0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Bảo dưỡng,sửa chữa hệ thống phanh thủy khí

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH THỦY KHÍ CỦA HÃNG XE HUYNDAI (Trang 42 -42 )

4.2.1. Máy nén khí

4.2.1.1. Hư hỏng chính

Hình 4.1.Cụm truyền động

Máy nén khí thường bị hỏng ở các chi tiết sau:

Mòn buồng nén khí: vòng găng, piston và xylanh là những chi tiết chuyển động tương đối vì vậy chúng thường mài bị mòn do dùng lâu ngày. Dẫn đến công suất của máy nén bị giảm. Khi gặp trường hợp này thì phải tháo ra và đưa đi sửa chữa hoặc thay thế.

Mòn hỏng ổ bi trục khuỷu: khi ổ bị trục khuỷu bị mài mòn thì dẫn đến sự mất cân bằng lực tác dụng lên thành xylanh, máy nén làm việc bị rung động và các chi tiết piston, xylanh mài mòn nhanh.

Mòn hở van đẩy và van hút: các van của máy nén khí bị hở, làm giảm áp suất trong hệ thống dẫn động phanh.

Nguyên nhân cơ bản của việc mất độ kín là sự mò các van. Vì vậy qua mỗi khoảng đường chạy từ 40000 đến 50000 km phải nhấc nắp đậy máy nén ra để kiểm tra độ kín của các van, cũng như làm sạch các van và các cơ cấu khác.

Ngoài ra khi kiểm tra phải chú ý đến các đệm cao su và vành đai có kín không. Phải đảm bảo không có hơi nước, dầu nhờn hay bụi bẩn vì sẽ làm hỏng các van cao su và màng chắn.

Độ kín của van được kiểm tra bằng dung dịch xà phòng, nếu van kín thì không xuất hiện bọt.

Khi máy nén gặp phải những hư hỏng trên sẽ làm áp suất khí nén trong cơ cấu phanh không đủ tiêu chuẩn. Lúc này lực khí nén tác động không đủ để hệ thống phanh có thể hoạt động được.

4.2.1.2. Quy trình tháo

Trình tự tháo:

Đầu tiên ta tháo tất cả các đường ống xung quanh máy nén khi ra:

Hình 4.4. trình tự tháo máy nén khí

1. Tấm chặn bộ cảm biến 2. Bánh răng bơm phun

3. Vòng đệm/miếng ốp 4. Đầu xi lanh (đầu bò)

5. Chốt ren 6. Khoen chặn

7. Xu páp đỡ tải 8. Lò xo đỡ tải

9. Ống kềm xu páp 10. Hộp xu páp phân phối

11. Hộp lò xo 12. Lò xo xu páp phân phối

13. Xu páp phân phối 14. Đế xu páp phân phối

15. Hộp xu páp hút 16. Lò xo xu páp hút

17. Xu páp hút 18. Đế xu páp hút

21. Xéc măng dầu 22. Khoen chặn

23. Chốt piston 24. Pitston

25. Hộp vòng bi 26. Phớt dầu

27. Thanh truyền 28. Đầu to thang truyền

29. Bạc lót 30. Cốt máy

31. Lốc máy 32 , 33. Vòng bi

Hình 4.5.kiểm tra sữa chữa máy nén khí

BD: đường kính cơ bản NV: giá trị danh định L: giới hạn

Trình tự lắp:

Ta thực hiên lắp máy nén khí theo trinh tự các bước như sau:

Hình 4.6. trình tự lắp máy nén khí

Chú ý:

đối với các bộ phận lắp ráp được khoanh tròn, tham khảo thao tác lắp dưới đây:

a. Lắp thanh truyền:

lắp theo dấu cân chỉnh thanh truyền và dấu cân chỉnh của miếng đệm ở trên cùng một bên.

Hình 4.7. thao tác lắp thanh truyền b. Lắp xéc măng piston:

Dùng kìm chuyên dụng để lắp xéc măng piston.

