xuân 2014

Đơn vị: 1.000 đồng Công thức thí nghiệm Năng suất (tấn/ha) Chi phí * Tổng chi Tổng thu Lợi nhuận Lợi nhuận so với đối chứng CT1: Đối chứng 20.26 3,638.0 18,738.0 38,494.0 19,756.0 - CT2: Bổ sung chế phẩm HX 24.18 4,938.0 20,038.0 45,942.0 25,904.0 6,168.0

Ghi chú: *: Công phát sinh: công xử lý chế phẩm vi sinh; 3 công/ha; 100.000 đ/công;

Giá bán lạc: 19.000đ/kg; Chi phí lạc giống: 21.000đ/kg x 200 kg/ha = 4.200.000 đ/ha; Chi phí chế phẩm vi sinh: 20.000 đ/kg x 50 kg/ha = 1.000.000 đ/ha; Chi phí phân

Hình 3.34. Mô hình đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh HX trên cây lạc tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa, vụ Đông Xuân 2014

24

khoáng cho lô ĐC và thí nghiệm: (55 kg Urê, 472 kg super lân, 100 kg kali clorua) = (10.000 đ/kg x 55 kg/ha) + (4.000 đ/kg x 472 kg/ha) + (12.000 đ/kg x 100 kg/ha) = 3.638.000; Chi phí vôi: 1000 đ/kg x 400 kg/ha = 400.000; Chi phí thuốc BVTV để phòng chống sâu bệnh: 500.000 đ/ha; Nilông che phủ: 10.000.000 đ/ha.

Số liệu ở bảng 3.46 cho thấy, lãi thuần khi sử dụng chế phẩm HX đã tăng 6,168,000.0 đồng/ha so với lô ĐC, ngoài ra còn có lợi ích từ việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do không sử dụng thuốc hóa học BVTV.

KẾT LUẬN

1. Đã phân lập được 2 chủng vi khuẩn R. solanacearum (LH3 và YH3) từ các mẫu đất và cây có khả năng gây bệnh héo xanh cao trên lạc và ớt, chủng LH3 thuộc biovar 3, chủng YH3 thuộc biovar 1.

2. Tuyển chọn được 2 chủng vi khuẩn B. subtilis ĐKB1 và P. fluorescens

ĐKP1 có khả năng kháng vi khuẩn R. solanacearum (LH3 và YH3) với đường kính vòng ức chế tương ứng là 15 mm và 16 mm và chúng thuộc loại an toàn sinh học.

3. Đã tách chiết được kháng sinh Phenazine từ chủng P. fluorescens ĐKP1 và Iturin A từ chủng B. subtilis ĐKB1, cả 2 chất này đều có khả năng ức chế vi khuẩn R. solanacearm gây bệnh héo xanh lạc và ớt (LH3 và YH3). Và đã xác định được Phenazine, IturinA và siderophore là một trong số những chất tham gia vào quá trình đối kháng vi khuẩn R. solanacearum của P. fluorescens

ĐKP1 và B. subtilis ĐKB1.

4. Xác định được điều kiện nhân sinh khối phù hợp của 2 chủng B. subtilis

ĐKB1 và P. fluorescens ĐKP1 là: pH 7,0; nhiệt độ 30 0C; tốc độ khuấy từ 300 đến 350 vòng/phút; lượng cấp khí là 0,75 lít không khí/lít môi trường/phút; thời gian nhân sinh khối 30 đến 36 giờ tùy thuộc từng chủng vi khuẩn; tỷ lệ giống cấp 2 bổ sung cho nhân sinh khối là 1,0%; môi trường nhân sinh khối là môi trường cải tiến SX3.

5. Xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh HX phòng chống bệnh héo xanh ớt, lạc với chất mang là: than bùn bổ sung 5% rỉ đường và 1% bột vỏ tôm cua.

