QoS trong nút truy nhập

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QoS TRONG MẠNG NGN (Trang 89 - 90)

Nút truy nhập có đầy đủ thông tin về đường truy nhập danh cho các luồng lưu lượng hướng xuống Vì thế ngăn chặn được hiện tượng nghẽn hướng xuống của lưu lượng có quyền ưu tiên cao. Nó còn có một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp QoS cho toàn bộ lưu lượng hướng lên. Nó được xem như phần tử mạng đầu tiên dưới sự kiểm soát của nhà cung cấp truy nhập.

- QoS hướng lên:

+ Phân loại và chọn lọc lưu lượng được thực hiện bằng cách sử dụng các danh sách điều khiển truy nhập – Access Control Lists (ACL), danh sách này giúp nhận biết các dòng lưu lượng mà cần phải xử lý QoS. Người ta mong muốn các ACL sẽ trở nên quan trọng hơn, nó không chỉ bao gồm việc phân loại dựa trên MPLS và Ethernet mà còn phân loại dựa trên IP và cổng. Việc lọc cũng thực hiện tính bảo mật nhằm loại bỏ lưu lượng không thực mà có thể gây tổn hại cho từng mạng.

+ Đánh dấu (DSCP hoặc p-bit) với các giá trị có thể xác minh tính chính xác bởi các phần tử trong mạng đường trục khi cung cấp QoS cho từng luồng. DSCP được sử dụng chủ yếu bởi các bộ định tuyến dịch vụ IP có khả năng hỗ trợ QoS, trong khi p-bit có thể được sử dụng bởi các chuyển mạch Ethernet/VPLS có khả năng hỗ trợ QoS. Nếu modem DSL hoặc Home gateway đã thực hiện quá trình phân loại lưu lượng thì nút truy nhập có thể sử dụng đánh dấu DSCP hoặc p-bit để đảm bảo QoS cho mỗi luồng cũng như đánh dấu lại nếu cần. Mặt khác, quá trình lọc lưu lượng nút truy nhập phân loại lưu lượng thành các luồng con QoS, sau đó đánh dấu (hoặc đánh dấu lại) các gói tin tương ứng.

+ Bộ kiểm soát có thể dùng cho nguyên một đường truy nhập hoặc một tập hợp các luồng con QoS phù hợp với bộ phân loại đa trường. Kiểm soát đầu vào nhằm thực hiện các cam kết lưu lượng mà xác định rõ bao nhiêu lưu lượng người sử dụng có thể được gửi tới mạng.

+ Chuyển tiếp lưu lượng tới giao diện đầu ra có thể căn cứ vào một vài trường, điển hình là trường địa chỉ điều khiển truy nhập đa phương tiên – Media Access Control (MAC) và/hoặc địa chỉ IP đích.

+ Sắp xếp và lập lịch cho từng lớp QoS trên các nút truy nhập hướng lên dựa trên DSCP hoặc p-bits: một tập hợp các hàng đợi đầu ra và một lớp QoS được sắp xếp vào một hàng. Cơ chế lập lịch xác định cách xử lý chính xác đối

với các gói tin trong các hàng đợi khác nhau. Các bộ lập lịch khác nhau (ví dụ: ưu tiên nghiêm ngặt hoặc round robin) có thể cung cấp chức năng khác nhau trên cùng một nhóm các hàng đợi.

- QoS hướng xuống:

Các khung tới nút truy nhập với DSCP hoặc p-bits được đánh dấu bởi các server ứng dụng hoặc các bộ định tuyến dịch vụ. Tiếp đến cũng thực hiện kiểm soát đầu vào mà được ngầm hiểu là nút truy nhập không cần phải thực hiện công việc này. Sau khi quyết định chuyển tiếp thì thực hiện theo các bước:

+ Giới hạn tốc độ ra: tương tự với việc kiểm soát đầu vào. Chức năng này được thực hiện để đảm bảo cam kết lưu lượng mà khách hàng đã đăng ký dịch vụ.

+ Sắp xếp và lập lịch cho từng lớp QoS trên các đường truy nhập dựa trên DSCP hoặc p-bits: hướng xuống chủ yếu sử dụng nhiều hàng đợi QoS trên đường truy nhập và ánh xạ lưu lượng tới một hàng đợi cụ thể dựa trên DSCP hoặc p-bits. Các cơ chế lập lịch kết hợp với việc sử dụng các đặc tính quản lý hàng đợi có thể xác định được cách xử lý các gói tin nhận được trong các hàng đợi khác nhau một cách chính xác.

Điều quan trọng cần lưu lý là khi QoS cho từng khách hàng buộc phải đảm bảo, các phần tử nằm sâu trong mạch có thể thực hiện lập lịch lưu lượng theo lớp QoS sử dụng DSCP hoặc các bít p-bits khác nhau. Còn các thiết bị chuyển mạch và các biên mạng nhận biết dịch vụ có các khả năng tương tự như trình bày ở trên.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QoS TRONG MẠNG NGN (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)