BÀN LUẬN VỀ NỘI DUNG HOÀN THIỆN BCTC KHU VỰC

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công việt nanm (Trang 25)

6. Kết cấu của luận án

4.3BÀN LUẬN VỀ NỘI DUNG HOÀN THIỆN BCTC KHU VỰC

4.3.1 Quan điểm hoàn thiện: Các quan điểm để xác lập và hoàn thiện BCTC khu vực công bao gồm:

1. Phù hợp với môi trường pháp lý, môi trường văn hóa, môi trường chính trị, môi trường giáo dục, nghề nghiệp, môi trường kinh tế của đơn vị thuộc khu vực công đặc biệt là các đơn vị HCSN.

2. Nâng cao tính hữu ích của thông tin cung cấp cho các đối tượng có liên quan đến đơn vị công nói chung và đơn vị HCSN nói riêng.

3. Tiếp cận và từng bước hòa hợp với thông lệ kế toán quốc tế về khu vực công.

4.3.2 Định hướng hoàn thiện

1. Để BCTC cung cấp thông tin hữu ích cần phân biệt, chia tách BCTC thành BCTC cho mục đích chung và BCTC cho mục đích đăc biệt.

2. Vận dụng IPSASs trên cơ sở dồn tích để hoàn thiện BCTC khu vực công Việt Nam nhằm đảm bảo BCTC cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định và đánh giá trách nhiệm giải trình.

18

4.3.3 Bàn luận về giải pháp hoàn thiện 4.3.3.1 Giải pháp nền 4.3.3.1 Giải pháp nền

Các giải pháp nền được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến việc cải cách kế toán khu vực công sang cơ sở dồn tích.

1. Chuyển đổi cơ sở kế toán: Áp dụng cơ sở kế toán dồn tích cho khu vực công

2. Giải pháp hoàn thiện vấn đề thuộc về môi trường chính trị

a. Tăng cường giám sát của các cơ quan thực hiện nhiệm vụ giám sát tài chính công.

b. Tăng tính dân chủ và sự cạnh tranh chính trị theo định hướng XHCN. c. Tăng cường sự hỗ trợ chính trị của cơ quan hành pháp và lập pháp

3. Giải pháp hoàn thiện các vấn đề thuộc môi trường quốc tế

Việt Nam cần phải tích cực tranh thủ sự tài trợ của quốc tế cả về tài chính lẫn chuyên môn. Việt Nam là nước đi sau trong công cuộc cải kế toán khu vực công do đó Việt Nam chỉ cần sự hỗ trợ của quốc tế, đặc biệt là sự hỗ trợ về chuyên môn của các tổ chức kế toán quốc tế và sự hỗ trợ về chuyên môn và kinh nghiệm của các quốc gia đã thực hiện BCTC trên cơ sở dồn tích thành công để việc cải cách kế toán khu vực công hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất.

4. Giải pháp hoàn thiện các vấn đề thuộc môi trường kinh tế

Chính phủ cần hoạch định và tính toán nguồn kinh phí thực hiện việc cải cách kế toán khu vực công một cách rõ ràng, lâu dài. Nguồn tài chính để thực hiện dự án không ổn định, không đủ sẽ ảnh hưởng đến sự liên tục của dự án cải cách kế toán khu vực công và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cuộc cải cách kế toán.

5. Giải pháp hoàn thiện các vấn đề thuộc về môi trường pháp lý

a. Hoàn thiện luật ngân sách và các văn bản liên quan

b. Xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán khu vực công cho Việt Nam hoặc sử dụng tạm thời IPSASs có điều chỉnh cho Việt Nam.

c. Phát triển hội nghề nghiệp và thành lập hội đồng biên soạn chuẩn mực kế toán khu vực công và cơ quan biên soạn chế độ kế toán khu vực công độc lập, khách quan.

d. Xác định một cách rõ ràng mục tiêu của BCTC khu vực công

e. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát nội bộ và cơ chế kiểm soát chất lượng BCTC tại các đơn vị công

