Việc xây dựng tác tử di động giám sát nút mạng trên nền Tahiti Aglets Framework trong có rất nhiều ưu điểm. Trong phần này học viên xây dựng tác tử di động có chức năng đọc thông tin từ một nút mạng. Thông tin đọc được từ nút mạng bao gồm các thông tin như Host Name, NetworkInterface, IPAddress, Operating System Name, Operating System’s Version và Operating Type của nút mạng đang làm việc. Đồng thời, tác tử này cũng lấy được thông tin về Windows Username hiện tại đang được dùng để đăng nhập vào hệ điều hành của nút mạng đó.
Như vậy, nhiệm vụ của tác tử trong bài toán này là lấy thông tin của một nút trên mạng sau đó trả về những thông tin mà tác tử đó đã lấy được.
Để tác tử có thể thực hiện được ta sử dụng hai lớp chính
java.net.InetAddressvàjava.lang.System.
+ Sử dụng phương thức getLocalHost() để dẫn đến nút mạng. Sau khi đã đến được nút mạng cần đọc thông tin thì ta sẽ sử dụng các phương thức:
+ Phương thứcgetHostName()để trả về tên máy tính.
+ Phương thức getNetworkInterface() để trả về interface được dùng trên nút mạng.
+ Phương thức getDisplayName() để trả về tên của Network Interface.
+ Phương thứcgetHostAddresses()để trả về địa chỉ IP của host. + Phương thức System.getProperty()để lấy các thông tin tên, phiên bản, loại hệ điều hành và tài khoản tương ứng mà nút mạng đang sử dụng.
Kết quả chạy chương trình:
Hình 4.5: Cửa sổ hiển thị kết quả thực nghiệm
4.5. Kết luận
Trong chương này, học viên đã thử nghiệm cài đặt và cấu hình được hệ thống Mobile Aglets Framework trên môi trường hệ điều hành Linux. Đồng thời, học viên cũng đưa ra một bài toán nhỏ minh họa cho việc sử dụng tác tử di động trong việc giám sát nút mạng mà công việc cụ thể của tác tư di động này là đọc thông tin của một nút mạng. Trong quá trình thực nghiệm tác tử di động đã trả về một số thông tin của nút mạng mà tác tử đã đọc được.
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Luận văn đã tập trung nghiên cứu và thực hiện một số vấn đề sau:
- Trình bày một cách khái quát, tổng quan về công nghệ tác tử di động trong quản lý giám sát mạng. Luận văn đã giới thiệu một cách có hệ thống các kiến thức và các vấn đề có liên quan đến công nghệ này. - Phân tích những thuận lợi và khó khăn cũng như yêu cầu về an ninh
cho hệ thống khi ứng dụng mô hình tác tử di động.
- Phân tích một hệ thống tác tử di động tiêu biểu là Aglets framework. Trên cơ sở đó, tìm hiểu và áp dụng công nghệ tác tử di động vào lĩnh vực Quản lý giám sát mạng. Đồng thời, luận văn cũng đã cài đặt và cấu hình được hệ thống Mobile Aglets Framework trên hệ điều hành Linux và thử nghiệm được tác tử di động có nhiệm vụ là đọc thông tin của nút mạng trên nền Mobile Aglets Framework.
- Với lợi thế phát triển ứng dụng trên ngôn ngữ Java. Công nghệ tác tử di động không chỉ dừng lại tại đây mà còn sẽ được phát triển. Để phát huy tiềm năng của tác tử di động, đòi hỏi những người nghiên cứu phải không ngừng củng cố kiến thức về Mobile Agent, đồng thời phải biết khai thác tối đa những gì mà Java Aglet mang lại. Trong một tương lai không xa công nghệ tác tử di động sẽ trở thành một kỹ thuật được chấp nhận và được ứng dụng rộng rãi trong thực tế.