Hình 4.9. thao tác lắp xéc măng

Hãy nhớ rằng các xéc-măng piston bên phải được lắp vào vị trí bên phải vá các cạnh có in chử phải lật lên. Giữ các mối tiếp giáp hai đầu của xéc măng khi cách nhau 120o.

Đặt các mối tiếp giáp hai đầu xéc măng dầu ở giữa của các mối tiếp giáp hai đầu của xéc măng khí.

Đặt mối tiếp giáp của lá thép cạnh lệch về bên phải và trái 1 góc 45o so với mối tiếp giáp của vòng đêm giữa.

c. lắp hộp xu páp hút

Ta thực hiện lắp hộp xu páp hút như hinh minh họa dưới đây:

d. Lắp bánh răng bơm phun

Lắp bánh răng phun, tấm chặn bộ cảm biến, và đai ốc như hướng dẫn trong hình:

Hình 4.11. thao tác lắp bánh răng bơm phun 4.2.2. Tổng van khí nén

4.2.2.1. Hư hỏng chính

Khi tổng van khí nén bị hư hỏng sẽ làm ảnh hưởng quá trình phanh, lực phanh sẽ yếu khi tác động phanh. Nếu bị hỏng nặng thì có thể làm thay đổi quá trình phanh, bánh trước có thể bị phanh trước sẽ gây hiện tượng đâm biên hay mất lái rất nguy hiểm.

Các hư hỏng chủ yếu ở tổng van thường là các van rơle bị mòn do dùng lâu ngày. Dầu nhờn và các hợp chất hữu cơ khác dính vào và làm cho các van bị mòn nhanh chóng, ngồi ra còn do chất bẩn khi qua máy nén lọc không sạch cũng gây ra sự mài mòn ở tổng van. Những van bị mòn không đảm bảo cần phải thay mới ngay vì nó làm phanh hoạt động không chính xác.

4.2.2.2. quy trinh tháo

1. Khoen chặn 26. Lò xo bên trong piston chính

2. Trục thẳng 27. Piston chính

3. Trục L 28. Vòng đệm đàn hồi

4. Con lăn 29. Lò xo piston chính

5. Nắp đậy bàn đạp 30. Vòng chặn 6. Bộ bàn đạp 31. Vòng chặn xu páp nạp chính 7. Đế/chân 32. Vòng đệm đàn hồi 8. Trục trượt 33. Vòng đệm đàn hồi 9. Bộ tấm chặn 34. Vòng đệm 10. Vòng chặn 35. Lò xo xu pap nạp chính 11. Lò xo 36. Vòng đệm 12. Piston rơ le 37. Xu páp nạp chính 13. Vòng đệm đàn hồi 38. Thân 14. Vòng đệm đàn hồi 39. Vòng đệm đàn hồi 15. Ống lồng 40. Vòng chặn 16. Vòng đệm 41. Bộ nắp đậy lỗ thải 17. Lò xo bên ngoài ống lót 42. Vòng đệm

18. Lò xo bên trong ống lót 43. Vòng đệm đàn hồi

19. Ốc vít 44. Vòng đệm đàn hồi 20. Lò xo piston rơ le 45. Vòng cản xu páp nạp phụ 21. Ống nối 46. Lò xo xu páp nạp phụ 22. Vòng đệm đàn hồi 47. Vòng cản xu páp 23. Bu lông tự khóa 48. Xu páp nạp phụ 24. Đế lò xo 49. Nắp đậy

25. Lò xo bên ngoài piston chính

Chú ý:

- Trước khi tháo, phải quét sạch bụi, bẩn và các ngoại vật khác trên bề mặt. - Trong quá trình thao tác phải hết sức cẩn thận để tránh rơi các ngoại vật vào.

- Lau khô hoặc rửa sạch các bộ phận đã tháo bằng các thao tác dưới đây: + Các bộ phận bằng cao su:

Đối với các bộ phận bằng cao su còn nguyên ven, dùng vải mềm thấm cồn hoặc dầu phù hợp lau sạch bề mặt.

