TRONG THỜI GIAN QUA
2.1.Khái quát tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI của cả nước trong thời gian qua
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) đánh dấu một bước ngoặt lớn trên con đường phát triển của đất nước ta, mở rộng cánh cửa hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế khu vực và thế giới. Sau 25 năm, hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và lĩnh vực đầu tư nói riêng, đặc biệt là hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng đóng vai trò quan trọng và là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Qua 25 năm thu hút, nhất là trong thời gian hơn 10 năm trở lại đây (2000 - 2010), FDI đã trải rộng khắp 64 tỉnh thành của cả nước. Chúng ta đã không còn những địa phương “trắng” FDI cũng như FDI đã thật sự trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của mỗi địa phương.
Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Cùng với việc thực hiện các cam kết về mở cửa thương mại, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đứng trước những cơ hội lớn. Chỉ sau một năm gia nhập WTO, FDI vào Việt Nam đạt mức đột phá về số lượng và có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất. Năm 2007, tính chung cả cấp mới và tăng vốn, thu hút FDI cả nước đạt 20,3 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, gần bằng tổng mức đầu tư nước ngoài trong vòng 20 năm, kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987. Thu hút FDI sau hội nhập WTO cũng đã đi vào chiều sâu khi các dự án đầu tư đã tập trung vào các lĩnh vực mà chúng ta ưu tiên thu hút FDI phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như các dự án công nghệ cao, dự án khu đô thị mới, hiện đại. Tuy nhiên, hội nhập WTO với những ảnh hưởng của nó tới thu hút FDI lại chưa mang tới hiệu ứng tích cực về góp phần chuyển dịch cơ cấu FDI theo vùng lãnh thổ, khi mà “mở cửa” đem lại ngày càng nhiều cơ hội cho các địa bàn trọng điểm, có lợi thế lớn về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực như vùng KTTĐ phía Nam, KTTĐ Bắc Bộ… Có thể thấy được điều này qua biểu đồ thể hiện cơ cấu FDI theo vùng lãnh thổ trong giai đoạn 2000 - 2006 và 2007 - 2010 dưới đây:
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn FDI đăng ký của cả nước theo vùng lãnh thổ giai đoạn 2000 - 2006
Đơn vị: %
Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn FDI đăng ký của cả nước theo vùng lãnh thổ giai đoạn 2007 - 2010
Đơn vị: %
Hai biểu đồ trên cho thấy cả trước và sau khi gia nhập WTO, cơ cấu FDI của cả nước vẫn tồn tại sự mất cân đối rõ rệt giữa các vùng miền, tuy nhiên, cơ cấu FDI theo vùng giai đoạn 2007 - 2010 đã ít nhiều có sự chuyển biến tích cực hơn với sự vươn lên của vùng KTTĐ Trung Bộ. Nói chung, chiếm tỷ trọng lớn về vốn vẫn là “điểm vàng” của cả nước như vùng KTTĐ phía Nam với Tp.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai; vùng KTTĐ Bắc Bộ với Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng… Sau khi Việt Nam hội nhập WTO, đây là những vùng có cơ hội hội nhập trước tiên và vì thế ngày càng thu hút được nhiều vốn FDI, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và các vùng phụ cận. Dưới đây chúng ta sẽ cùng xem xét cụ thể về cơ cấu FDI trong giai đoạn 2007 - 2010.
