3.1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NHẮN TIN NGẮN TRONG THÔNG TIN
DI ĐỘNG
3.1.1 GIỚI THIỆU CHUNG
Dịch vụ nhắn tin ngắn điểm - điểm trong thông tin di động cho phép chuyển đi các tin ngắn từ các máy đầu cuối không dây. Dịch vụ này được thực hiện thông qua một trung tâm nhắn tin (SMSC) hoạt động như một trung tâm lưu và trung chuyển các tin nhắn. Mạng thông tin di động chuyển tải các tin nhắn giữa SMSC và các máy đầu cuối di động. Khác với các dịch vụ truyền tin văn bản khác, chẳng hạn như paging, dịch vụ nhắn tin ngắn được thiết kế để đảm bảo chắc chắn tin nhắn sẽ được chuyển tới nơi nhận. Khi có sự cố trong việc chuyển tin, tin nhắn sẽ được lưu lại trong SMSC cho đến khi có thể gửi được tới nơi nhận. SMS được đặc trưng bởi tính yêu cầu ít băng thông khi chuyển tải. Ban đầu, dịch vụ SMS được thiết kế bắt chước paging nhưng cho phép chuyển tin nhắn hai chiều và cho dịch vụ báo tin thư thoại. Cùng với sự phát triển của công nghệ và mạng lưới, nhiều dịch vụ khác cũng được tích hợp trong ứng dụng nhắn tin ngắn chẳng hạn như fax, thư điện tử, giao dịch ngân hàng, v. v...
Hình 3-1: SMSC trong mạng di động
Hình 3-1 minh hoạ trung tâm nhắn tin SMSC trong mạng thông tin di động. SMSC được kết nối với mạng thông tin di động qua mạng báo hiệu số 7 (SS7) sử
Hệ thống nhắn tin nội bộ trên cơ sở ghép nối môđem GSM ứng dụng SMS Dịch vụ nhắn tin ngắn điểm-điểm bao gồm hai hình thức:
Nhắn tin ngắn từ máy đầu cuối di động (mobile originated short mesage) - SMS MO.
Nhắn tin ngắn đến máy đầu cuối di động (mobile terminated short mesage) - SMS MT.
SMS MO được gửi từ các máy đầu cuối di động tới SMSC cho các máy đầu cuối khác hoặc cho các ứng dụng khác trong mạng cố định chẳng hạn thư điện tử.
SMS MT được gửi từ SMSC tới các máy đầu cuối di động. [7]
Khi một tin nhắn SMS được gửi đi từ máy đầu cuối, SMS sẽ được chuyển tải qua kênh báo hiệu SDCCH hoặc SACCH trên giao diện vô tuyến của hệ thống BSS và sau đó được gửi tới tổng đài MSC thông qua kênh báo hiệu số 7 giữa BSC và MSC. MSC sau khi nhận được tin nhắn từ máy đầu cuối sẽ phân tích tin nhắn dựa trên địa chỉ SMSC của tin nhắn, rối chuyển tiếp tin nhắn này tới SMSC có địa chỉ phù hợp. SMSC khi nhận được tin nhắn, sẽ dựa trên số máy cần gửi tới (B number) của tin nhắn để tìm ra HLR nơi số máy đó được đăng ký, chất vấn HLR về vị trí của thuê bao này, HLR sẽ trả lời SMSC bằng một trong các trả lời sau:
Thuê bao hiện đang không liên lạc được (ebsent). Trong trường hợp này SMSC sẽ lưu tin nhắn trong cơ sở dữ liệu của mình, đợi đến khi HLR thông báo là thuê bao đã hoạt động trở lại và thông báo hiện tại thuê bao đang nằm ở MSC/VLR nào, khi đó SMSC sẽ chuyển tin nhắn tới MSC/VLR đích nơi thuê bao đó đang hoạt động. MSC/VLR đích sau đó sẽ chuyển SMS tới đầu cuối cần nhận. Lưu ý là HLR sẽ tự động thông báo cho SMSC ngay khi nó phát hiện thuê bao đã hoạt động trở lại nhờ tính năng SMS alert.
Nếu thuê bao đang hoạt động, HLR sẽ chuyển thông tin định tuyến của thuê bao cho SMSC nêu rõ hiện tại thuê bao đang hoạt động ở MSC/VLR nào. SMSC sau khi nhận được thông tin định tuyến từ HLR sẽ forward SMS đến MSC/VLR đích. MSC/VLR đích sau đó sẽ chuyển SMS tới đầu cuối cần nhận.
Hệ thống nhắn tin nội bộ trên cơ sở ghép nối môđem GSM ứng dụng SMS
Ngoài tính năng hỗ trợ nhắn tin SMS MO từ các thuê bao di động, SMSC còn hỗ trợ các ứng dụng nhắn tin từ các nguồn khác thường được gọi là các Phần tử nhắn tin ngoài ESME (External Short Message Entities) qua giao diện SMPP. ESME và giao diện SMPP sẽ được giới thiệu ở phần tiếp theo của chương này. [7] 3.1.2 CÁC LOẠI TIN NHẮN NGẮN
Mỗi tin nhắn ngắn SMS, theo tiêu chuẩn ETSI (GSM 03.40 và 03.38), có kích thước tối đa tuỳ thuộc vào dạng tin được liệt kê dưới đây:
Tối đa 160 ký tự nếu các ký tự được mã hoá 7 bit ascii. Thông thường dạng tin nhắn này được hỗ trợ bởi tất các máy đầu cuối GSM. Tin nhắn này được dùng phổ biến nhất.
Tối đa 140 ký tự nếu mỗi ký tự được mã hoá 8 bít. Các tin nhắn loại này không thể đọc được dưới dạng text và thường được sử dụng cho truyền dữ liệu chẳng hạn như tin nhắn hình, nhạc chuông, hoặc các tin nhắn để đặt cấu hình máy điện thoại, v. v...
Tối đa 70 ký tự mã hoá 16 bít được sử dụng cho các tin nhắn text Unicode. Một ví dụ điển hình của loại tin nhắn này là các tin nhắn nhấp nháy mà thỉnh thoảng chúng ta vẫn nhận được.
Thông thường các tin nhắn SMS chúng ta sử dụng trao đổi hàng giữa người này và người khác là các tin nhắn được mã hoá 7 bít ascii. Mỗi khi tin nhắn được mạng chuyển đến máy đầu cuối, theo khuyến nghị GSM, máy đầu cuối sẽ tự động lưu tin nhắn vào bộ nhớ (thẻ SIM hoặc bộ nhớ của máy). Những thông tin đối với mỗi tin nhắn sau khi lưu như vậy sẽ bao gồm [7,9]:
+ Địa chỉ trung tâm nhắn tin. + Chỉ số của tin nhắn - Index.
+ Trạng thái của tin nhắn: REC READ hoặc REC UNREAD. + Số máy gửi đến.
+ Ngày và giờ gửi.
Hệ thống nhắn tin nội bộ trên cơ sở ghép nối môđem GSM ứng dụng SMS
Ví dụ: Nếu dùng lệnh AT để đọc tin nhắn từ một môđem dưới text mode (AT+CMGF=1), ta sẽ thấy chuỗi ký tự sau:
+CMGL: 1,"REC READ","+84904139379",,"04/05/18,20:38:59+28" I will go to your home soon, pease prepare dinner so that we I will go to your home soon, pease prepare dinner so that we can have dinner as soon as i get home
3.2 GIAO THỨC SMPP VÀ CÁC ỨNG DỤNG NHẮN TIN NGẮN
SMPP (Short Massage Peer to Peer Protocol) là một giao thức chuẩn giao diện kết nối giữa các thiết bị ứng dụng SMS và SMSC trên nền TCP/IP.
SMPP là một giao thức chuẩn mở, được thiết kế nhằm cung cấp một giao diện trao đổi dữ liệu nhằm trung chuyển các tin nhắn giữa các phần tử dịch vụ nhắn tin ngoài (ESME - External Short Message Entities) và trung tâm nhắn tin SMSC.
SMPP được phát triển bởi SMS forum và được các nhà sản xuất SMSC tuân thủ khá chặt chẽ. SMPP được phát triển như là một dịch vụ trên nền TCP/IP cũng như các dịch vụ khác của TCP chẳng hạn Telnet, FTP hay HTTP.
Hệ thống nhắn tin nội bộ trên cơ sở ghép nối môđem GSM ứng dụng SMS nhắn tin ngắn được vẽ trong hình 3-2
Hình 3-2: Các ứng dụng SMPP
Nói chung SMPP được dùng cho các ứng dụng sms lớn, với số người truy cập đông. Do được kết nối qua TCP/IP, các ứng dụng SMPP khi kết nối với SMPP cũng đòi hỏi tính bảo mật cao, vì vậy hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động nói chung sẽ không dễ dàng cho phép các ứng dụng ngoài kết nối với hệ thống của họ.
Mỗi một ứng dụng ngoài ESME khi kết nối với SMSC qua SMPP sẽ được cung cấp một cổng nhất định. Các cổng này, cùng với địa chỉ IP của máy chủ ESME sẽ được gán với một địa chỉ logic xác định trên SMSC, địa chỉ này có thể được hiểu như là số tắt mà chúng ta vẫn gửi cho các ứng dụng chẳng hạn như dịch vụ ringtones 912 hoặc dự đoán kết quả bóng đá 19001570. [8]
Hệ thống nhắn tin nội bộ trên cơ sở ghép nối môđem GSM ứng dụng SMS
4.Chƣơng 4