Đừng bao giờ nhúng chúng vào trichloroethylene, metalclen, hay các dung dịch tương tự.

+ Các bộ phận bằng kim loại:

Lau sạch tấm bàng dàu nhẹ, sau đó thổi hơi để sấy khô

Sử dụng một dung dịch trichloroethylene, metalclen cho các bộ phận bằng kim loại ngoài các tấm.

Thao tác tháo:

Hình 4.13.Các dấu ký hiệu cân chỉnh

Đánh các dấu cân chỉnh trên mỗi khe tiếp xúc trước khi tháo: Bộ phận A: tấm bích và thân

Bộ phận B: thân và nắp đậy

Hình 4.14.Tháo pit tông rơ le

Kẹp cơ lê rãnh một lúc, xiết chặt phân thân để bu lông piston được cân thẳng với cơ lê rãnh. Sau đó từ từ vặn ốc mở ra.

Chú ý:

Khi ốc được tháo ra, độ căng của lò xo trong thân có thể làm cho pit tông và lò xo nhảy ra. Hãy nhớ kiềm chặt phần thân xuống cùng với piston rơ le khi đang mở ốc.

4.2.2.3. Quy trinh lắp

Lắp tổng van khí nén trình tự như hình vẽ dưới dây:

Hình 4.16. tháo tác lắp

Chú ý:

Bôi mỡ gốc lithi hoặc xà phòng Li đa tính năng vào các vòng đệm đàn hồi và mặt trượt, mặt trượt kim loại bên trong của chúng và các rãnh vòng đệm đàn hồi.

Bôi mỡ gốc lithi có khả năng chịu tải và mài mòn cao vào các bề mặt trượt của pit tông bơm.

Thao tác lắp:

Dùng kìm chuyên dụng để lắp vòng chặn van nạp:

Hình 4.17. Lắp vòng chặn van nạp

Lắp vòng đệm piston rơ le như hình minh hoa:

Hình 4.18. Lắp vòng đệm đàn hồi piston rơ le

Hình biểu thị lắp khóa piston:

Kiểm tra và điều chỉnh sau khi lăp:

Lắp đồng hồ áp lực có khả năng đo đến 980 kPa ( 10 kgf/cm2 ). Hoặc hơn nữa vào đường ra chính của tổng van.

Gắm đồng hồ áp lực chân vào bàn đạp phanh.

Tăng áp lực bồn khí lên 685 kPa ( 7 kgf/cm2 ) và kiểm tra xem có rò rỉ không.

Hình 4.20. Kiểm tra tổng van khí nén

Dùng ốc chỉnh để cân chỉnh khoảng hở ở mũi bàn đạp:

Xiết chặt cần đẩy trong tổng van khí nén và lắp ốc trên bàn đạp để điều chỉnh gốc bàn đạp phanh nhằm đạt được biêu đồ chuẩn sau đây:

Hình 4.22. Biểu đồ gốc bàn đạp phanh 4.2.3. Bộ trợ lực phanh

4.2.3.1. Hư hỏng chinh:

Hư hỏng bầu van trợ lực: Bầu trợ lực là một van khí mở cho khí nén từ bình chứa tới xylanh lực. Do đó khi bầu van gặp sự cố như van rơle bị mịn, lò xo hồi vị giảm lực đàn hồi dẫn đến không kín khít, lúc này khí nén từ bình chứa luôn luôn thông với xylanh lực và tác dụng tự phanh bánh xe. Hay trường hợp van rơle bị kẹt dẫn đến không mở đường khí nén tới xylanh lực khi người điều khiển tác dụng phanh. Kết quả là mất phanh.

Hư hỏng xylanh lực: Ở xylanh lực hai chi tiết quan trọng cần chú ý là lực đàn hồi của lò xo và độ kín khít của piston - xylanh. Khi lò xo giảm lực đàn hồi sẽ dẫn đến cơ cấu phanh giữ nguyên trạng thái phanh khi người điều khiển nhả chân phanh. Trường hợp cặp piston - xylanh lực bị rò khí sẽ dẫn tới làm giảm lực phanh. Do vậy cần thường xuyên chú ý, bảo dưỡng chúng. Nếu những vị trí này xảy ra hư hỏng thì lực phanh sẽ yếu, không đảm bảo cho quá trình phanh vì khí nén thoát qua van chưa cần thiết.