19

f. Hoàn thiện các qui định công bố công khai BCTC khu vực công

6. Hoàn thiện các vấn đề thuộc về môi trường giáo dục, nghề nghiệp.

a. Nâng cao trình độ chuyên môn của nhân sự làm kế toán khu vực công và tăng cường chính sách đào tạo, tuyển dụng nhân sự chất lượng cao về chuyên môn. b. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán khu vực công c. Tuyên truyền, phổ biến chính sách cải cách kế toán khu vực công đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội

7. Giải pháp hoàn thiện các vấn đề thuộc về môi trường văn hóa

a. Hạn chế và loại bỏ chủ nghĩa cá nhân và sự tham nhũng

b. Xây dựng văn hóa tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, nghiêm túc trong việc thực thi các chuẩn mực, các qui định kế toán của người làm kế toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Loại bỏ văn hóa quan liêu, tâm lý ngại sự đổi mới của quan chức, các nhà lãnh đạo, điều hành ban hành chính sách kế toán khu vực công và lãnh đạo, điều hành các đơn vị thuộc khu vực công.

4.3.3.2 Các giải pháp cụ thể để hoàn thiện BCTC khu vực công. 1. Thiết lập BCTC cho mục đích chung 1. Thiết lập BCTC cho mục đích chung

Để phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế và phù hợp với điều kiện Việt Nam. BCTC cho mục đích chung của khu vực công tại Việt Nam nói chung và BCTC cho mục đích chung của đơn vị HCSN nói riêng sẽ bao gồm 4 báo cáo: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.

2. Thiết lập nội dung bảng cân đối kế toán (Báo cáo tình hình tài chính)

Bảng cân đối kế toán gồm các cột khoản mục, thuyết minh, số đầu năm, số cuối kỳ. Cột thuyết minh dùng để tham chiếu nội dung chi tiết của các chi tiêu trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Cột sồ đầu năm và số cuối kỳ trình bày số liệu của các khoản mục qua ít nhất 02 kỳ để người sử dụng thông tin có thể so sánh được. Cột khoản mục gồm các nội dung sau:

- Tài Sản: Được chia thành:

+ Tài sản ngắn hạn bao gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác.

+ Tài sản dài hạn bao gồm: Các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác.

20

- Nguồn vốn: Được chia thành:

+ Nợ phải trả: Trong nợ phải trả cần phân thành 2 nhóm là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

+ Tài sản thuần (Vốn chủ sở hữu) bao gồm các khoản mục: Vốn đóng góp bởi các đơn vị chính phủ, các quỹ được hình thành từ thặng dư thuần, các quỹ được Nhà nước hoặc các tổ chức, đơn vị công khác cấp không hoàn lại, thặng dư hoặc thâm hụt thuần lũy kế v.v...

3. Thiết lập nội dung báo cáo kết quả hoạt động

Ngoài các thông tin tiêu đề, báo cáo kết quả hoạt động bao gồm các cột: Chỉ tiêu, thuyết minh, kỳ này, kỳ trước. Trong đó cột kỳ này và cột kỳ trước mỗi cột được chia ra thành các hoạt động chính của đơn vị và tổng cộng các hoạt động của đơn vị. Ví dụ hoạt động sự nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh. Cột thuyết minh dùng để tham chiếu nội dung chi tiết của các chi tiêu trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Cột kỳ này, kỳ trước trình bày số liệu của các chỉ tiêu qua ít nhất 02 kỳ kế toán gần nhất để người sử dụng có thông tin so sánh. Bên cạnh đó đơn vị cần tách bạch doanh thu, chi phí cho từng hoạt động thuộc kỳ này, kỳ trước để trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động. Trong trường hợp các khoản chi chung cho nhiều hoạt động đơn vị cần xây dựng tiêu chí phân bổ chi phí cho từng hoạt động một cách phù hợp. Cột chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động phải bao gồm các thông tin sau:

- Thặng dư hoặc thâm hụt từ hoạt động thông thường; thặng dư hoặc thâm hụt từ hoạt động khác; Thặng dư hoặc thâm hụt thuần trong kỳ.

- Thặng dự hoặc thâm hụt từ hoạt động thông thường = Các khoản thu từ hoạt động thông thường – Các khoản chi cho hoạt động thông thường.

- Thặng dư hoặc thâm hụt từ hoạt động khác = Thu do bán TSCĐ – Chi bán TSCĐ + Thu do hoạt động khác – Chi cho hoạt động khác.

- Thặng dư hoặc thâm hụt thuần trong kỳ = Thặng dư hoặc thâm hụt từ hoạt động thông thường + thặng dư hoặc thâm hụt từ hoạt động khác

4. Thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Đơn vị phải trình bày các luồng tiền trong kỳ trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 3 hoạt động: Hoạt động thông thường (ví dụ hoạt động sự nghiệp và sản xuất xuất kinh doanh), hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

21

Dòng tiền từ hoạt động thông thường

Các dòng tiền thu vào từ hoạt động thông thường của đơn vị thường bao gồm: Khoản tiền thu từ thuế, phí, tiền phạt; Khoản tiền thu từ việc bán các hoàng hóa và dịch vụ của đơn vị; Các khoản tiền thu từ tài trợ hoặc chuyển giao và quốc hữu hóa hoặc sung công khác do chính phủ hoặc các đơn vị khu vực công khác thực hiện; Khoản tiền thu từ bản quyền, phí và lệ phí, hoa hồng và các khoản thu khác liên quan đến hoạt động chính của đơn vị. Các dòng tiền chi ra từ hoạt động thông thường của đơn vị thường bao gồm: Các khoản thanh toán bằng tiền cho các đơn vị khu vực công khác để tài trợ cho các hoạt động của chúng (không bao gồm những khoản cho vay); Các khỏan thanh toán bằng tiền cho nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ; Các khoản thanh toán bằng tiền cho người lao động hay thay cho người lao động; Các khoản thu và các khoản thanh toán bằng tiền của đơn vị bảo hiểm về hoa hồng và phí bảo hiểm, những khoản chi hàng năm và những chính sách lợi ích khác v.v…

Hoạt động đầu tư

Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư, gồm: Tiền chi ra để mua tài sản, máy móc thiết bị, các tài sản vô hình và các tài sản dài hạn khác. Những khoản thanh toán này bao gồm những khoản liên quan đến chi phí phát triển được vốn hóa và các tài sản tự xây dựng, máy móc và thiết bị; Tiền thu từ việc bán tài sản, máy móc và thiết bị, các tài sản vô hình và các tài sản dài hạn khác; Tiền chỉ để có được vốn chủ sở hữu và các công cụ nợ của các đơn vị khác và các khoản lợi ích ở các liên doanh (ngoại trừ các khoản thanh toán cho những công cụ đó được xem xét như là các khoản tương đương tiền hoặc chúng được nắm giữ để kinh doanh), Tiền thu từ việc bán tài sản hoặc các công cụ nợ của các đơn vị khác và các lợi ích trong liên doanh (ngoại trù các khoản thu từ các công cụ này được xem như là các khoản tương đương tiền và chúng được nắm giữ để kinh doanh); Các khoản tiền ứng trước và những tiền cho vay đối với các bên khác (ngoại trừ những khoản ứng trước và các khoản tiền cho vay đối với tổ chức tài chính công); Tiền thu từ khoản trả lại khoản tiền ứng trước và các khoản cho vay đối với các bên khác (ngoại trừ các khoản ứnh trước và các khoản cho vay của 1 tổ chức tài chính công); Tiền chi cho các hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng lựa chọn và hợp đồng hoán đổi trừ khi những hợp đồng này nắm giữ vì mục đích kinh doanh hoặc các khoản chi được phân

