Mô hình thanh toán ATM hiện tại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống giao dịch liên ngân hàng trong thanh toán ATM và một số đề xuất cải tiến (Trang 41)

Trang 41 / 73

lý thời gian thực cho thanh toán trực tuyến liên ngân hàng. Trong mô hình hiện tại giao dịch liên ngân hàng không được thực hiện trực tiếp mà theo cơ chế trung gian, nghĩa là thay vì thanh toán trực tiếp tại ngân hàng được lựa chọn, giao dịch được hạch toán thông qua ngân hàng sở hữu ATM với một tài khoản trung gian, sau đó việc thanh toán bù trừ giữa hai ngân hàng được thực hiện thông qua một chương trình tra soát. Khó khăn trong thanh toán thực chất chính là do sự không thống nhất trong việc giải quyết các yếu tố kỹ thuật chứ không phải nghiệp vụ. Chúng ta hãy xem xét sự ảnh hưởng của các mô hình tới khả năng đáp ứng xử lý thời gian thực của hệ thống trong 2 mô hình sau đây:

3.1.3.1 Mô hình thanh toán ATM cho 1 ngân hàng

Mô hình thanh toán ATM nội bộ của các ngân hàng được xây dựng theo mô hình 3 lớp thuần túy (Hình 8). Trong mô hình này máy chủ hệ thống chỉ được hiểu là máy chủ dành cho thanh toán trực tuyến qua ATM. Sau khi giao dịch của khách hàng kết thúc sẽ có những bút toán hạch toán nội bộ từ hệ thống ATM sang hệ thống chính theo một chu kỳ nhất định nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống thanh toán mà không làm mất đi khả năng đáp ứng thời gian thực của hệ thống ATM.

Hình 8: Áp dụng Mô hình xử lý giao dịch 3 lớp trong mô hình tập trung

Trang 42 / 73

Trong quá trình triển khai trước đây cho mỗi ngân hàng, mô hình này đáp ứng khá tốt các yêu cầu thanh toán tự động (bao gồm cả các yêu cầu bảo mật và tốc độ đáp ứng thời gian thực). Tuy nhiên, nếu chỉ thanh toán trong một ngân hàng thì khả năng đáp ứng các yêu cầu trên là tương đối đơn giản bởi hệ thống coi như đóng đối với các giao dịch thanh toán mở rộng ra bên ngoài (qua các ngân hàng khác hay qua Internet chẳng hạn). Hiện nay, các ngân hàng nhỏ hoặc mới thành lập hiện vẫn đang thanh toán ATM với mô hình này.

3.1.3.2 Mô hình thanh toán ATM liên ngân hàng

Khi xây dựng hệ thống thanh toán ATM trên toàn quốc, các ngân hàng không quá chú trọng đến mục tiêu lợi nhuận mà chỉ quan tâm nhiều tới vấn đề nâng cao thương hiệu và tạo uy tín. Trên thực tế, nghiệp vụ thanh toán ATM cho đến nay vẫn chưa thể mang lại lợi nhuận cho dù chi phí ban đầu là rất lớn.

Trong thời kỳ đầu thực hiện thanh toán ATM liên ngân hàng, để không phải thay đổi hệ thống quá nhiều dẫn đến phát sinh chi phí , các ngân hàng đã thống nhất sử dụng giải pháp trung gian là thực hiện thanh toán qua BANKNET với mô hình thanh toán như ở hình 9.

Trang 43 / 73

Hình 9: Mô hình xử lý trong thanh toán liên ngân hàng

Cơ chế hoạt động của mô hình này như sau:

1. Đối với giao dịch nội bộ dữ liệu từ ATM về thẳng trung tâm thanh toán của ngân hàng cung cấp dịch vụ như bình thường 2. Đối với giao dịch liên ngân hàng, luồng dữ liệu phải đi qua 3 lớp

giao dịch

2.1 Dữ liệu đi tới ngân hàng sở hữu máy ATM, do không phải dịch vụ của mình nên ngân hàng gửi tới tới cho BANKNET. Thông tin ngày giờ giao dịch được ghi lại để đối chiếu trong trường hợp có tính phí giao dịch.

2.2 Dữ liệu tới BANKNET được ghi nhận và gửi tới ngân hàng cung cấp dịch vụ.

Trang 44 / 73

2.3 Dữ liệu được chấp nhận xử lý tại ngân hàng cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp có giao dịch rút tiền các dữ liệu giao dịch được gửi tới cả 3 bên. Đối với ngân hàng sở hữu ATM, dữ liệu được hạch toán vào một tài khoản trung gian do ngân hàng khách tạo như một tài khoản đảm bảo thanh toán. Đối với ngân hàng dịch vụ, ngoài việc thực hiện thanh toán, dữ liệu còn được ghi lại để thực hiện tra soát với ngân hàng sở hữu ATM. Đối với BANKNET dữ liệu được ghi lại để đối chiếu giữa hai ngân hàng.

Đây là mô hình thay đổi nhằm mở rộng thanh toán liên ngân hàng nhưng không thay đổi phương thức thanh toán. Mô hình này ra đời nhằm đáp ứng tối thiểu sự thay đổi trong hệ thống và mang tính chiến thuật ngắn hạn. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, nó tạo ra những kẽ hở nghiêm trọng trong hạch toán khi hệ thống làm việc ở chế độ offline liên mạng theo nguyên tắc đáp ứng tối đa dịch vụ khi hệ thống riêng lẻ của các ngân hàng ổn định mà không quan tâm tới hoạt động của các ngân hàng khác. Ngoài ra việc không thay đổi phương thức thanh toán cũng gây khó khăn trong việc mở rộng các loại hình giao dịch khác trên nền tảng hệ thống ATM sẵn có ngay cả với những giao dịch được coi là thế mạnh của hình thức thanh toán điện tử này.

Dễ dàng có thể nhận ra, ngoài một Module tra soát thêm vào như là một phần đảm bảo thanh toán thì hệ thống trên không khác gì một tập hợp các hệ thống riêng lẻ của các ngân hàng. Trên thực tế, khi có lỗi trong giao dịch tra soát tự động (sự cố mạng giữa hai bên với nhau) thì hệ thống thanh toán vẫn được tiến hành (với nghiệp vụ tra soát thủ công) và đây chính là kẽ hở trong thanh toán. Một số vụ mất tiền ở Việt Nam mấy năm gần đây với số tiền lớn đều liên quan tới thanh toán liên ngân

Trang 45 / 73

hàng bởi lỗ hổng này.

3.1.3.3 Vấn đề thời gian chết

Mỗi hệ thống ngân hàng lớn luôn cần có thời gian để chạy hạch toán lỗ lãi cuối ngày, trong khoảng thời gian này, các hạch toán đều bị treo hoặc không thực hiện được. Đây chính là khoảng thời gian chết đối với các dịch vụ tự động mà ATM cũng không ngoại lệ.

Với đặc điểm như vậy, thời gian đáp ứng của các dịch vụ này không còn là 24/24. Với các ngân hàng khác nhau, thời gian này cũng không thống nhất. Như vậy, với các dịch vụ liên kết, thời gian đáp ứng còn giảm đi nhiều đặc biệt là với thanh toán quốc tế khi múi giờ khác nhau có thời gian chết khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống giao dịch liên ngân hàng trong thanh toán ATM và một số đề xuất cải tiến (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)