Use case 08: Thống kê gía trị AOT

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống Web trực quan hóa, hỗ trợ quản lý và phân tích ảnh viễn thám dựa trên nền tảng mã nguồn mở (Trang 98)

a)Use case 08.01: Thống kê dữ liệu AOT ở vùng giao nhau giữa vùng chọn tìm kiếm cũ với ảnh đang overlay

Tóm tắt:

o Use case này cho phép người sử dụng thống kê giá trị AOT tại vùng chọn tìm kiếm cũ dạng đa giác (không phải dạng quốc gia) giao nhau với ảnh viễn thám đang được overlay.

Input:

o Bản đồ nền hiện tại.

o Người sử dụng chọn chức năng “vùng chọn” → “xem vùng trùng ảnh”.

Output:

o 1 Infowindow chứa các thông tin về diện tích của đa giác, số điểm có giá trị AOT, không có giá trị AOT, min AOT, max AOT,...được hiển thị tại trung tâm của đa giác giao nhau giữa vùng chọn tìm kiếm cũ và ảnh đang được overlay.

Giải thuật:

o Ở đây nếu ảnh đã được overlay thì sẽ biết được đang tương tác với ảnh nào qua ID ảnh lưu trong database. Từ đó lấy tọa độ vùng giao nhau dạng polygon (đã có khi truy vấn tìm kiếm ảnh), gửi lên Web Server qua Ajax và sử dụng Python Script, áp dụng thuật toán Ray Casting để thống kê giá trị AOT của các điểm thuộc đa giác giao nhau. Kết thúc quá trình gửi các chuỗi thống kê được encode dạng JSON trả về Browser và hiển thị trên infowindow qua Google Map API.

b)Use case 08.02: Thống kê dữ liệu AOT ở vùng giao nhau giữa vùng chọn mới với ảnh đang overlay

Tóm tắt:

o Use case này cho phép người sử dụng thống kê giá trị AOT tại một vùng chọn mới dạng đa giác thông qua công cụ polygon hoặc rectangle. Sau khi người sử dụng vẽ xong đa giác này, nếu đa giác có cắt ảnh đang được overlay thì sẽ thống kê giá trị AOT tại vùng giao nhau giữa vùng chọn mới và ảnh. Điều này giúp người sử dụng chủ động hơn trong việc thống kê theo ý muốn thay vì chỉ thống kê ở vùng chọn cũ dùng để tìm kiếm ảnh.

Input:

o Bản đồ nền hiện tại

o Người sử dụng chọn công cụ vẽ đa giác và vẽ lên 1 đa giác trên ảnh viễn thám đang overlay.

Output:

o 1 Infowindow chứa các thông tin về diện tích của đa giác, số điểm có giá trị AOT, không có giá trị AOT, min AOT, max AOT,...được hiển thị tại trung tâm của đa giác vùng chọn mới.

Giải thuật:

o Tương tự với việc vẽ 1 vùng chọn để tìm kiếm ảnh, ở đây nếu ảnh đã được overlay thì sẽ biết được đang tương tác với ảnh nào qua ID ảnh lưu trong database. Từ đó lấy tọa độ vùng chọn mới dạng polygon, gửi lên Web Server qua Ajax và truy vấn PostGIS để lấy ra đa giác giao nhau giữa ảnh hiện tại và vùng chọn mới.

o Tiếp theo là sử dụng Python Script, áp dụng thuật toán Ray Casting để thống kê giá trị AOT của các điểm thuộc đa giác giao nhau. Kết thúc quá trình gửi các chuỗi thống kê được encode dạng JSON trả về Browser và hiển thị trên infowindow qua Google Map API.

c) Use case 08.03: Quản lý ảnh cần thống kê từ danh sách ảnh tìm kiếm

Tóm tắt:

o Use case này cho phép người sử dụng chọn các ảnh viễn thám đã tìm kiếm để thống kê. Người sử dụng sau khi đã chọn 1 số ảnh thì có thể vào phần quản lý này để check vào những ảnh muốn thống kê hoặc bỏ check hoặc xóa những ảnh không muốn thống kê đi.

Input:

o Danh sách các ảnh người dùng chọn để thống kê (chưa lọc bỏ).

Output:

o Danh sách ảnh người dùng muốn thống kê (đã lọc bỏ).

