Hướng giải quyết cho vấn đề ngập úng

Một phần của tài liệu Đồ Án Quản lý tài nguyên nước đô thị thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28)

Đối với ngập úng do mưa: Mưa là yếu tố khách quan, con người không thể chống mưa được. Tuy nhiên, để giảm mức độ ngập do mưa sinh ra thì cần phải có những nghiên cứu thật cụ thể để hiểu rõ hơn tính chất, đặc điểm của mưa (mưa xảy ra khi nào, cường độ bao nhiêu, trong thời gian bao lâu,...) để từ đó thiết kế các công trình tương ứng,... và đây là vấn đề cần được thực hiện nghiên cứu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý trong việc tìm ra lời giải phù hợp, có được sự đồng thuận cao về mặt khoa học. Một số giải pháp chung như chôn mưa (bằng cách khoan các hệ thống ống ngầm vào sâu trong đất để chôn nước), trữ mưa (trữ mưa từ các mái nhà, sân,…để tiêu sau), xây dựng hồ điều hòa (trữ mưa ở những vùng có diện tích lớn,…) đã được đề xuất. Các vấn đề cụ thể liên quan như ở đâu, quy mô ra sao, giải quyết vấn đề ở mức độ nào, lúc nào thì có thể thực hiện được,… thì cần phải được nghiên cứu một cách đầy đủ, cụ thể hơn…

Đối với ngập úng do cao độ: Theo nguyên lý chung, những nơi thấp (kể cả cục bộ và diện rộng) nước tập trung đến làm cho khu vực đó bị úng ngập. Nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề này là tìm cách thoát lượng nước ngập úng đó đến nơi có thể chứa được hoặc là tìm mọi cách ngăn chặn không cho lượng nước ngoại lai chảy đến. Giải pháp chung cho vấn đề này thì có thể là tiêu bằng trọng lực (tức là tìm cách, tìm đường thoát cho lượng nước úng ngập tự chảy đến vùng thấp hơn), hoặc bằng động lực tức là dùng bơm để đưa lượng nước đó ra khỏi vùng cần thoát ngập, hoặc là bằng hệ thống đê kè cần thiết ngăn chặn không cho lượng được đó đến được nơi nó có thể đến, hoặc là kết hợp của nhiều phương pháp nói trên. Tuy nhiên, các vấn đề cụ thể như ở khu vực nào, quy mô như thế nào,… thì cần phải có những tổng hợp đánh giá, nghiên cứu cụ thể.

Ngập úng do ảnh hưởng triều: Giải pháp ngăn triều truyền thống là xây dựng các hệ thống cống, đê, trạm bơm hoặc kết hợp cả hai vừa cống vừa đê để ngăn đỉnh triều... Bên cạnh đó,

nghiên cứu lợi dụng chân triều để tiêu nước là một trong những giải pháp cần được ưu tiên xem xét.

Ngập úng do lũ: TP.HCM nằm ở hạ lưu chịu tác động trực tiếp của lũ từ các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn. Ngoài biện pháp lên đê, xây cống để ngăn nước lũ không cho ảnh hưởng đến vùng tiêu, thì việc phối hợp với các cơ quan quản lý hệ thống các công trình hồ chứa lớn ở thượng lưu nhằm làm giảm đến mức thấp nhất lượng nước lũ xả trong các thời kỳ mưa lớn, triều cường là vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn.

Đối với hệ thống cống kênh tiêu cũ cần cải tạo lại bằng cách nạo vét, làm cửa ngăn triều kết hợp đê bao ở những nơi cần thiết. Ngăn chặn một cách triệt để việc san lấp sông kênh không theo quy hoạch, buộc tái lập hiện trạng các kênh tiêu đã bị san lấp gây ra tình trạng ngập úng,…

Để giảm bớt việc úng ngập thường xảy ra như vùng đô thị hiện hữu, việc đô thị hoá ở những vùng mới phải có quy hoạch, quy định cụ thể tỷ lệ bê tông hoá và diện tích hồ điều tiết. Đối với vùng ven còn diện tích đất trống thì nhất thiết phải có quy hoạch, quy định cụ thể về diện tích hồ điều tiết.

Khu mới xây dựng ngoài quy định cốt nền xây dựng, cần xác định cốt đáy của các hệ thống cống sao cho ít bị ảnh hưởng triều trong tiêu thoát, và có tính đến trường hợp mực nước biển dâng cao hơn trong các thập niên tới (giải quyết bằng bài toán thuỷ lực nối hệ thống cống ngầm với hệ thống kênh rạch ảnh hưởng triều).

Thường xuyên tuyên truyền giáo dục ý thức của nhân dân (kể cả trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các chương trình giáo dục, kể cả các biện pháp hành chính,…) để từ giảm bớt đến không xả rác ra đường, xuống hệ thống tiêu nước.

