Giao phối ngẫu nhiên D Đột biến gen.

Một phần của tài liệu Tai lieu day them 12 (Trang 69)

Câu 58: Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi lai hai cây hoa trắng thuần chủng với nhau, thu được F

1 toàn cây hoa trắng. Cho F

1 giao phấn với nhau thu được F

2 gồm 81,25% cây hoa trắng và 18,75% cây hoa đỏ. Cho F 1 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F

2 thu được đời con. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở đời con số cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ

A. 1/12. B. 1/16. C. 1/8. D. 1/24.

ĐH 2011 – 162:

Câu 16: Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A1, A2 và A3; lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên trong quần thể này là

A. 18. B. 36. C. 30. D. 27.

Câu 22: Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá, kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là

A. 0,30AA : 0,45Aa : 0,25aa. B. 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. C. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. D. 0,10AA : 0,65Aa : 0,25aa.

Câu 35: Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của quần thể là 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá khác, tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của (P) là

A. 0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa. B. 0,350AA : 0,400Aa : 0,250aa. C. 0,400AA : 0,400Aa : 0,200aa. D. 0,375AA : 0,400Aa : 0,225aa.

ĐH 2010 – 381:

Câu 5: Trong quần thể của một loài lưỡng bội, xét một gen có hai alen là A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra và quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể 5 loại kiểu gen về gen trên. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây giữa hai cá thể của quần thể trên cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 1?

A. AA × Aa. B. Aa × aa. C. XAXA × XaY. D. XAXa × XAY.

Câu 16: Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa màu đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu hồng. B. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ.

C. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu hồng.

D. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng.

Câu 23: Một quần thể thực vật có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này sau ba thế hệ tự thụ phấn bắt buộc (F3) là:

A. 0,425AA : 0,050Aa : 0,525aa. B. 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. C. 0,375AA : 0,100Aa : 0,525aa. D. 0,35AA : 0,20Aa : 0,45aa.

Câu 34: Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là

Everyone thinks of changing the world, but no one thinks of changing himself 70

ĐH 2009 – 462:

Câu 4: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là

A. 0,25%. B. 0,0125%. C. 0,025%. D. 0,0025%.

Câu 38: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp tính theo lí thuyết là

A. 25%. B. 48%. C. 16%. D. 36%.

ĐH 2008 – 502:

Câu 5: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là

A. 56,25%. B. 18,75%. C. 37,5%. D. 3,75%.

Câu 11: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của

loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các alen A và a trong quần thể là

A. 0,4A và 0,6a. B. 0,5A và 0,5a. C. 0,6A và 0,4a. D. 0,2A và 0,8a.

Câu 13: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho

biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là:

A. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa. B. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.

C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. D. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa.

Câu 50: Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen

quy định nhóm máu có 3 alen (IA

, IB và I0). Cho biết các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là

A. 24. B. 10. C. 64. D. 54.

ĐH 2007 – 152:

Câu 10: Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ ba sẽ là:

A. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa. B. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa.

C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. D. 0, 375AA : 0,25Aa : 0,375aa.

Câu 29: Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền?

A. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. B. 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa.

C. 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. D. 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2 aa.

Câu 38: Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể, trong đó 100 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn (aa), thì số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể sẽ là

A. 9900. B. 900. C. 8100. D. 1800.

CĐ 2013 – 864:

Câu 1: Ở một loài sinh vật, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen là A và a. Một quần thể

của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số kiểu gen đồng hợp trội bằng hai lần tần số kiểu gen dị hợp. Theo lí thuyết, tần số alen A và a của quần thể này lần lượt là

A. 0,33 và 0,67. B. 0,2 và 0,8. C. 0,67 và 0,33. D. 0,8 và 0,2.

Câu 17: Ở một loài sinh vật lưỡng bội, xét hai lôcut gen. Lôcut I nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen;

lôcut II nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về hai lôcut trên?

A. 15. B. 9. C. 10. D. 4.

CĐ 2012 – 263 : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 14: Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Nếu

xảy ra tự thụ phấn thì theo lí thuyết, thành phần kiểu gen ở F2 là

Everyone thinks of changing the world, but no one thinks of changing himself 71

C. 0,55AA : 0,1Aa : 0,35aa. D. 0,5AA : 0,2Aa : 0,3aa.

Câu 38: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một

quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số cây hoa đỏ. Chọn ngẫu nhiên hai cây hoa đỏ, xác suất để cả hai cây được chọn có kiểu gen dị hợp tử là

A. 75,0%. B. 56,25%. C. 14,06%. D. 25%.

Câu 39: Một quần thể giao phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có 2 alen là A và a, trong

đó số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%. Tần số các alen A và a trong quần thể này lần lượt là

A. 0,38 và 0,62. B. 0,6 và 0,4. C. 0,4 và 0,6. D. 0,42 và 0,58.

CĐ 2011 – 953:

Câu 9: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Nếu một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền về cả hai cặp gen trên, trong đó tần số của alen A là 0,2; tần số của alen B là 0,4 thì tỉ lệ kiểu gen AABb là

A. 0,96%. B. 3,25%. C. 0,04%. D. 1,92%.

Câu 20: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.

