Phân tích độ phức tạp

Một phần của tài liệu Đánh giá thuật toán lập lịch cho dịch vụ VoIP trong hệ thống WiMAX Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử - viễn thông (Trang 74)

Độ phức tạp của các thuật toán được biết đến dựa trên việc tìm hiểu phân tích trong các tạp chí được công bố. Độ phức tạp của thuật toán WRR là hằng số đối với tất cả các trạm SS, vậy nên nó được biểu diễn O(1). Thuật toán WFQ đã được thảo luận và đánh giá có độ phức tạp là O(N) với N là số lượng trạm SS, tương tự cho thuật toán EDF là O(N). Các thuật toán lai (EDF+ WFD+FIFO) và (EDF+ WFD) có độ phức tạp là O(N) vì được thừa hưởng từ các thuật toán trên.

Tính toán độ phức tạp cho các thuật toán cơ hội không được đề cập trong chương này. Dựa trên phân tích của chúng tôi, độ phức tạp của thuật toán xuyên

74

tầng là O(N). Thuật toán này sở dĩ tăng độ phức tạp là bởi phần mã lặp lại dùng để gán độ ưu tiên cho các trạm SS.

Riêng với trường hợp của thuật toán lí thuyết hàng đợi có độ phức tạp là O(N2) bởi vì một phần trong các bước là gán một đơn vị băng thông của trạm SS bằng một giá trị ứng dụng nhỏ nhất cho đến khi không còn gói tin backlogged hoặc tất cả các băng thông có sẵn được gán hết. Thêm nữa số lượng lặp lại của vòng lặp while (bắt đầu từ dòng 30) có thể bằng với số lượng trạm SS vậy nên kết quả là độ phức tạp sẽ là O(N2). Sau đây là bảng thống kê độ phức tạp của các thuật toán đã trình bày.

Thuật toán Độ phức tạp

WRR O(1)

EDF O(N)

WFQ O(N)

Thuật toán xuyên tầng O(N) Thuật toán lai

(EDF+WFQ)

O(N) Thuật toán lai

(EDF+WFQ+FIFO)

O(N) Thuật toán lí thuyết

hàng đợi

O(N2)

75

CHƢƠNG 4: CÁC THUẬT TOÁN LẬP LỊCH CHO DỊCH VỤ VOIP TRONG HỆ THỐNG WIMAX

Một phần của tài liệu Đánh giá thuật toán lập lịch cho dịch vụ VoIP trong hệ thống WiMAX Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử - viễn thông (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)