Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền lợi trẻ em trong lĩnh vực hình sự

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi trẻ em theo pháp luật hình sự việt namx (Trang 25 - 28)

trong lĩnh vực hình sự

Trẻ em cần được chăm sóc, bảo vệ một cách toàn diện vì trẻ em là tương lai của đất nước, là nhân tố quyết định đến sự phát triển cua đất nước.Song hiện nay hệ thống pháp luât nước ta còn nhiều thiếu sót do đó viêc bảo vệ quyền lợi trẻ em còn chưa thống nhất, vì vậy tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi trẻ em như sau:

Trước hết là giải pháp cải cách trong pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam có ít những điều khoản đặc biệt quy định đối với trẻ em có liên quan đến thủ tục tố tụng hình sự với tư cách là nạn nhân, nhân chứng. Những quy định của pháp luật hiện nay là chưa đầy đủ để bảo vệ hoàn toàn và hỗ trợ cho nạn nhân, nhân chứng trẻ em trong các vụ án hình sự. Nên chăng, chúng ta cần xem xét những khuyến nghị sau đây, nhằm khắc phục những khó khăn nói trên:

a) Môi trường thân thiện với trẻ em khi công an tiến hành hỏi cung các em, thành lập phòng phỏng vấn thân thiện ở một số trụ sở công an ở một số thành phố có nhiều nạn nhân trẻ em;

b) Công an phải tuân thủ các kỹ thuật phỏng vấn thân thiện với trẻ em, ví dụ như hạn chế số lượng các buổi phỏng vấn, kỹ thuật đặt câu hỏi đặc biệt, sự có mặt bắt buộc của cha, mẹ hoặc người hỗ trợ, sự có mặt của cán bộ xã hội hoặc người hỗ trợ nạn nhân;

c) Nghĩa vụ phải cung cấp thông tin và tư vấn cho trẻ em và cha mẹ các em, giải thích đơn giản về thủ tục tố tụng hình sự, vai trò của những người liên quan;

d) Có cơ chế điều phối và chuyển tuyến để đảm bảo rằng nạn nhân trẻ em và gia đình các em được hỗ trợ phù hợp, tham vấn, tư vấn...trong và sau quá trình tố tụng;

e) Xây dựng cơ chế để nạn nhân trẻ em làm quen với môi trường của tòa án trước ngày xét xử;

f) Ưu tiên giải quyết nhanh chóng các trường hợp có liên quan đến trẻ em, ngắn hơn thời gian quy định;

g) Cần áp dụng các biện pháp để tạo ra môi trường tòa án thân thiện với trẻ em, trong đó có việc chỉ định hội đồng xét xử chuyên biệt, lấy lời khai của trẻ em trong phòng họp của Thẩm phán hơn là trong phòng xét xử, cho phép trẻ em cung cấp chứng cứ trong một phòng riêng biệt, hoặc sau một tấm màn che, quy định tố tụng kín bắt buộc trong những vụ án có liên quan đến nạn nhân trẻ em;

h) Chỉ định Nhóm chuyên biệt các điều tra viên, kiểm sát, thẩm phán và Hội thẩm nhân dân để xét xử tất cả những vụ án hình sự có liên quan đến trẻ em, đào tạo tập huấn chuyên biệt cho họ.

i) Thành lập chương trình Hỗ trợ nạn nhân ở các thành phố lớn có nhiều vụ án hình sự liên quan đến trẻ em. Chỉ định một cơ quan chính có trách nhiệm phân công và đào tạo cán bộ xã hội hoặc cán bộ tham vấn để đóng vai trò Người hỗ trợ nạn nhân, để hỗ trợ cho nạn nhân, nhân chứng trẻ em (ví dụ: Bộ LĐTBXH, Hội phụ nữ...). Người hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm: tham gia tất cả các buổi phỏng vấn và hỏi cung, thông báo cho nạn nhân và gia đình về tiến độ của kế hoạch chăm sóc, làm quen trẻ em với tòa án và thủ tục xét xử, tham gia phiên tòa xét xử với tư cách là người hỗ trợ cho nạn nhân, đảm bảo rằng trẻ em được chuyển tuyến phù hợp đến

những dịch vụ hỗ trợ trong và sau quá trình tố tụng(truyền thông, bảo vệ, tham vấn, điều trị thuốc, nơi trú tạm thời, tái hòa nhập xã hội, các dịch vụ phục hồi tâm lý và tâm lý xã hội...)

Tăng cường khả năng tiếp cận và chất lượng đại diện pháp lý cho nạn nhân là trẻ em thông qua các trung tâm tư vấn pháp lý, xây dựng các công cụ và sách hướng dẫn các luật sư kỹ năng cần thiết khi đại diện cho trẻ em.

Tiếp theo là một số đề nghị sửa đổi bộ luật hình sự và bộ luật tố tụng hình sự nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ quyền lợi trẻ em được tốt hơn.

● Sửa đổi Bộ luật Hình sự nhằm xác định rõ hơn hành vi vi phạm mại dâm trẻ em phù hợp với Nghị định thư không bắt buộc của Công ước về Quyền trẻ em.

● Sửa đổi Bộ luật Hình sự để xác định tội riêng về “buôn bán trẻ em” cho phù hợp với khái niệm đã được quốc tế công nhận và có trong Nghị định thư.

● Sửa đổi các quy định cấm bắt giữ và xử phạt hành chính trẻ dưới 18 tuổi bị bắt do làm mại dâm.

● Sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự để Công an, Kiểm sát và Tòa án có nhiều thẩm quyền hơn trong việc giải quyết những vụ việc liên quan đến người chưa thành nhiên theo cách hòa giải hoặc theo giải pháp không chính thức thay cho việc sử dụng các biện pháp xử lý hình sự,

● Đưa các điều khoản mới vào Bộ luật Tố tụng Hình sự đối với việc điều tra thân thiện với trẻ và các vụ tố tụngTòa án nhằm đảm bảo quyền của các nạn nhân là trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật ở tất cả các giai đoạn của quy trình tố tụng.

● Sửa đổi Bộ luật Hình sự để mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp tư pháp và áp dụng án treo đối với người chưa thành niên, và mở rộng các loại án phạt không giam giữ đối với bị đơn là người chưa thành niên. Tòa án cần được quyền tự quyết nhiều hơn trong việc quyết định hình phạt nào là phù hợp nhất đối với bị đơn là người chưa thành niên.

● Sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự để cho phép dẫn độ những người mang quốc tịch Việt Nam phạm tội lạm dụng hoặc bóc lột tình dục trẻ em ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền lợi trẻ em theo pháp luật hình sự việt namx (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w