6. Chế phẩm HX đã làm giảm 89,82% bệnh héo xanh, năng suất tăng 19,62%, lãi thuần tăng 27,300,000.0 đồng/ha so với đối chứng ở mô hình cây

25

ớt. Và giảm 89,39% bệnh héo xanh, năng suất tăng 19,35%, lãi thuần tăng 6,168,000.0 đồng/ha so với đối chứng ở mô hình cây lạc.

KIẾN NGHỊ

Hiệu quả của chế phẩm vi sinh HX trong phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây lạc, ớt đã được thử nghiệm và kết quả rất khả quan, được người sử dụng đánh giá cao. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị chế phẩm vi sinh HX được khảo nghiệm diện rộng và đăng ký là tiến bộ kỹ thuật.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Le Thi Thanh Thuy, Le Nhu Kieu, Tran Quang Minh, Tran Thi Lua (2009), “Research and Application of Antagonistic Bacteria to Control Bacterial Wilt Disease of Groundnut”, Proceedings 2ND INTERNATIONAL MEETING FOR

DEVELOPMENT OF IPM IN ASIA AND AFRICA, 8th – 10th December 2008,

Development of Integrated Pest Management in Asia and Africa, pp.319-330. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Le Nhu Kieu and Le Thi Thanh Thuy (2009), “Preparation and Application of Biofertilizer in Biological Control of Plant Disease”, Proceedings 2ND INTERNATIONAL MEETING FOR DEVELOPMENT OF IPM IN ASIA AND AFRICA, 8th – 10th December 2008, Development of Integrated Pest

Management in Asia and Africa, pp. 305-316.

3. Lê Thị Thanh Thủy, Lê Như Kiểu, Nguyễn Văn Huân, Trần Thị Lụa, Trần Quang Minh (2009), “Nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh héo xanh lạc và vừng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 02(11), 2009, tr. 82-87.

4. Lê Như Kiểu, Lê Thị Thanh Thủy, Trần Quang Minh, Nguyễn Thị Kim Thoa, Trần Thị Lụa, Nguyễn Văn Huân (2009), “Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đối kháng tới bệnh héo xanh và năng suất lạc, vừng trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 02(11),2009, tr. 54-60.

5. Lê Như Kiểu, Trần Quang Minh, Lê Thị Thanh Thủy, Nguyễn Văn Huân (2010), “Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn đối kháng Ralstonia solanacearum

gây bệnh héo xanh lạc và vừng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 48, số 3, 2010, tr. 33-41.

6. Le Thi Thanh Thuy, Le Nhu Kieu (2012), “Selection of mix of strains of potential antagonistic bacteria for control of bacterial wilt of pepper and groundnut”, Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology, Eng.

2012,Vol. 1, No 1, pp. 73-78.

7. Lê Thị Thanh Thủy, Lê Như Kiểu, Nguyễn Phương Nhuệ, Lại Thúy Hiền (2013), “Đặc điểm phân loại và khả năng đối kháng vi khuẩn gây bệnh héo

26

xanh Ralstonia solanacearum của 2 chủng Bacillus ĐKB1 và Pseudomonas

ĐKP1 phân lập từ đất trồng đậu”, Proceeding “Hội nghị khoa học Công nghệ

sinh học toàn quốc 2013”, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tr. 573-577.

8. Lê Thị Thanh Thủy, Lê Như Kiểu (2014), “Sản xuất và đánh giá hiệu quả chế phẩm vi sinh phòng trị bệnh héo xanh lạc tại ng Hòa, Hà Nội”, Hội thảo quốc gia bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 13, NXB nông nghiệp, tr.96- 101.

9. Lê Thị Thanh Thủy, Lê Như Kiểu (2014), “Tiềm năng của việc ứng dụng chế phẩm vi sinh trong phòng chống bệnh héo xanh cây trồng tại miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí NN&PTNT, 11-2014, tr. 113-119.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ Nghiên cứu, tuyển chọn vi sinh vật đối kháng vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh cây trồng (Trang 25)