trong nhóm, bầu nhóm trưởng ( nếu cần), gợi ý để trẻ liệt kê những công việc cần làm, cần những dụng cụ gì và sẽ làm như thế nào.
Gợi ý Hướng dẫn tổ chức lao động tập thể Thu dọn giá đồ chơi
Mục đích : Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động chung, củng cố thói quen ngăn nắp,
sạch sẽ, biết phối hợp cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ đến cùng, biết nhận xét về công việc của các bạn.
Chuẩn bị : Chậu nước, khăn lau, rổ đựng đồ chơi và chỗ làm việc của trẻ.
Tiến hành : Cho trẻ thảo luận, tự nhận nhóm làm việc, bầu nhóm trưởng ( nếu cần ), cô
giáo gợi ý các nhóm phân công công việc của các thành viên trong nhóm ( chia thành các nhóm, mỗi nhóm 2-3 trẻ, gồm : nhóm rửa các đồ chơi, nhóm lau bàn, ghế búp bê, nhóm lau các ngăn của giá đồ chơi....)
Khi các nhóm triển khai công việc, cô giáo quan sát từng nhóm, gợi ý thực hiện các thao tác khi cần thiết ( thông qua nhóm trưởng hoặc trực tiếp với từng trẻ ). Nhắc nhở nhóm trưởng thực hiện vai trò lãnh đạo nhóm của mình. Cô giáo chỉ can thiệp khi cần thiết hoặc đối với thao tác mới. Cô giáo lưu ý nhắc nhở nhóm nào làm xong trước giúp đỡ nhóm khác, giúp các bạn khác, ...( Rửa đồ chơi : Lấy nước cho vào chậu, cho lần lượt đồ chơi vào chậu nước, rửa kĩ từng cái một, một trẻ lấy khăn lau khô, một trẻ khác sắp xếp đồ chơi đã lau vào giá đồ chơi và xếp vào giá đựng...)
Khi kết thúc công việc, cô giáo cần xây dựng mối quan hệ giữa tập thể trẻ với các thành viên, cô có thể nhận xét chung : “ Tất cả chúng ta cùng làm xong công việc”, “Hôm nay các cháu làm việc rất đoàn kết, biết giúp đỡ lẫn nhau” ( cô giáo có thể nêu ví dụ ). Đồng thời cô gợi ý để trẻ nhận xét về kết quả công việc, về cảm nghĩ của bản thân sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chú ý đến sự hợp tác của các bạn trong nhóm, lớp. Điều này giúp củng cố ở trẻ những kinh nghiệm làm việc trong một tập thể nhỏ, hình thành kĩ năng thể hiện những mối quan hệ tốt đẹp giữa các bạn cùng tuổi.
www.mamnon.com
- Hoạt động tiếp theo : Để củng cố kĩ năng ở trẻ, cô giáo tạo môi trường thích hợp để giới thiệu, tổ chức cho trẻ tìm hiểu qua tranh ảnh, tham quan lao động của người lớn, của trẻ em. Tạo cho trẻ có cơ hội giúp đỡ người lớn lao động để hứng thú, củng cố hiểu biết và kĩ năng lao động của trẻ.
5. Một số lưu ý khi hướng dẫn trẻ khuyết tật tham gia hoạt động lao động
Đối với trẻ khuyết tật, cô giáo không đặt mục đích hình thành ở trẻ những kĩ năng lao động phức tạp, mà chỉ tạo cơ hội cho trẻ cùng tham gia, được tự trải nghiệm, nhằm hình thành ở trẻ một số kĩ năng tự phục vụ, tính tự tin, khả năng độc lập ( ở mức độ có thể ), một số hành vi văn hóa, lôi cuốn trẻ tham gia vào quá trình lao động càng nhiều càng tốt. Khi phân công lao động chung, cô giáo có thể gợi ý để trẻ khuyết tật tự lựa chọn công việc và nhóm bạn mà trẻ thích, đồng thời cô giáo phải khuyết khcíh các trẻ khác chú ý giúp đỡ, chỉ dẫn cho trẻ khuyết tật, tuy nhiên không nên đòi hỏi nhiều ở trẻ.