Giai đoạn 2001-2010

Một phần của tài liệu tiểu luận chất lượng tăng trưởng kinh tế_cơ sở lý luận và thực tế ở việt nam (Trang 28)

5. Tổng quan nghiên cứu đề tài

2.3Giai đoạn 2001-2010

2.3.1 Đường lối kinh tế của Đảng

Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 9 đã quyết định chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm đầu thế kỷ 21 (2001-2010) “Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp”. Đưa đất nước ra khỏi danh sách các nước nghèo và từng bước cạnh tranh hội nhập thắng lợi, có vị trí xứng đáng trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

2.3.2 Tình hình kinh tế

Đây là giai đoạn kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là năm 2008-

2009, nhiều nước lâm vào khủng hoảng nhưng Việt Nam vẫn giữ tăng trưởng kinh tế, đây là tín hiệu tốt đối với nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, với việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng nhất định từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, đây là một trong những nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại và có phần sụt giảm. Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010.

29 

Nhìn vào biểu đồ 1 ta thấy tốc độ tăng trưởng của Việt Nam tăng dần qua các năm từ 2000 đến 2007. Và đạt mức cao nhất vào năm 2007 với tốc độ phát triển là 8,48% nhưng vào năm 2008 với sự khủng hoảng kinh tế làm cho lạm phát tăng cao đạt mốc là 12,68% điều đó đã làm tốc độ kinh tế vào năm 2008 giảm trầm trọng thấp hơn cả vào năm 2001(6,9%) thì 2008 chỉ còn 6,18% và với dư âm của năm 2008 thì tốc độ phát triển năm 2009 chỉ còn có 5,32% Với sự nổ lực cứu vảng nền kinh tế của chính phủ mà tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đang trên đà được khôi phục lại và năm 2010 thì tốc độ đã đạt mức là 6,78.

• Nhìn vào biểu đồ 2 ta thấy GDP bình quân đầu người của nước ta tăng qua các năm. Năm 2008, GDP trên đầu người ước tính đạt khoảng 1.024 USD/người Với mức thu nhập này, VN lần đầu tiên thoát ra khỏi nhóm nước nghèo.

30 

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quy mô vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cũng gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2001 - 2010. Nếu như năm 2001 vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chỉ chiếm 35,4% GDP, thì đến năm 2010 con số này ước là 41,9% GDP (Biểu đồ 3). Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP cũng tăng lên rất nhanh trong giai đoạn 2001 - 2010, đặc biệt là giai đoạn 2006 - 2010, có năm tỷ lệ này đã trên 46,5%. Tỷ lệ này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ vốn đầu tư/GDP thuộc diện cao nhất thế giới. (Biểu đồ 3: Vốn đầu tư phát triển qua các năm)

31 

Nguồn: (Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2010)

Biểu đồ 5: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong từng giai đoạn

Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK

Nếu phân loại theo loại hình đầu tư thì vốn đầu tư khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2001 - 2010, mặc dù trong từng giai đoạn 2001 - 2005; 2006 - 2010 tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước đã giảm dần và thay vào đó là sự gia tăng vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước (Biểu đồ 5). Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước đã tăng nhanh liên tục qua các năm nhờ các chính sách khuyến khích khu vực tư nhân nhưng so với tiềm năng, thì lượng vốn huy động đầu tư của khu vực ngoài nhà nước chưa tương xứng, đáng lưu ý là còn một lượng vốn không nhỏ chạy lòng vòng qua các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, vàng, ngoại tệ...

Đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút đầu tư nước ngoài của nước ta tăng dần qua các năm.Trong đó vào những năm từ 2000 đến 2004 thì vốn đăng kí và vốn giải ngân gần bằng nhau nhưng vào những năm sau từ 2005 đến 2010 vốn đăng kí lúc nào

32 

cũng cao gấp 2 lần vốn giải ngân đặc biệt là vào năm 2008 vốn đang kí gấp 4 lần vốn giải ngân và với sự khủng hoảng xảy ra năm 2008 thì vốn đăng kí vào Việt Nam 2009 và 2010 giảm đột ngột còn tốc dộ giải ngân cũng chỉ bằng ½ vốn đăng kí điều đó chứng tỏ Việt Nam thu hút vốn đầu tư tốt nhưng lại không thể vận dụng hết vốn đầu tư.

Biểu đồ 10: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

• Hoạt động xuất nhập khẩu đã đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam,kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng tăng trong những năm qua cả về quy mô và tốc độ. Nhìn vào( biểu đồ 9) ta thấy kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2000 -2010 tăng dần qua các năm.Trong đó vào 2 năm 2000 và 2001 thì kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tương tự nhau nhưng vào nhưng năm sau đó thì kim ngạch nhập khẩu lúc nào cũng cao hơn kim ngạch xuất khẩu. Điển hình như tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 71,6 tỉ USD, tăng 25,5% so với năm 2009, cũng như mức đỉnh 62,7 tỉ USD năm 2008. Và kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm trước. Nhờ kiểm soát chặt nhập khẩu và thành tích của xuất khẩu nên nhập siêu hàng hóa cả năm khoảng 12,4 tỉ USD, bằng 17,3% kim

33 

ngạch xuất khẩu, thấp hơn mức 20% của kế hoạch và thấp hơn khá nhiều so với mức 22,5% của năm trước.

• Hệ số ICOR của nền kinh tế ở mức cao và tăng mạnh vào các năm 2008, 2009 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngày càng giảm, đây sẽ là khó khăn, rào cản cho quá trình tăng trưởng cũng như phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai.

34 

2.3.3 Kết quả và đánh giá

Mười năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 là giai đoạn đất nước ta thật sự đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,2%/năm. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hai lần so với năm 2000, theo giá thực tế gấp 3,4 lần; thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn bốn lần so với năm 2000; tuổi thọ bình quân tăng từ 67 tuổi lên 72,8 tuổi.

• Thu nhập theo đầu người ngày càng tăng, năm 2001 GDP/người là là 413 USD, năm 2010 là 1024 USD. Trước thời kỳ đổi mới, phần lớn dân số nước ta sống bằng nghề nông, Việt Nam bị đánh giá là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, với mức thu nhập bình quân đầu người rất thấp và có nhiều người trong diện nghèo đói. Đường lối đổi mới và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, dẫn đến nâng cao thu nhập cho người dân. So với năm 1995,

35 

mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010 đã tăng khoảng 2,8 lần.

• Đóng góp vào tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ đang có xu

hướng tăng lên. So với 2001 thì tăng trưởng ngành thương mại – dịch vụ, tốc độ tăng trưởng thương mại – dịch vụ có xu hướng tăng, từ chỗ thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân (giai đoạn 2001-2005), đến duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn ở giai

đoạn sau, kể cả thời điểm suy giảm tăng trưởng. Kết qủa là đóng góp của ngành

thương mại – dịch vụ vào tăng trưởng có xu hướng tích cực hơn. Nếu không kể 2 năm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành CN bị suy giảm tăng trưởng nặng thì ngành thương mại – dịch vụ cũng đã đóng góp khoảng 40% vào tăng trưởng kinh tế chung.

• Tỷ lệ nghèo đói có xu hướng giảm mạnh. Trên cơ sở kinh tế tăng trưởng nhanh, mức độ nghèo đói của dân cư giảm mạnh. Năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam là 18,1% (tính theo chuẩn nghèo quốc tế) và được thế giới đánh giá là thành công trong việc chống nghèo đói.

• Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tăng lên đáng kể. Nhờ chú trọng giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, hạn chế tỷ lệ sinh, nên chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Năm 2006, HDI của Việt Nam đạt 0,709, cao hơn nhiều nước có cùng trình độ phát triển kinh tế.

