S: điểm tham chiếu của sợi quang chỉ ngay sau bộ nối quang C của bộ phát quang R: điểm tham chiếu của sợi quang chỉ ngay trước bộ nối quang C của bộ thu quang.
3.1.2.2. Photodiode thác lũ (APD)
Dạng cơ bản của một APD là một photodiode PIN có hiệu thế ngược rất lớn (thường khoảng 50V)
Sự khác nhau cơ bản giữa APD và PIN là vùng i được pha một chút p và được gọi là lớp . Vùng này dày hơn vùng i trong photodiode PIN và thiết bị được thiết kế một cách rất cẩn thận để đảm bảo rằng có một trường điện đồng đều qua toàn lớp.
APD khuếch đại tín hiệu trong quá trình thu từ 10 đến 100 lần. Việc lựa chọn vật liệu phụ thuộcvào bước sóng sử dụng.
Các tham số quan trọng của APD: - Độ nhạy.
- Tốc độ hoạt động.
- Tích độ tăng ích và băng tần. - Nhiễu.
3.1.3. Sợi quang.
Sợi quang được sử dụng nhiều nhất hiện nay là sợi quang đơn mode tiêu chuẩn G.652. Giá trị tán sắc bằng không của sợi này nằm tại bước sóng 1310m. Tuy nhiên do suy hao tại vùng bước sóng 1550 nm thấp hơn nhiều so với vùng 1310 nm, hơn nữa, các bộ khuếch đại quang EDFA làm việc tại vùng này nên sợi quang có tán sắc dịch chuyển (DSF) ngày càng được ứng dụng nhiều hơn. Sợi DSF có tán sắc bằng không ở bước sóng 1550 nm (G.653) rất phù hợp với các hệ thống đơn kênh, tốc độ cao, cự ly lớn hoặc hệ thống ghép bước sóng thưa CWDM nhưng không phù hợp với hệ thống DWDM do hiệu ứng trộn 4 sóng (FWM) xảy ra rất nghiêm trọng. Sợi quang mới NZ-DSF (G.555) có mức tán sắc thấp ở của sổ sóng thứ 3. Loại sợi này rất phù hợp cho hệ thống DWDM cự ly dài. Hiện nay nhiều hãng đang thiết kế chế tạo loại cáp quang sợi có độ tinh khiết cao, giảm được hấp thụ phân tử nước tại vùng 1400 nm để cung cấp cho các tuyến thông tin cự ly dài hoặc tuyến cáp quang biển.
Loại sợi được sử dụng trong hệ thống song công là sợi SMF (theo ITU G.652) có hệ số duy hao tại bước sóng 1550 nm là 0,25 dB/km, hệ số tán sắc
17ps/km.nm.