Xem xét trên phạm vi các vùng lãnh thổ trên cả nước, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam luôn là vùng dẫn đầu về thu hút FDI. Tính đến cuối năm 2010, tại đây còn 4.824 dự án với tổng vốn đầu tư là 104,2 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký (Biểu đồ 2.2). Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với 2.398 dự án, tổng vốn đăng ký là 30,9 tỷ USD, chiếm 29,7% tổng vốn đăng ký của vùng. Tiếp theo thứ tự là Bà Rịa - Vũng Tàu (986 dự án với tổng vốn đăng ký 28,3 tỷ USD) chiếm 27,3% vốn đăng ký của vùng; Đồng Nai (1.550 dự án với tổng vốn đăng ký 21,48 tỷ USD) chiếm 20,6% vốn đăng ký của vùng; Bình Dương (659 dự án với tổng vốn đăng ký 19,17 tỷ USD) chiếm 18,4% vốn đăng ký của vùng; Long An (217 dự án với tổng vốn đăng ký 4,16 tỷ USD) chiếm 4,0% vốn đăng ký của vùng.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ gồm 07 tỉnh, thành là Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên; đứng thứ hai cả nước về thu hút FDI với 2.713 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 52 tỷ USD, chiếm 27% tổng vốn đăng ký cả nước. Trong đó, Hà Nội đứng đầu với 957 dự án, tổng vốn đăng ký là 29,3 tỷ USD, chiếm khoảng 56% vốn đăng ký của cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng (968 dự án với tổng vốn đăng ký 11,6 tỷ USD); Bắc Ninh (195 dự án với tổng vốn đăng ký 4,27 tỷ USD); Vĩnh Phúc (210 dự án với tổng vốn đăng ký 2,8 tỷ USD); Hải Dương (271 dự án với tổng vốn đăng ký 2,7 tỷ USD); và Quảng Ninh (94 dự án với tổng vốn đăng ký 1,77 tỷ USD).
Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ gồm Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên thu hút được 771 dự án với tổng vốn đăng
ký 15,43 tỷ USD chiếm 8,0% tổng vốn đăng ký của cả nước. Trong đó, Phú Yên với 69 dự án, tổng vốn đăng ký 4,9 tỷ USD hiện đứng đầu các tỉnh miền Trung. Tiếp theo là Quảng Nam (32 dự án với tổng vốn đăng ký 4,1 tỷ USD); Đà Nẵng (113 dự án với tổng vốn đăng ký 3,8 tỷ USD)… Các tỉnh miền Trung trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ trong thu hút vốn FDI, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế do có lợi thế lớn về vị trí địa lý và có các danh lam thắng cảnh đẹp. Tuy nhiên, những kết quả này vẫn còn dưới mức nhu cầu và tiềm năng của vùng.
Tiếp theo là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với 610 dự án và 9,64 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 5,0% tổng vốn đăng ký của cả nước.
Các vùng khác như Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên, hoạt động thu hút vốn FDI chỉ đạt những kết quả hết sức khiêm tốn mặc dù Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý - kinh tế khó khăn. Cả ba vùng này thu hút trên 700 dự án với tổng vốn đăng ký là 10,03 tỷ USD, chiếm khoảng 6,0% tổng vốn đăng ký của cả nước. Trong đó, tính đến cuối năm 2010, cả vùng Tây Bắc có 253 dự án với tổng vốn đăng ký là 1,53 tỷ USD, chỉ tương đương 0,8% tổng vốn FDI của cả nước. Nếu so sánh với việc vùng Tây Bắc chiếm 33% diện tích và chiếm 13,5% dân số của cả nước, thì con số 0,8% trên là hết sức “khiêm tốn”.