4.2.3.2. Quy trình tháo Hình 4.23. Trình tự tháo bộ trợ lực phanh 1. Đai ốc 30. Lò xo hồi lực 2. Ống 31. Vòng đệm lò xo hồi lực 3. Vòng đệm chữ O 32. Trục 4. Khâu ống 33. Khoen chặn 5. Vòng đệm chữ O 34. Bộ khớp nối 6. Khớp nối L 35. Vòng đệm chữ O 7. Khớp nối L 36. Bộ chặn

8. Ốc 37. Van bìa

9. Nắp phốt nước 38. Bộ vỏ xi lanh

10. Nắp xả 39. Vòng đệm chữ O

11. Khoen chặn 40. Đai ôc piston

12. Đế xu pap 41. Vòng đệm

13. Khoen chặn 42. Vòng đệm chữ O

14. Ống hướng xu pap 43. Gioăng cao su 15. Vòng đệm chữ O 44. Đĩa pit tông

16. Vòng đêmh chữ O 45. Pit tông lò xo hồi lực

17. Lò xo xu pap 46. Chốt thẳng

18. Vòng cản xu pap 47. Khoen chặn

19. Bộ xu pap nạp 48. Bộ thân xi lanh

20. Nắp rơ le xu pap 49. Vòng đệm

21. Vòng đệm chữ O 50. Bộ chặn

22. Rơ le piston 51. Vòng đệm chữ O

23. Vòng đệm chữ O 52. Chốt thẳng

24. Vòng đệm chữ O 53. Trục đẩy

25. Lò xo piston rơ le 54. Khoen chặn

26. Thân rơ le xu pap 55. Lò xo

27. Bộ công tắc 56. Bộ phốt xu pap

28. Ốc đầu hút 57. Chén pit tông thủy lực

29. chặn 58. khoen dự phòng

59. Piston thủy lực

Chú ý:

Đừng tháo vòng đệm chữ O, bộ khoen chăn piston thủy lực và pit tông thủy lực nếu chưa cần thay.

Trước khi tháo, quét sạch bụi bẩn, ngoại vật khỏi bề mặt để tránh chúng rơi vào trong,

Đánh dấu canh thẳng hàng trước khi tháo.

Đừng bao giờ nhúng các bộ phận cao su vào dung dịch tẩy. Thay thế các bộ phận cao su thâm chí trước thời han thay.

Lau khô hay tửa sạch các bộ phận đã tháo bàng các thao tác sau.

Các bộ phận cao su: lau sạch mảng bám bằng vải nhúng cồn ( khi phải sử dụng lại các bộ phận cao su ).

Các bộ phận kim loai: rửa sạch trong một dung dịch tẩy ( trichlorpethylene, metalclen ) và thổi hơi để loại bỏ hoàn toàn dung dịch tẩy và sấy khô các bộ phận.

Thao tác tháo:

Hình vẽ biểu thị tháo bộ thân xi lanh:

Hình 4.25. Tháo ốc bộ thân xi lanh

Dùng kim tháo vòng đêmh chữ O trong bộ khớp nối như hình vẽ minh họa.

Hình 4.26. Tháo vòng đệm chữ O trong bộ khớp nối

Dùng kim chuyên dụng tháo roăng chén piston trong bộ piston thủy lực được biểu thị như hình dưới đây:

Dùng kìm chuyên dụng tháo vòng chặn trong bộ khớp nối:

Hình 4.28. Tháo vòng chăn trong bộ khớp nối

Hình biểu thị các bước tháo piston thủy lực:

Hình 4.29. Tháo piston thủy lực

Tháo trục thẳng ra với lò xo của piston thủy lực đang bị nén:

Hình 4.30. Tháo bộ khoen chặn

Tháo bộ khoen chặn bằng cách kéo đầu không có ren của trục đẩy ra. Nếu nó được kéo ra từ đầu có ren, thì phớt dầu trong vộ khoen chặn bị hỏng.

