NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn Thi)

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi môn ngữ văn (Trang 132)

Câu 1: Nêu ý nghĩa nhan đề “Những đứa con trong gia đình” vàchủ đề của thiên truyện ngắn này của Nguyễn Thi.

a. Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề “Những đứa con trong gia đình” không chỉ có giá trị thông báo về vị trí thế hệ của hai nhân vật chính Việt và Chiến mà còn gợi nhiều ý nghĩa:

- Đó là những con người được nuôi dưỡng và trưởng thành trong gia đình có nhiều truyền thống tốt đẹp,đáng tự hào.

- Họ là những con người đã tiếp nối xứng đáng truyền thống CM của gia đình. - Khẳng định,ngợi ca mối lien kết bền chặt,thiêng liêng giữa các thế hệ trong gia đình,giữa con người với gia đình.Giữa gia đình và XH,đất nước.

b. Chủ đề: qua hồi ức của Việt khi bị thương về những thành viên trong gia

đình,tác giả ca ngợi tinh thần yêu nước,truyền thống CM của một gia đình cũng là của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

Câu 2: Cuối đoạn trích “Những đứa con trong gia đình” là những hình ảnh nào? Ý nghĩa?

a. Hình ảnh cuối đoạn trích: “Chị Chiến đứng ra giữa sân,kéo cái khăn trên cổ xuống,cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng,rồi dang cả than người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên.Việt ghé vào một đầu.Nào,đưa má sang ở tạm bên nhà chú,chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má,đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về.Việt khiêng trước.Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau.Nghe tiếng chân chị,Việt thấy thương chị lạ.Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế.Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được,vì nó đang đè nặng ở trên vai.”

b. Ý nghĩa:

- Thể hiện sự đảm đang,tháo vát,biết chăm lo việc gia đình của Việt và Chiến.Cho thấy hai chị em đã trưởng thành và có thể gánh vác mọi trọng trách của gia đình và XH.

- Tình cảm của Việt dành cho chị: Việt thấy thương chị.Chứng tỏ Việt tuy ngộc nghệch,vô tư nhưng có tình cảm gia đình sâu sắc.

- Lòng căm thù giặc của hai chị em và nỗi đau thương mất mát của gia đình “Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được vì nó đang đè nặng ở trên vai”.

- Có yếu tố tâm linh tạo nên tình cảm thiêng liêng,cảm động.

Câu 3: Câu hò của chú Năm được Việt cảm nhận như thế nào? Ýnghĩa câu hò của chú Năm?

a. Câu hò của chú Năm được Việt cảm nhận: “giọng hò đã đục và tức như gà gáy”. “Không phải giọng hò trong trẻo đêm bay ra hai bên bờ sông,rồi dội lại trên cái ghe heo chèo mướn của chú.Câu hò nổi lên giữa ban ngày,bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang,rồi kéo dài,từng tiếng một vỡ ra,nhắn nhủ,tha

thiết,cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội.” b. Ý nghĩa câu hò của chú Năm:

- Chú Năm đã lớn tuổi,giọng hò không hay.Nhưng chú rất hay hò.Việc hò này như một nét đẹp văn hóa của người dân Nam Bộ khi muốn gửi gắm tâm sự. Mỗi khi chú Năm hò,hay đặt tay lên vai Việt,mắt nhìn thẳng vào mắt Việt.

- Câu hò ấy là những châm ngôn kết tinh của cả một đời từng trải sông nước,lăn lộn với ruộng vườn.Nó cũng chứa đựng trong đó những giá trị đạo lí,tình

nghĩa,thủy chung.Từng câu hò đã thấm vào tâm hồn hai chị em Chiến và Việt,là giá trị tinh thần hun đúc tình yêu gia đình,yêu quê hương đất nước cho hai chị em,đồng thời cũng là nguồn cổ vũ hai chị em trong chiến đấu.

XV) CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)Đề 1: Hoàn cảnh sáng tác và chủ đề “Chiếc thuyền ngoài xa”

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi môn ngữ văn (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w