Xem xét trên phạm vi 64 tỉnh thành trong cả nước, tính đến cuối năm 2010, dẫn đầu về thu hút FDI là Tp Hồ Chí Minh, tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng, Phú Yên, Ninh Thuận, Hà Tĩnh và Thanh Hóa. 10 tỉnh, thành phố thu hút FDI lớn nhất này đã chiếm tới 75,6% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước; 54 tỉnh, thành còn lại chỉ chiếm khoảng 24,4% tổng vốn đăng ký. Đây cũng là những địa phương có tốc độ tăng trưởng FDI cao của cả nước trong những năm qua. Có thể thấy rõ sự chênh lệch về tăng trưởng trong thu hút FDI của một số tỉnh tiêu biểu trong từng khu vực qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng nguồn vốn FDI tại một số tỉnh, thành phố tiêu biểu
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài
Tính riêng trong năm 2010, cả nước có 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó Quảng Nam có số vốn đăng ký lớn nhất với 4,17 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bà Rịa - Vũng Tàu với 2,4 tỷ USD, chiếm 13,9%; Quảng Ninh với 2,14 tỷ USD, chiếm 12,5%; thành phố Hồ Chí Minh với 1,89 tỷ USD, chiếm 11%; Nghệ An với 1,32 tỷ USD, chiếm 7,7%. Trong số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép trong năm 2010, các dự án lớn đáng chú ý là: Dự án Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An) do nhà đầu tư Xin - ga-po đầu tư tại Quảng Nam với số vốn đăng ký 4 tỷ USD; Công ty TNHH điện lực AES - TKV Mông Dương (BOT nhiệt điện Mông Dương 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh với số vốn đăng ký là 2,1 tỷ USD; Dự án Công ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An với số vốn là 1 tỷ USD; Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ, mục tiêu xây dựng, kinh doanh Khu trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại, kinh doanh bất động sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu với số vốn 902,5 triệu USD.
Cũng theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, vốn bình quân của một dự án FDI cũng có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng miền trong cả nước. Trong đó, khu vực Tây Bắc ( bao gồm tỉnh Lào Cai) luôn có mức vốn bình quân thấp nhất cả nước (Bảng 2.1 và biểu đồ 2.4).
Bảng 2.1: Quy mô vốn bình quân một dự án FDI của cả nước năm 2000 và năm 2010
Đơn vị: triệu USD
Vùng Vốn bình quân một dự án FDI
Năm 2000 Năm 2010
Vùng KTTĐ phía Nam 16,8 21,6
Vùng KTTĐ Bắc bộ 15,9 19,2
Vùng KTTĐ Trung bộ 5,0 20
Vùng đb sông Cửu Long 7,2 15,8
Vùng Tây Bắc 0,8 6,0
Vùng Đông Bắc và Tây Nguyên 7,4 13,4
Cả nước 8,8 16,0
Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài
Biểu đồ 2.4: Quy mô vốn bình quân một dự án FDI của cả nước năm 2010
Đơn vị: triệu USD
Như vậy, có thể thấy rằng, dòng vốn FDI ngày càng ào ạt dồn vào các tỉnh, các khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, trình độ khoa học và công nghệ cao, làm cho các vùng này vốn đã là “điểm sáng” của cả nước lại càng có thêm cơ hội trở thành các cực phát triển. Một mặt, đây là những “đầu tàu” thúc đẩy nền kinh tế khu vực nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung, nhưng mặt khác lại làm gia tăng khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các tỉnh, các vùng trong cả nước. Và như thế, sự mất cân đối trong cơ cấu FDI có thể dẫn tới những tác động không mong muốn tới nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, tồn tại sự mất cân đối này trong thời gian qua là một điều dễ hiểu, bởi lẽ nhà đầu tư trước hết là nhà kinh tế, việc lựa chọn đầu tư tại những vùng, những địa phương hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi sẽ giảm bớt rủi ro, chi phí và có nhiều cơ hội mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh, từ đó cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với việc đảm bảo các vấn đề xã hội ở địa phương. Mặc dù hiện nay, công tác xúc tiến đầu tư vào các tỉnh ít thuận lợi hơn đang rất được nhà nước quan tâm, nhưng nếu yếu tố then chốt là cơ sở hạ tầng chưa được nâng cấp đồng bộ và hiện đại, chúng ta sẽ vẫn phải tiếp tục chấp nhận tình trạng “nước chảy chỗ trũng” như hiện nay trong ít nhất là một thập kỷ tới.