Giải thuật:

o Chọn ảnh để đưa vào danh sách: mỗi ảnh có 1 ô checkbox cho phép người sử dụng check để đưa ảnh đó vào danh sách ảnh thống kê. Nếu người dùng bỏ check ở ô này thì ảnh đó cũng sẽ bị xóa trong danh sách ảnh thống kê.

o Quản lý danh sách để thống kê: 1 bảng HTML với các bản ghi (row) sẽ được thêm, sửa, xóa các dòng dạng dynamic nhờ Javascript DOM cho phép cập nhật các thành phần HTML vào trong bảng. Vì vậy, nếu người dùng thêm 1 dòng hoặc xóa 1 dòng tương ứng với Javascript DOM thêm hoặc xóa 1 thành phần HTML. Như vậy, không cần lưu trữ bảng chọn ảnh để thống kê vào cơ sở dữ liệu mà chỉ cần tương tác trên HTML, sau đó lấy các ID ảnh muốn thống kê (qua ô checkbox của các dòng) để submit sang phần chức năng thống kê giá trị AOT và lập biểu đồ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d)Use case 08.04: Thống kê dữ liệu AOT của các ảnh giao nhau với vùng chọn để lập biểu đồ phân tích

Tóm tắt:

o Use case này có mục đích là thống kê dữ liệu AOT của tất cả các ảnh người dùng đã chọn để thống kê với vùng chọn tìm kiếm cũ (dạng đa giác hoặc quốc gia). Các dữ liệu này sau khi thống kê sẽ được đưa vào tính năng lập biểu đồ phân tích dùng Google Chart API.

Input:

o Bản đồ nền hiện tại có overlay vùng chọn tìm kiếm cũ

o Danh sách các ảnh đã được chọn để thống kê

Output:

o Mảng dữ liệu AOT, mỗi phần tử của mảng là các thông tin về các giá trị AOT, min AOT, max AOT, tổng số giá trị AOT theo từng khoảng,...

Giải thuật:

o Chức năng này giống với use case 08.01 thống kê dữ liệu giao nhau giữa vùng chọn tìm kiếm cũ với 1 ảnh đang overlay. Tuy nhiên ở đây là thống kê lần lượt vùng giao nhau với từng ảnh (đã được chọn để thống kê) và lưu các thông tin thống kê vào mảng Javascript để là đầu vào cho chức năng lập biểu đồ phân tích.

o Riêng với vùng chọn là dạng quốc gia thì phải thống kê tất cả các đa giác thuộc quốc gia nếu có giao nhau với ảnh. Do đa giác có thể có nhiều điểm nên dẫn đến tốc độ thống kê vùng giao nhau giữa ảnh và quốc gia chậm hơn nhiều so với thống kê theo vùng chọn dạng đa giác đơn giản.

e) Thống kê dữ liệu AOT của các ảnh giao nhau với 1 tỉnh thành Việt Nam để lập biểu đồ phân tích

Tóm tắt:

o Use case này cho phép người sử dụng thống kê giá trị AOT tại 1 tỉnh thành Việt Nam dù là mục đích chính là thống kê theo dạng vùng chọn hay theo quốc gia (khác Việt Nam). Chức năng này giúp việc là người sử dụng khi chọn 1 vùng để thống kê nhưng muốn xem thêm về dữ liệu ở Việt Nam nên có thể thống kê và lập biểu đồ riêng, không ảnh hưởng đến tính năng thống kê chính.

Input:

o Bản đồ nền hiện tại có overlay tỉnh thành Việt Nam muốn thống kê.

Output:

o Các thông tin về các giá trị AOT, min AOT, max AOT, tổng số giá trị AOT theo từng khoảng,...của tỉnh thành được thống kê.

Giải thuật:

o Chức năng này giống với use case 08.01 thống kê dữ liệu giao nhau giữa vùng chọn tìm kiếm cũ với 1 ảnh đang overlay. 1 tỉnh thành cũng có thể có dạng multipolygon giống với 1 quốc gia do có các huyện đảo, vì vậy để thống kê được phải dựa trên ID của tỉnh thành và ID của các ảnh được chọn.

o Sau đó truy vấn sự liên hệ giữa các đa giác thuộc tỉnh thành và các ảnh, dữ liệu trả về là dạng multipoygon chứa tập các đa giác giao nhau với ảnh. Cuối cùng thì mới thống kê giá trị AOT trên từng đa giác này và tổng hợp lại kết quả để là đầu vào cho tính năng lập biểu đồ phân tích giá trị AOT của tỉnh thành ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống Web trực quan hóa, hỗ trợ quản lý và phân tích ảnh viễn thám dựa trên nền tảng mã nguồn mở (Trang 98)