• Đời sống kinh tế, sinh hoạt của người dân ngày càng được cải thiện.

Đến nay ở Việt Nam có 89,4% xã đã có điện, 94,6% xã có đường trải nhựa, 98,9% xã có trường tiểu học và 99% các xã có trạm y tế. Nhiều mục tiêu đề ra đã đạt được hoặc vượt mức như tỷ lệ chết ở trẻ em dưới 1 tuổi chỉ còn 2,1%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 25%, tỷ lệ thôn bản có cán bộ y tế cộng đồng đạt 79,8%. Tuổi thọ của người dân (năm 2006) đạt 71,3 tuổi. Phần lớn người dân Việt Nam đã có những tiện nghi tối thiểu cho sinh hoạt hằng ngày như điện, nước sạch, ti vi... Tỷ lệ hộ dân có phương tiện đi lại bằng xe máy, ô-tô và sử dụng các phương tiện sinh hoạt cao cấp như điện thoại di động, máy tính cá nhân,... ngày càng có xu hướng tăng nhanh.

36 

Trước hết, tuy tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2001 - 2010 là 7,25% (trong đó giai đoạn 2001 - 2005 là 7,51% và giai đoạn 2006 - 2010 là 7%). Năm cao nhất là 2005 (đạt 8,44%) và năm thấp nhất là 2009 (đạt 5,32%). Song so với 12 nước có thành tích tăng trưởng cao và bền vững, Việt Nam có chất lượng tăng trưởng vừa phải; trong khi thu nhập đầu người thì tăng trưởng thấp nhất (từ 260 USD năm 1990 lên 930 USD năm 2010, chỉ tăng khoảng 4 lần), trong khi trung bình các nước trên 10 lần với cùng chiều dài thời gian.

Biểu đồ 8: Thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011

Việc duy trì mức bội chi ngân sách lớn trong một thời gian dài kể từ năm 2001 đã khiến mức nợ công của Việt Nam cũng gia tăng liên tục qua các năm và ảnh hưởng xấu tới ổn định kinh tế vĩ mô, chất lượng tăng trưởng và nghĩa vụ trả nợ trong tương lai của Chính phủ Việt Nam. Tính đến ngày 31/12/2009, nợ công chiếm 52,6% GDP trong đó nợ Chính phủ chiếm 41,9% GDP, xấp xỉ 39 tỷ USD. Đến cuối năm 2010, nợ Chính phủ ở mức 44,3% GDP, dư nợ quốc gia bằng 42,2% GDP và dư nợ công bằng 56,6% GDP.

37 

Đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng chiếm tỷ lệ thấp và lại có xu hướng giảm sút nhanh trong giai đoạn 2001- 2010. Thời kỳ 1990 – 2000, TFP đóng góp 44% tăng trưởng GDP; đến giai đoạn 2001-2010 phần đóng góp của TFP giảm xuống chỉ còn 24% (2001-2005), 29% (2006-2010), có năm đóng góp của yếu tố này còn có giá trị âm. Nhìn chung đóng góp của TFP vào tăng trưởng của Việt Nam thấp xa so với con số 35 – 40% của một số nước trong khu vực. Có thể khẳng định rằng, vai trò hạn chế của yếu tố TFP đối với tăng trưởng là một rào cản lớn cho việc nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu năng suất lao động, hiệu quả đầu tư, và nhất là đến khả năng duy trì bức tranh tăng trưởng kinh tế trong dài hạn cũng như khả năng khai thác triệt để các tiềm năng của đất nước.

Nhìn chung, đánh giá về mặt lượng, cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với mức độ khá cao và đạt được những thành tựu đáng tự hào về tăng GDP trên bình quân đầu người, giảm tỷ lệ nghèo đói, cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng năng suất lao động, ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới thể chế,... Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách tổng quát, khách quan thì chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam còn chưa tốt, thể hiện cụ thể như sau:

• Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng kinh tế còn thấp. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu, nghĩa là tỷ trọng tác động của 2 nhân tố vốn và lao động gấp nhiều lần tác động của khoa học - công nghệ tới tăng trưởng. Ngay cả khi phát triển theo chiều rộng, yếu tố chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng GDP lại là vốn, mà Việt Nam bị thiếu vốn, đang phải đi vay rất nhiều (vừa vay, vừa hoàn trả vốn, với số lãi mà ngân sách phải trả hằng năm chiếm gần 15% tổng chi ngân sách). Trong khi đó, việc sử dụng vốn đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế thấp thể hiện rõ qua sự tăng lên của hệ số ICOR.

• Lao động là yếu tố dồi dào nhất của Việt Nam, hiện lại đang có xu

hướng dư thừa bởi số người đến độ tuổi bổ sung vào đội quân lao động hằng năm vẫn khá lớn (hơn 1 triệu người). Tuy nhiên, yếu tố này đã không được sử dụng hiệu quả

38 

để tạo ra tăng trưởng GDP lớn hơn. Nguồn nhân lực của nước ta đã không được sử dụng hết, thậm chí lãng phí. Cụ thể là:

9Tỷ lệ thất nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao.

9Tỷ lệ lao động được đào tạo (tốt nghiệp đại học, cao đẳng và dạy nghề) không có việc làm hoặc việc làm không đúng chuyên môn còn rất lớn, gây lãng phí rất nhiều về chi phí đào tạo của gia đình và xã hội, dẫn đến cơ cấu lao động mất cân đối, thừa thầy thiếu thợ. Nhiều lao động trẻ được đào tạo, có trình độ kỹ thuật, có sức khỏe vẫn bị thất nghiệp. Ngoài ra, chương trình đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Học sinh học lý thuyết nhiều, nhưng khả năng vận dụng thực tiễn rất yếu. Học sinh chuyên các ngành khoa học cơ bản không được khuyến khích nên thiếu hụt nghiêm trọng. Như vậy, nguồn lực năng động nhất, cũng là lợi thế phát triển quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của Việt Nam đang bị lãng phí rất lớn, khó phục vụ hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế. Vì thế, năng suất lao động của Việt Nam hiện rất thấp so với các nước trong khu vực.

• Trong khi đó, vài năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu lẫn tỷ lệ nhập siêu tăng nhanh. Năm 2007 thâm hụt cán cân thương mại đã lên đến trên 10 tỉ USD, tăng hơn 140% so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng lưu ý là, nhập siêu tập trung chủ yếu vào khu vực kinh tế trong nước, chứng tỏ Việt Nam chưa tận dụng được thời cơ, chậm khắc phục thách thức do cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình hội nhập đã cam kết. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng của chúng ta chưa có thương hiệu riêng hoặc phải dùng thương hiệu của nước khác khi xuất khẩu, nên không tạo ra được giá cả cạnh tranh với hàng hóa cùng loại của các nước trong khu vực và trên thế giới.

• Tài nguyên môi trường tiếp tục bì khai thác bừa bãi, người dân chưa có ý thức cao bảo vệ môi trường, ô nhiễm môi trường gia tăng. Hiệu quả sử dụng năng lượng đã tăng lên đáng kể, nhưng vẫn còn thấp, môi trường đang bị xuống cấp ở mức báo động, đặc biệt là sự gia tăng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm do bụi và khí thải, rác thải độc hại ở đô thị và khu công nghiệp.

• Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp và hầu như không được cải thiện từ năm 2001 đến nay. Năm 2009, Việt Nam bị tụt 5 hạng so với năm 2008, trong

39 

khi các nước trong khu vực lại cải thiện được vị thế cạnh tranh của mình trong bảng

Một phần của tài liệu tiểu luận chất lượng tăng trưởng kinh tế_cơ sở lý luận và thực tế ở việt nam (Trang 28)