2.2.Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI tại tỉnh Lào Cai
2.2.1.Thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Lào Cai
2.2.1.1.Nhịp độ thu hút và quy mô đầu tư bình quân a,Về nhịp độ thu hút FDI
Mặc dù đất nước ta mở cửa nền kinh tế, bắt đầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ năm 1986 và tới năm 1988 có dự án FDI đầu tiên, nhưng tại tỉnh Lào Cai, phải đến năm 1996, dự án có vốn FDI đầu tiên mới xuất hiện và tới năm 1999, dự án này mới chính thức đi vào hoạt động. Cũng trong năm này, Lào Cai mới có dự án FDI thứ hai được cấp phép đầu tư. Như vậy, thu hút FDI tại Lào Cai có “độ trễ” gần 10 năm so với thu hút FDI của cả nước, lại thêm những điều kiện hết sức khó khăn về điều kiện địa lý, địa hình, điều kiện kinh tế và xã hội còn lạc hậu, hoạt động thu hút FDI của tỉnh Lào Cai càng đối mặt với nhiều bất lợi. Mặc dù vậy, cùng với những nỗ lực của cả nước trong công tác xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, tỉnh Lào Cai cũng đã xây dựng được nhữngchính sách ưu đãi riêng trong lĩnh vực thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Từ đó, tỉnh đã bước đầu thu được những thành công, đem đến những đóng góp nhất định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của khu vực miền núi Tây Bắc.
Giai đoạn 1996 - 1999 là giai đoạn bắt đầu của các dự án FDI vào tỉnh Lào Cai, khởi đầu bằng Dự án xây dựng và kinh doanh khách sạn Victoria Sa Pa của tập đoàn xuyên quốc gia chuyên kinh doanh khách sạn với thương hiệu Victoria (năm 1996), sau đó là các dự án đầu tư với quy mô nhỏ của các nhà đầu tư Trung Quốc, tập trung vào các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, thương mại, mậu dịch, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản và lắp ráp công nghiệp giản đơn. Trong giai đoạn này, tỉnh thu hút được 4 dự án đầu tư với tổng đầu tư đăng ký là 17,2 triệu USD (mức đầu tư bình quân 4,3 triệu USD/dự án).
Giai đoạn 2000 - 2010 là giai đoạn mà thu hút FDI tại tỉnh thực sự đạt được nhiều thành tựu.
Bảng 2.2 : Quy mô và tốc độ gia tăng FDI tỉnh Lào Cai giai đoạn 2000 - 2010 STT Năm Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Tốc độ tăng vốn đăng ký (%) Quy mô BQ 1 DA (triệu USD) Tốc độ tăng quy mô BQ 1 DA (%) 1 2000 5 4,663 - 0,932 - 2 2001 2 4,021 -13,79 2,010 115,26 3 2002 5 7,495 86,44 1,499 -25,42 4 2003 9 7,902 5,43 0,878 -41,42 5 2004 6 6,659 -15,73 1,109 26,31 6 2005 3 1,013 -83,43 0,337 -69,61 7 2006 6 208,426 20.475,18 34,730 10305,63 8 2007 5 9,547 -95,41 1,909 -94,50 9 2008 5 73,595 670,87 14,718 670,97 10 2009 4 18,746 -74,25 4,686 68,16 11 2010 - 163,800 775,30 - - Tổng 50 505,867 - - -
Ghi chú: Năm 2010, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có dự án nào được cấp mới Giấy chứng nhận đầu tư nhưng có 02 dự án điều chỉnh tăng vốn điều lệ và vốn đầu tư lên tới 163,8 triệu USD.
Biểu đồ dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn sự tăng trưởng vốn FDI đăng ký của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2000 - 2010
Biểu đồ 2.5: Vốn FDI đăng ký của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2000 - 2010
Đơn vị : triệu USD
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, có thể thấy giai đoạn 2000 - 2006, tình hình thu hút FDI của tỉnh có sự biến động mạnh mẽ. Tỉnh đã thu hút được 36 dự án FDI của các nhà đầu tư đến từ các nước khác nhau (bình quân 5 dự án/năm), với tổng vốn đăng ký đầu tư 240,178 triệu USD (bình quân 6,67 triệu USD/dự án), vốn điều lệ là 96,471 triệu USD. Trong đó, có 02 dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy