Gợi y về giải pháp

Một phần của tài liệu Thâm hụt tài khoản vãng lai Nguyên nhân và giải pháp.pdf (Trang 26 - 28)

IV. Nguyên nhân và giải pháp đối với thâm hụt tài khoản vãng lai

4.4. Gợi y về giải pháp

Trong báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, ngày 31/5/2008, ngoài việc nhận định rằng vấn đề nhập siêu của năm 2008 là “ngoài nguyên nhân do giá nhập khẩu tăng, nhiều mặt hàng nhập khẩu với số lượng lớn31” và đề ra các giải pháp của Chính phủđể hạn chế nhập siêu bao gồm những điểm sau:

1. Đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, trong đó cố

gắng đẩy mạnh tăng trưởng XK đạt 26% (so với kế hoạch là 20-22%). 2. Chính sách tài chính và tiền tệ làm giảm cầu trong một số lĩnh vực 3. Sử dụng thuế (XNK), hàng rào kỹ thuật để hạn chế NK những mặt hàng

không thiết yếu

4. Sản xuất và sử dụng những mặt hàng thay thế NK 5. Chống thất thoát, triệt để tiết kiệm

Trong số các biện pháp mà Chính phủ đưa ra, có những biện pháp liên quan tới việc sử

dụng các công cụ của chính sách thương mại như sử dụng thuế quan (biện pháp 1), hàng rào phi quan thuế (biện pháp 3), đồng thời tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu (biện pháp 1).

Đây là những biện pháp vẫn hay được đề cập tới. Tuy nhiên tính hiệu quả của những biện pháp này là khá khó xác định. Vấn đề nằm ở chỗ có sự mất cân đối giữa tăng trưởng nhu cầu của Việt Nam (nhu cầu nhập khẩu hàng ngoại) với tăng trưởng nhu cầu của các nước khác (nhu cầu nhập khẩu của các nước đối với hàng VN). Nhu cầu của các nước khác đối với hàng VN có thể tăng tới 26% như chỉ tiêu đề ra, nhưng nhu cầu NK của VN lại tăng tới 277%,32 sự mất cân đối này làm cho các biện pháp hạn chế NK bằng chính sách thương mại như thuế quan và phi thuế quan chỉ có tác dụng hạn chế.

Qua phân tích ở phần trên, ta có thể thấy Chính phủ nên bổ sung thêm một số biện pháp nữa, nhằm trực tiếp tác động tới nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai. Các biện pháp

đó là:

4.4.1 Các biện pháp ngắn hạn:

1. Giảm thâm hụt thương mại thông qua hạn chế nhu cầu đầu tư và tiêu dùng:

+ Tăng lãi suất

+ Thắt chặt tín dụng

2. Giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công: + Cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu công

+ Ngừng ngắn hạn các khoản đầu tư công (áp dụng trên cơ sở thận trọng) + Kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước 3. Tìm kiếm thêm các dòng vốn khả dĩ bù đắp trong ngắn hạn:

+ Tăng cường ODA

+ Đẩy mạnh thu hút FDI (trên cơ sở thận trọng nhằm tránh nguy cơ tiếp nhận FDI chất lượng kém để lại tác động tiêu cực dài hạn), đồng thời cải thiện tốc độ giải ngân thực hiện các dự án đã cấp phép.

+ Tạo thuận lợi thu hút kiều hối

+ Hợp tác chặt chẽ với các định chế tài chính quốc tế truyền thống : IMF, WB + Kêu gọi, xây dựng, triển khai Quỹ dự phòng bình ổn trong ASEAN – Đông Á (các nước cũng rất e ngại tác động dây chuyền từđổ vỡ của bất kỳ thành viên nào trong khu vực)

4. Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái + Tiếp tục thắt chặt tiền tệ

+ Cho phép đồng Việt Nam được biến động linh hoạt hơn.

4.4.2 Các biện pháp dài hạn

1. Tăng hiệu quảđầu tư của cả khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh lẫn DNNN. Cải thiện chỉ số ICOR.

2. Xây dựng sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp

3. Giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công: Đặt mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách thành chiến lược dài hạn

Một phần của tài liệu Thâm hụt tài khoản vãng lai Nguyên nhân và giải pháp.pdf (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)