Thế hệ ban đầu (P) của một quần thể có tần số các kiểu gen là 0,5Aa : 0,5aa. Các cá thể của quần thể ngẫu phối và không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F1 là

A. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. B. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.

C. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. D. 7 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng.

Câu 21: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho

cây (P) có kiểu gen Aa tự thụ phấn thu được F1; tiếp tục cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Biết rằng không có đột biến xảy ra, số cây con được tạo ra khi các cây F1 tự thụ phấn là tương đương nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình hoa đỏ ở F2 chiếm tỉ lệ

A. 37,5%. B. 62,5%. C. 50,0%. D. 75,0%.

Câu 38: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Thế

hệ xuất phát (P) của một quần thể tự thụ phấn có tần số các kiểu gen là 0,6AA : 0,4Aa. Biết rằng không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen của quần thể, tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây hoa đỏ ở F1 là

A. 96%. B. 32%. C. 90%. D. 64%.

CĐ 2010 – 251:

Câu 10: Trong quần thể ngẫu phối của một loài động vật lưỡng bội, xét một gen có 5 alen nằm trên nhiễm

sắc thể thường. Biết không có đột biến mới xảy ra, số loại kiểu gen tối đa có thể tạo ra trong quần thể này là

A. 4. B. 6. C. 15. D. 10.

Câu 21: Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen gồm 2 alen quy định. Cho (P) ruồi giấm đực mắt trắng giao phối với ruồi giấm cái mắt đỏ, thu được F1 gồm toàn ruồi giấm mắt đỏ. Cho các ruồi giấm ở thế hệ F1 giao phối tự do với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 3 con mắt đỏ : 1 con mắt trắng, trong đó ruồi giấm mắt trắng toàn ruồi đực. Cho ruồi giấm cái mắt đỏ có kiểu gen dị hợp ở F2 giao phối với ruồi giấm đực mắt đỏ thu được F3. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra, theo lí thuyết, trong tổng số ruồi giấm thu được ở F3, ruồi giấm đực mắt đỏ chiếm tỉ lệ

A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 100%.

Câu 31: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,6AA : 0,4Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, người ta thu được ở đời con 8000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. 7680. B. 2560. C. 5120. D. 320.

CĐ 2009 – 138:

Câu 21: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài. Một

quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 6000 cây, trong đó có 960 cây hạt dài. Tỉ lệ cây hạt tròn có kiểu gen dị hợp trong tổng số cây hạt tròn của quần thể này là

A. 42,0%. B. 57,1%. C. 25,5%. D. 48,0%.

Câu 25: Một quần thể động vật, xét một gen có 3 alen trên nhiễm sắc thể thường và một gen có 2 alen trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Quần thể này có số loại kiểu gen tối đa về hai gen trên là

Everyone thinks of changing the world, but no one thinks of changing himself 72

A. 30. B. 60. C. 18. D. 32.

CĐ 2008 – 106:

Câu 5: Giả sử một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,21AA : 0,52Aa : 0,27aa, tần số của alen A và alen a trong quần thể đó là:

A. A = 0,73; a = 0,27. B. A = 0,27; a = 0,73.

C. A =0,53; a =0,47. D. A = 0,47; a = 0,53.

Câu 15: Giả sử trong một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát các cá thể đều có kiểu gen Aa. Tính theo lý

thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là

A. 46,8750%. B. 48,4375%. C. 43,7500%. D. 37,5000%.

Câu 17: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. 0,01Aa : 0,18aa : 0,81AA. B. 0,81 Aa : 0,01aa : 0,18AA.

C. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa. D. 0,81Aa : 0,18aa : 0,01AA.

Câu 30: Ở một loài động vật, các kiểu gen: AA quy định lông đen; Aa quy định lông đốm; aa quy định lông trắng. Xét một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 500 con, trong đó có 20 con lông trắng. Tỉ lệ những con lông đốm trong quần thể này là

A. 64%. B. 16%. C. 32%. D. 4%.

Câu 32: Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là : 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. Nếu

cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ sau thành phần kiểu gen của quần thể tính theo lý thuyết là:

A. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. B. 0,375AA : 0,250Aa : 0,375aa.

C. 0,125AA : 0,750Aa : 0,125aa. D. 0,375AA : 0,375Aa : 0,250aa.

CĐ 2007 – 194:

Câu 20: Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Bb. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lý thuyết thì tỷ lệ thể dị hợp (Bb) trong quần thể đó là

A. 1/4. B. (1/2)4. C. 1/8. D. 1- (1/2)4.

Câu 32: Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào sau đây?

A. AaBbCcDd x AaBbCcDd. B. AaBbCcDd x aaBBccDD.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tai lieu day them 12 (Trang 69)