Ngoài các giải pháp chính cho việc tiêu thoát chống ngập úng, vấn đề tiêu thoát nước thải, cải tạo môi trường được TP.HCM quan tâm, nghiên cứu và đang thực hiện.

Đối với tiêu thoát nước thải khu vực nội thành: Vấn đề này đã được nghiên cứu nhiều như Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Tân Hoá-Lò Gốm, Kênh Đôi-Kênh Tẻ, Tham Lương-Bến Cát,... Vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện, giám sát chất lượng nhằm đưa các dự án vào thực tế một cách hiệu quả.

Đối với tiêu thoát nước bẩn vùng ngoại thành ven đô: Đây là một vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu đúng mức trong thời gian tới. Các khu công nghiệp đã và đang được chuyển dịch từ nội thành ra ngoại thành có nguy cơ làm tăng sự ô nhiễm vùng ngoại thành. Vùng ngoại thành

là vành đai xanh, là vườn rau cho nội thành nhưng đất đai thì ngày càng bị thu hẹp (đất nông nghiệp bị giảm đi), mặt khác đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị ô nhiễm, thậm chí ô nhiễm trầm trọng nhưng nhiều nơi vẫn cứ sản xuất rau tiềm ẩn một nguy cơ có hại đối với sức khoẻ cộng đồng.

Từ những vấn đề trên, muốn giải quyết vấn đề ô nhiễm cho vùng ngoại thành cần phải: - Phát triển các khu công nghiệp theo quy hoạch và nhất thiết phải có xử lý ô nhiễm, không gây

ảnh hưởng cho môi trường xung quanh.

- Phải có quy hoạch phát triển nông nghiệp cho vùng ngoại thành với yêu cầu là đất dùng cho sản xuất nông nghiệp phải là đất sạch.

- Đưa ra biện pháp công trình cho hợp lý.

4. Các thách thức trong QLTNN ĐT ở TP. HCM

- Nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm: Tình trạng ô nhiễm trên sông Đồng Nai và sông Sài Gòn có xu hướng tăng dần do tiếp nhận lượng lớn chất thải, nước thải từ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Nhiều chỉ tiêu đã vượt chuẩn cho phép, tăng cao qua mỗi năm.

Cụ thể: Ô nhiễm hữu cơ tăng cao gấp 2 lần, Amoniac có thời điểm cao gấp 8-10 lần, hàm lượng vi sinh luôn vượt chuẩn từ 5-7 lần mức cho phép.

Trên sông Đồng Nai, vào mùa mưa, độ đục tăng trên 100 NTU, độ màu lên đến trên 600 Pt- Co. Hàm lượng Amoniac, vi sinh gây bệnh, mangan, sắt tăng mạnh. Các chỉ tiêu này ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước và chi phí sản xuất của các nhà máy nước. Ngoài ra, sản lượng và chất lượng nước ngầm có chiều hướng suy giảm. Mỗi năm, mực nước ngầm tụt giảm 2 - 3 m. Tại các khu vực khai thác nước thô của Nhà máy nước ngầm Tân Phú, các trạm cấp nước Bình Trị Đông, Gò Vấp, các chỉ tiêu sắt, mangan ở mức khá cao.

- Nước sông Sài Gòn, Đồng Nai đang bị xâm nhập mặn

Nguồn nước sông Sài Gòn, Đồng Nai đang bị xâm nhập mặn, có lúc chỉ cách trạm bơm Hóa An 1 km.

- Suy giảm mực nước ngầm - Quá tải các đường ống dẫn nước

- Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý quá ít, càng làm ô nhiễm nguồn nước. - Tỷ lệ thất thoát nước sạch còn cao

- Việc chấp hành các quy định về quản lý ô nhiễm môi trường của người dân ở khu vực đô thị còn thấp.

- Hệ thống các biện pháp quản lý chưa được xác lập đầy đủ và thực hiện đồng bộ (Hiện nay, hệ thống thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN&PTNT, hệ thống sông ngòi thuộc thẩm quyền Bộ GTVT, các thủy điện thuộc thẩm quyền Bộ Công Thương, nước đô thị thuộc thẩm quyền Bộ Xây dựng)

- Đầu tư cho quản lý môi trường tại đô thị nói chung còn thấp hơn so với đầu tư cho các lĩnh vực khác.

- Giám sát quản lý tài nguyên nước chưa thường xuyên và minh bạch.

- Nhiều kênh, rạch bị lấn chiếm hoặc bị bồi lắng không có chỗ trữ nước và vùng đất thấp tự nhiên (wetland) đã bị san lấp quá. Ngoài ra, hệ thống thoát nước đô thị cũ kỹ, chắp vá và quá tải.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đồ Án Quản lý tài nguyên nước đô thị thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28)