Do thời gian thực hiện luận văn có hạn, bản thân tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng còn bị hạn chế nhiều mặt. Do đó, luận văn còn nhiều thiếu sót và hạn chế rất mong được sự góp ý của quý Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, Học viên xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, sự góp ý kiến thức quý báu của thầy giáo PGS.TS Đoàn Văn Ban; Chân thành cảm ơn
các Thầy Cô trường Đại học công nghệ đã truyền đạt những kiến thức quý báu, cùng các đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, giúp đỡ trong quá trình hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
MỤC LỤC MỞ ĐẦU... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TÁC TỬ DI ĐỘNG 1.1. Giới thiệu... 3 1.2. Khái niệm Tác tử di động... 3
1.3. Sự tiến hóa từ các mô hình ứng dụng phân tán... 3
1.4. Các đặc tính của Tác tử di động... 4 1.4.1. Tính tự trị... 4 1.4.2. Tính di động ... 5 1.4.3. Tính thích ứng ... 5 1.4.4. Khả năng cộng tác... 5 1.5. Các loại tác tử... 5
1.5.1. Tiêu chí phân loại tác tử... 5
1.5.2. Các loại tác tử... 6
1.6. Ứng dụng của tác tử ... 9
1.6.1. Lợi ích của công nghệ tác tử di động... 9
1.6.2. Một số ứng dụng của tác tử... 10 1.7. Giới thiệu một số hệ thống Tác tử di động ... 11 1.7.1. Một số hệ thống Tác tử di động tiêu biểu ... 11 1.7.2. So sánh các hệ thống... 14 1.8. Kết luận ... 16 CHƯƠNG 2 CÔNG NGHỆ TÁC TỬ TRONG QUẢN LÝ MẠNG 2.1. Quản lý mạng Internet... 17
2.1.2. Công nghệ tác tử trong quản lý mạng Internet... 18
2.2. Quản lý mạng theo OSI... 19
2.2.1. Quản lý lỗi... 20 2.2.2. Quản lý cấu hình ... 23 2.2.3. Quản lý thực thi... 27 2.2.4. Quản lý tính cước... 29 2.2.5. Quản lý vấn đề bảo mật... 29 2.3. Giám sát mạng... 29
2.3.1. Các mô hình quản lý giám sát mạng ... 29
2.3.2. Các hệ thống dựa trên giao thức SNMP... 31
2.3.4. Tiêu chí xây dựng hệ thống giám sát mạng ... 33
2.3.5. Giám sát mạng với công nghệ tác tử di động... 33
2.4. Các vấn đề an ninh ... 33
2.4.1. Các nguy cơ an ninh... 33
2.4.2. Các yêu cầu an ninh ... 38
2.4.3. Các biện pháp đối phó... 38
2.5. Kết luận ... 40
CHƯƠNG 3 CÔNG CỤ AGLETS FRAMEWORK 3.1. Giới thiệu Aglets Framework... 41
3.2. Kiến trúc Aglets ... 41
3.2.1. Aglet API... 42
3.2.2. Thư viện Runtime... 43
3.3. Các Aglet agent ... 43
3.3.1. Aglet ... 43
3.3.2. Khả năng di động của các aglet... 44
3.3.3. Vòng đời của Aglet ... 45
3.3.4. Liên lạc giữa các aglet... 46
3.4. Các mẫu thiết kế... 47
3.4.1. Mẫu thiết kế Master-Slave ... 47
3.4.2. Mẫu thiết kế Itinerary... 49
3.4.3. Kết hợp hai mẫu thiết kế ... 51
3.5. Các tính năng an ninh... 52
3.5.1. An ninh trên nền tảng Java... 52
3.5.2. Giao thức ATP (AppleTalk Transaction Protocol)... 53
3.6. Kết luận ... 53
CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG TÁC TỬ DI ĐỘNG TRONG GIÁM SÁT MẠNG 4.1. Giới thiệu... 54
4.2. Cài đặt môi trường Agets Framework... 55
4.3. Sử dụng Aglet Framework ... 57
4.3.1. Giới thiệu Aglets Framework... 57
4.3.2. Xây dựng tác tử di động trên Aglets Framework... 58
4.4. Ứng dụng minh họa... 59
4.5. Kết luận ... 60