IV – Sự du nhập của các loài ngoại lai và sự lây lan dịch bệnh A Sự du nhập của các loài ngoại lai.
2 Các biện pháp phòng chống
Do sự du nhập của các loài ngoại lai khó có thể kiểm soát được do chúng di cư một cách tự do như các loài chim, các sinh vật thủy sinh,…Chính vì thế chỉ có thể khắc phục được khi chúng gây ra tác hại mà thôi.Đối với các loài ngoại lai du nhập có thể kiểm soát được như các giống cây trồng, vật nuôi nhập nội,…thì biện pháp tốt nhất chính là kiểm dịch,…
Đối với các loài thú quý hiếm thì có 3nguyên tắc cơ bản về dịch bệnh học được áp dụng rộng rãi:
Thứ nhất, các loài được con người nuôi và động vật sống trong tự nhiên khi sống trong quần thể có mật độ cao sẽ có nguy cơ dễ mắc dịch bệnh hay bị nhiễm kí sinh trùng.
Thứ hai, tác hại gián tiếp do nơi cư trú bị phá hủy làm cho loài dễ mắc các bệnh dịch hơn. Khi các quần thể vật chủ sống tập trung trong mội khu vực nhỏ hơn do nơi sinh sống của chúng bị phá hủy, tại đây chất lượng môi trường nơi cư trú thường bị suy giảm, thức ăn trở nên khan hiếm kém dinh dưỡng, các động vật trở nên yếu hơn và dễ bị mắc bệnh hơn.
Thứ ba, tại rất nhiều khu bảo tồn và vườn thú, các loài tiếp xúc với nhiều loài rất ít khi, thậm trí không bao giờ chúng gặp trong tự nhiên hoang dã cho nên bệnh dịch có thể truyền từ loài này sang loài khác.
KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận “Những tác động ảnh hưởng tới đa dạng sinh học” chúng ta thấy có nhiều yếu tố tác động tới sự đa dạng sinh học. Trong đó cần quan tâm tới sự tuyệt chủng và các nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng, sự du nhập của các loài ngoại lai và sự lây lan dịch bệnh. Qua việc hiểu rõ những tác động tới sự đa dạng sinh học chúng ta có thể áp dụng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và hạn chế sự suy thoái đa dạng sinh học.Cũng qua đó ta thấy được ý nghĩa của đa dạng sinh học đối với sản xuất nông nghiệp.
Trong quá trình làm không tránh khỏi thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý để bài tiểu luận của chúng tôi được hoàn thiện hơn.