Dự báo về xu hướng phát triển của thị trường may mặc Việt Nam giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của thay đổi thuế quan và tiêu chuẩn chất lượng hàng nhập đối với nhập khẩu nguyên liệu của Tổng công ty May 10.DOC (Trang 46)

- Rất tốt Tốt

4.2.1 Dự báo về xu hướng phát triển của thị trường may mặc Việt Nam giai đoạn 2011-

4.2.1 Dự báo về xu hướng phát triển của thị trường may mặc Việt Nam giaiđoạn 2011-2015 đoạn 2011-2015

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng hàng may mặc Việt Nam mạnh, là một trong những nước xuất khẩu hàng may mặc lớn của thế giới. Từ nay đến năm 2020 Việt Nam cố gắng tăng tỉ lệ gia công FOB lên đồng thời tăng doanh thu cho xuất khẩu thông qua hình thức mua đứt bán đoạn. Tuy nhiên, ngành may mặc Việt Nam nằm trong xu thế quốc tế hoá hàng hoá, sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển ngày càng quyết liệt trên các phương diện. Điều đó đặt doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những thử thách khắc nghiệt về cắt giảm thuế quan, yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm…

Tính đến hết quý I/2011, ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu đạt kim ngạch 2,8 tỉ USD (tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước), dẫn đầu trong các ngành hiện nay. Theo dự báo của Hiệp hội Dệt may VN, năm 2011 kim ngạch xuất khẩu của ngành này có thể đạt khoảng 13 tỉ USD (tăng 15 - 16% so với năm 2010).

Trong 10 tháng năm 2010, tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may vẫn duy trì ở mức cao, hầu hết các thị trường chủ lực đều có mức tăng trưởng từ 5-20%, như EU từ tháng Chín và tháng Mười đều tăng trưởng trên 7%; Nhật Bản tăng 14,7% và Nga tăng

trên 5%...

Hoa Kỳ vẫn là thị trường tiêu thụ mạnh nhất, chiếm khoảng 50% xuất khẩu dệt may của Việt Nam và tháng Mười cũng tăng trưởng trên 20%. Trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng cao kéo theo chi phí sản xuất tăng theo, nhưng bốn tháng liền xuất khẩu dệt may đều đạt trên 1 tỷ USD. Hiện các doanh nghiệp dệt may đều có đơn hàng đến hết năm, thậm chí đến hết quí I năm 2011. Bên cạnh đó, do tác động của Hiệp định tự do thương mại giữa Hàn Quốc và ASEAN nên xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hàn Quốc đã có mức tăng ấn tượng, trên 80%. Đây là thành công trong đàm phán của Việt Nam với Hàn Quốc, khâu cắt và may được hưởng thuế ưu đãi.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp dệt của Italy đang muốn chuyển dịch sang Việt Nam đầu tư trong lĩnh vực dệt, nhuộm, là thời cơ lớn cho các doanh nghiệp của Việt

Nam phát triển thị trường xuất khẩu trong thời gian tới. Tuy nhiên, xu thế dồn đơn hàng giá rẻ từ Trung Quốc sang Việt Nam, dù đem lại nhiều đơn hàng hơn nhưng cũng là những thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Bởi việc chuyển dịch đơn hàng này xuất phát từ việc chi phí lao động tăng cao, kèm theo những hạn chế về tiêu thụ điện năng trong các nhà máy cỡ nhỏ đã khiến các doanh nghiệp của Trung Quốc chuyển dịch đơn hàng giá rẻ sang Việt Nam. Trong khi đó, mức chi phí lao động của Việt Nam cũng đang tăng lên rất cao, từ mức bình quân 2 triệu đồng năm 2009 thì sang 2010 các doanh nghiệp phải trả lương từ 3-3,5 triệu đồng mới giữ chân được người lao động.Cho nên cần lưu ý khi tiếp nhận các đơn hàng giá rẻ vì về lâu dài Việt Nam không thể sản xuất hàng giá rẻ được.

Với mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt trên 19 tỷ USD; năm 2020 từ 25-27 tỷ USD, Hiệp hội dệt may Việt Nam cũng cho biết, ngành đang tích cực triển khai phát triển các chương trình lớn là sản xuất 1 tỷ mét vải xuất khẩu, phát triển cây bông và cây có sợi để tăng cường tỷ lệ nội địa hóa, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành..

Trước mắt các doanh nghiệp may mặc Việt Nam cần giữ được các hợp đồng gia công lớn với các nhà nhập khẩu nhằm tranh thủ về máy móc kỹ thuật hiện đại, học hỏi mẫu mã mặt khác tận dụng nguồn nguyên liệu chất lượng cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa việc chiếm lĩnh thị trường nội địa với lợi thế sân nhà, tập trung nâng cao giá trị gia tăng của hàng hoá. Để đạt được điều đó Việt Nam cần chủ động trong các phương thức tiếp thị để thu hút được các hợp đồng có giá trị gia tăng cao hơn.

Trong thời gian thị trường may mặc Việt Nam bước sang thế kỷ XXI với những yêu cầu khác của thị trường nước ngoài, thị trường trong nước. Đặt ra cho ngành may mặc những vấn đề cần phải được giải quyết tốt, xoay quanh các vấn đề cụ thể như:

 Trình độ khoa học và công nghệ.

 Vốn đầu tư và qui hoạch phát triển hợp lý  Chất lượng và nguồn nguyên liệu

 Sự đồng bộ tiên tiến và hiệu quả của hệ thống

Giải quyết tốt những vấn đề trên, đặc biệt là về nguồn nguyên liệu, ngành Dệt - May sẽ tạo ra các cơ hội để vươn lên vững chắc trong điều kiện mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của thay đổi thuế quan và tiêu chuẩn chất lượng hàng nhập đối với nhập khẩu nguyên liệu của Tổng công ty May 10.DOC (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w