Mở bài gián tiếp:

Một phần của tài liệu Giáo án: Rèn Tập làm văn tuần 1 Luyện Tập Văn Tả Cảnh (tiết 1) (Trang 69)

Giới thiệu con vật (con gì), nuôi từ bao giờ, hiện nay ra sao ; hoặc dẫn dắt từ một hoàn cảnh mà em biết hoặc quen thân với con vật,...

b) Thân bài

– Nét nổi bật về hình dáng : cao to hay thấp bé, giống vật gì ? Màu lông, các bộ phận của con vật (đầu mình, chân, đuôi,...) có nét gì đặc biệt ? – Nét nổi bật về tính nết và hoạt động : biểu hiện qua ăn, ngủ, đứng, nằm,... lúc trong chuồng, khi ngoài sân.

– Tính nết và hoạt động của con vật gợi cho em điều gì ?

c) Kết bài

Cảm nghĩ về con vật (vai trò của nó với gia đình, tình cảm của con vật với em).

Dàn ý tham khảo:

a) Mở bài: Mấy tuần nay, nhà em có rất nhiều chuột. Vì vậy, mẹ em đã quyết định sang tuần sau sẽ mua một chú mèo. Sáng chủ nhật, mẹ đèo em ra chợ Bưởi mua một chú mèo tam thể. Em rất thích và đặt tên cho chú là mèo Kít- ty.

b) Thân bài * Hình dáng :

– Thân hình chú thon thả đầy lông.

– Bộ lông chú mịn mượt, có ba màu : đen, vàng, trắng. – Cái đầu chú tròn xoe,

– Đôi mắt màu xanh trông như hai hòn bi ve. – Hai tai hình tam giác tựa củ ấu.

– Cái miệng với hàm răng sắc nhọn cùng bộ ria trắng cước của chú khiến con chuột nào trông thấy cũng phải sợ. – Bốn cái chân xinh xinh, phía dưới có nệm thịt khiến chú ta di chuyển nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất.

– Cái đuôi chú cong cong, ngoe nguẩy. * Hoạt động :

– Kitty nũng nịu, ngoe nguẩy cái đuôi.

– Khi em chơi với chú, chú kêu “meo meo” rồi làm xiếc với trái bóng.

– Nhưng bắt chuột vẫn là sở trường giỏi nhất của chú : ngồi rình, mắt lim dim vờ ngủ,... chuột đi qua, vồ lấy con chuột rồi vờn cho đến chết...

c) Kết bài: Em rất yêu chú mèo Kít-ty. Nhờ có chú mà nhà em đã hết chuột hẳn. Cả nhà em rất yêu quý chú vì sự thông minh, tinh nghịch của chú. Đối với em, đó là một chú mèo rất dễ thương và còn là một thành viên nhỏ trong gia đình.

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu.

RÚT KINH NGHIỆM

... ... ... Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn tuần 31

Luyện Tập Tả Cảnh (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về văn tả cảnh.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành một số bài tập củng cố và nâng cao.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm. 2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

Bài 1. So sánh và phân biệt 2 kiểu kết bài sau:

Về khuya, vầng trăng càng lên cao càng thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng giấc ngủ cho làng em.

Sau mỗi trận mưa, bầu trời như được giội rửa, không khí trở nên trong lành, thoáng đãng. Cây cối xanh tươi hơn, đường phố cũng trở lên sạch sẽ hơn. Em rất yêu những cơn mưa tốt lành như thế.

Tham khảo

- Kết bài tự nhiên.

Bài 2. Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn “Tả cảnh trường em trước buổi học”.

a) Mở bài: ... ... ... ... b) Kết bài ... ... ... ... Tham khảo: a) Mở bài: Trước bảy giờ, cổng trường chỉ lác đác vài bạn học sinh đến sớm vậy mà bây giờ đã bắt đầu ồn ào, náo nhiệt. Em đến trường và hoà mình vào không khí đó. b) Kết bài: Em rất thích đến trường sớm một chút để được nhìn thấy quang cảnh trường trước buổi học. Các bạn học sinh được bố mẹ, người thân đưa đến trường, mặc những bộ quần áo đẹp, vai đeo cặp sách, cười nói vui vẻ,... Tất cả những điều đó, mãi mãi đi vào kí ức tuổi thơ em. Bài 3. Lập dàn ý miêu tả cơn mưa. Bài làm ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Gợi ý -Tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc: + Lúc đầu: nhỏ, thưa thớt ( lẹt đẹt,...lách tách,...)

+Về sau: Mau hơn, to và mạnh hơn (lộp độp,rào rào,nước chảy ồ ồ,...)

- Tả cây cối, con vật bầu trời trong cơn mưa: + cây cối run rẩy, rúm lại trong mưa. + Con vật chạy cuống cuồng tìm chỗ trú mưa. + Người chạy mưa - Cảnh, vật khi mưa ngớt hạt và tạnh hẳn: (Trời rạng dần; chim chóc bay ra hót ríu rít; mặt trời ló ra; người tiếp tục làm việc...)

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ...

...

...

Rèn Tập làm văn tuần 32

Luyện Tập Tả Cảnh (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về văn tả cảnh.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành một số bài tập củng cố và nâng cao.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm. 2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

Bài 1. Cho các kết bài sau, khoanh tròn vào chữ cái trước các kết bài mở rộng:

a. Tôi đứng lặng trước cửa lớp ngắm nhìn vẻ đẹp hiền dịu của ngôi trường trong nắng sớm mùa thu.

b. Tôi dõi theo những con sóng lấp lánh đang đuôi nhau mải miết, lắng nghe tiếng ì oạp của ngọn nước đều đều vỗ nhẹ dưới chân và bất chợt thốt lên: “ Dòng sông chiều nay đẹp quá”.

c. Cơn mưa đã ngớt , nắng đã bừng lên rực rỡ mà hình ảnh cây lá trong vườn hớn hở đón mưa còn in đậm trong tâm trí tôi.