Quy trình lắp:

Trình tự lắp:

Dùng kìm chuyên dụng để lắp vòng chặn bộ khớp nối như hinh minh họa:

Hình 4.32. Lắp vòng chặn bộ khớp nối

Các bước lắp roăng chén bộ piston thủy lực:

Lắp vòng đệm dự phòng vào rãnh của piston thủy lực và lắp roăng chén, dùng dụng cụ chuyên dụng. Vòng mẫu lắp chén.

Chú ý khi lắp roăng chén, chú ý hướng của nó.

Hình 4.33. Lắp roăng chén bộ piston thủy lực

Ấn lò xo của piston thủy lực xuống và chèn trục thẳng nhẹ nhàng vào lỗ trục của pit tông thủy lực chờ sẵn.

Canh thẳng trục thẳng với lỗ trục đẩy và lắp trục thẳng bằng cách ấn nó vào. Chú ý sau khi chèn trục thẳng vào, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng lò xo của pit tông thủy lực được chốt chặt bởi trục thẳng có tác dụng như là một vật chặn.

Hình 4.35. Lắp đặt bộ mặt bích piston

Dùng dụng cụ chuyên dụng kẹp, hãy kẹp chặt và cố định sườn của mặt bích định vị và xiết chặt đai ốc theo mô men quy định.

Chú ý rằng mặt bích của pit tông được đẩy xuống toàn bộ khi đai ốc được xiết chặt. Nếu không đươc đẩy xuống, nó sẽ bị đẩy bật lên bởi lò xo hoàn lực, và vòng đệm chữ O có thể bị kẹt giữa các ren của trục đẩy. Nếu vòng đệm chữ O bị kẹt, thay thế nó.

Sau khi đai ốc đã được xiết chặt, hãy đột bằng dùi phần tiếp giáp có ren của đai ốc và trục đẩy ở hai vị trí cách nhau 180oC để chống xoay.

4.2.4. Cơ cấu phanh4.2.4.1. Hư hỏng chính 4.2.4.1. Hư hỏng chính

Cơ cấu phanh là nơi xảy ra rất nhiều hỏng hóc vì nó là bộ phận chịu tác động chính các lực tạo ra khi phanh và bởi nó là kết cấu của nhiều chi tiết.

a. Mòn cơ cấu phanh:

Quá trình phanh xảy ra trong cơ cấu phanh được thực hiện nhờ ma sát giữa phần quay và phần cố định, vì vậy sự mài mòn các chi tiết của má phanh tang trống là không tránh khỏi. Sự mài mòn này làm tăng kích thước bề mặt làm việc của tang trống, giảm chiều dày má phanh, tức là khe hở má phanh với tang trống khi không phanh. Khi đó, muốn phanh thì thời gian chậm tác dụng sẽ tăng. Hậu quả của nó là làm tăng quãng đường phanh, tăng thời gian phanh, giảm gia tốc chậm trung bình của ôtô, gọi chung là giảm hiệu quả phanh.

Sự mài mòn quá mức của má phanh có thể dẫn tới bong tróc liên kết giữa má phanh và guốc phanh, má phanh có thể rơi vào không gian nằm giữa guốc và tang trống, gây kẹt cứng cơ cấu phanh.

Sự mài mòn tang trống có thể xảy ra theo các dạng: bị cào xước lớn trên bề mặt ma sát của tang trống và làm biến động lớn mô men phanh, gây méo tang trống khi phanh và có thể nứt tang trống do chịu tải trọng quá lớn.

Sự mài mòn cơ cấu phanh thường xảy ra:

Mòn đầu giữa cơ cấu phanh, khi phanh, hiệu quả phanh sẽ giảm, hành trình

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH THỦY KHÍ CỦA HÃNG XE HUYNDAI (Trang 42 -42 )

×