22

loại như các hoạt động tài chính; Các khoản thu bằng tiền từ các hợp đồng những kỳ hạn, những hợp đồng lựa chọn và các hợp đồng hoán đổi trừ khi những hợp đồng này được nắm giữ vì mục đích kinh doanh hoặc những khoản thu được phân loại như các hoạt động tài chính

Hoạt động tài chính

Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tài chính thường bao gồm: Tiền nhận được từ các khoản vay, tài trợ không hoàn lại, cấp vốn, kinh phí của chính phủ hoặc đơn vị công khác, tiền chi cho các hoạt động trả gốc nợ vay hoặc hoàn trả, điều chuyển vốn theo lệnh của đơn vị cấp trên v.v…Đơn vị phải trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ các chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ hiện giữ để đối chiếu số liệu với các khoản mục tương ứng trên Bảng cân đối kế toán. Đơn vị phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền lớn do đơn vị nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà đơn vị phải thực hiện.

5. Hoàn thiện bảng thuyết minh báo cáo tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng thuyết minh báo cáo tà chính phải trình bày được các thông tin sau đây: Đặc điểm của đơn vị như các thông tin về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm hoạt động, trụ sở và hình thức pháp lý, phạm vị hoạt động của đơn vị, tính chất các hoạt động của đơn vị, cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động của đơn vị, tên đơn vị kiểm soát; Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng; Chuẩn mực kế toán (nếu có), Chế độ kế toán và cơ sở kế toán áp dụng; Các chính sách, phương pháp và nguyên tắc kế toán sử dụng; Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trên báo cáo tình hình tài chính. Trong đó bắt buộc phải có giải trình thông tin về sự biến động tài sản thuần; Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động; Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền; Thông tin bổ sung khác như các cam kết, sự kiện tiềm tàng, các thông tin về tài chính khác, các thông tin phi tài chính (nếu có) v.v…

23

CHƯƠNG 5:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu các công tình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Tác giả xác định việc nghiên cứu hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công để cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng là cần thiết cho Việt Nam. Thông qua việc kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng tác giả xác định BCTC phải hướng đến mục đích giải trình trách nhiệm và ra quyết định, muốn vậy thì cần tách BCTC khu vực công thành BCTC cho mục đích chung và BCTC cho mục đích đặc biệt. BCTC cho mục đích chung khu vực công bao gồm 4 báo cáo: Báo cáo tình hình tài chính, báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh BCTC. Việt Nam cần tác động vào các nhân tố thuộc về môi trường chính trị, môi trường pháp lý, môi trường giáo dục, môi trường quốc tế, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa để tạo điều kiện cho việc lập và trình bày BCTC khu vực công phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế và tăng cường tính hữu ích của thông tin trên BCTC.

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1 Kiến nghị với Quốc Hội

Quốc hội cần đôn đốc, quản lý, kiểm soát việc cải cách kế toán khu vực công để có thể cung cấp thông tin đầu ra hữu ích. Đồng thời lập hội đồng biên soạn chuẩn mực, chế độ kế toán khu vực công, chỉnh sửa luật ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó Quốc Hội cần tăng cường mạnh mẽ hơn nữa vai trò kiểm soát của Quốc hội.

5.2.2 Kiến nghị với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước

Tuyên truyền, thúc giục, vận động các cơ quan quản lý nhà nước khác phối hợp để xây dựng qui chế quản lý chi tiêu công hợp lý và xây dựng chế độ kế toán công cung cấp thông tin minh bạch phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế. Tăng cường kiểm soát trong như kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ đối với các đơn vị công. Tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn quản lý tài chính công, kế toán công cho đội ngũ chuyên gia, chuyên viên của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến quản lý tài chính công. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán đồng bộ, nâng cấp đường truyền thông tin để đảm bảo tất cả các thông tin kế

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công việt nanm (Trang 25)