Tham khảo

Bài 2. Viết đoạn văn miêu tả một trong các cảnh sau: cảnh buổi sáng nơi em ở, đồng lúa quê em, con đường từ nhà tới trường, dòng sông, con

suối, hồ nước,... ... ... ... ... ... ... Tham khảo: Đằng đông đã ửng hồng. Sau giấc ngủ no nê, ông mặt trời không còn ngái ngủ, đã bắt tay vào công việc của một ngày. Cả bản làng như được thoa lớp phấn hồng ấm áp. Đầu bản, tiếng loa công cộng bắt đầu vang lên giai điệu của bài hát Inh lả ơi. Trong chốc lát, âm thanh của một ngày mới bắt đầu rộ lên rõ nét hơn với tiếng lợn đòi ăn, tiếng gà mẹ lục tục gọi con, tiếng ăng ẳng của đàn chó con vừa mở mắt, tiếng thì thầm trò chuyện, tiếng gọi nhau í ới,... Cả bản nhộn lên với âm thanh của một ngày mới. Bài 3. Viết đoạn văn miêu tả con quen thuộc đường từ nhà tới trường. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Tham khảo Vào cuối mùa thu, con đường còn rực rỡ một màu hoa điệp vàng óng ả. Những bông hoa xinh xắn ấy đã trở thành những kỷ niệm gắn bó suốt mấy năm học tiểu học của tôi. Tôi nhớ lại mấy năm về trước khi con đường còn chưa được trải bê tông. Những hôm trời mưa, chúng tôi lội ì ọp qua những vũng nước màu đỏ gạch của con đường dải sỏi. Dù cẩn thận nhưng đến lớp đứa nào đứa nấy ít nhiều cũng bị vương vài nốt bẩn trên áo đỏ như son. Lâu ngày bị vương nhiều, áo giặt không sạch được thế là chúng tôi đành phải mặc những bộ đồng phục ố vàng. Nhưng bây giờ thì khác lắm rồi. Con đường đoạn thì được trải nhựa, những đoạn đi qua làng được trải bê tông. Cứ gọi là đi đến cửa lớp, chúng tôi vẫn không bẩn đến gót chân. Đường sạch bong. Những hôm vào mùa gặt đi trên rơm rạ, chỉ cần ngửi mùi rơm tôi đã thấy quê hương sao gần gũi và thân thuộc vô cùng. c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ...

...

...

Rèn Tập làm văn tuần 33

Luyện Tập Tả Người

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về văn tả người.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành một số bài tập củng cố và nâng cao.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm. 2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

Bài 1. Cho các kết bài sau, khoanh tròn vào chữ cái trước các kết bài mở rộng:

a. Em rất kính yêu mẹ, em sẽ ra sức học tập thật tốt để khỏi phụ lòng mong mỏi của mẹ.

b. Em có được cơm no, áo đẹp; được khoẻ mạnh, học hành, vui chơi cùng bạn bè là nhờ mẹ. Suốt đời em ghi nhớ tấm lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu mẹ đã dành cho các con .Em mong muốn lớn lên sẽ làm được nhiều việc có ích giúp mẹ để mẹ bớt vất vả.

c. Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi.

Tham khảo

Bài 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Gió nồm vừa thổi, Dượng Hương Thư nhổ sào. Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sóng lướt băng băng. Dượng Hương Thư ghì chặt đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của Dượng Hương Thư đuối sức chống, cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực tụt xuống quay đầu chạy lại về phía Hoà Phước. Những động tác thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn với dượng Hương Thư đang ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. Cho đến chiều tối, thuyền vượt khỏi thác Cổ Cò.

a) Nhân vật Hương Thư được tả theo trình tự nào?

a. Tả hình dáng – hoạt động.

b. Tả hoạt động – hình dáng

c. Chỉ tả hoạt động.

b) Ghi lại những từ ngữ tả hình dáng dượng Hương Thư: ... c) Ghi lại những từ ngữ tả hoạt động của dượng Hương Thư: ...

Đáp án

a) Khoanh tròn chữ cái b.

b) Những từ ngữ tả hình dáng : pho tượng đồng đúc, hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, các bắp thịt cuồn cuộn, hai, cặp mắt nảy lửa.

c) Những từ ngữ tả hoạt động : thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt, ghì trên ngọn sào, vượt thác, nói năng nhỏ nhẹ.

Bài 3. Phân biệt hai kiểu mở bài sau:

a. Kiều phương là tên mẹ đặt cho cô em gái nhỏ của tôi. Nhưng cả nhà tôi lại gọi nó bằng một cái tên dễ mến là Mèo. Chả là nó mải mê vẽ tranh lắm lắm nên mặt mũi lúc nào cũng lem luốc trông ngộ nghĩnh như một chú mèo con. Tôi yêu em Kiều Phương lắm! Những nghĩ lại mà thấy thật buồn vì có lần tôi đã cư xử không tốt với Phương.

b. Một người luôn yêu thương em, luôn che chở cho em trong từng bước đi mà đồng thời em cũng kính trọng nhất. Đó chính là nội của em.

Đáp án

a. Kiểu mở bài gián tiếp.

b. Kiểu mở bài trực tiếp.

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu.

RÚT KINH NGHIỆM

... ... ...

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn tuần 34

Luyện Tập Tổng Hợp (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về các thể loại văn đã học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành một số bài tập củng cố và nâng cao.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

Một phần của tài liệu Giáo án: Rèn Tập làm văn tuần 1 Luyện Tập Văn Tả Cảnh (tiết 1) (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w