Để trích chọn thông tin phƣơng tiện gây tai nạn, tác giả sử dụng luật để trích chọn. Luật đƣợc minh hoạ trong công thức sau:
34
Phương tiện gây tai nạn= <danh từ> + <động từ> (3.4) Trong đó:
Danh từ: gồm các từ phƣơng tiên giao thông trong từ điển nhƣ: xe khách, xe tải, xe đầu kéo,... Chi tiết của tập các phƣơng tiện giao thông đƣợc liệt kê trong bảng 3.1.
Động từ: gồm các từ nhƣ, đối đầu, đâm xe, gây tại nạn, đụng xe, đâm nhau...
Chi tiết của tập các động từ như sau, verbs={"đâm nát đầu", "đâm xe", "đấu đầu", "xe đối đầu", "đụng xe", "đâm nhau","tai nạn giao thông", "gây tai nạn", "gặp tai nạn", "húc nhau", "lao xuống gầm", "chui vào gầm", "bị tông", "tông mạnh", "cán chết", "cán qua", "húc", "đâm", "chui gầm", "lật tàu", "trật bánh", "tàu trật bánh", "đắm thuyền", "chìm thuyền", "lật thuyền", "lật ngửa", "cán chết"};
Ví dụ 5: Khoảng 17h ngày 26/5/2014 tại Km 677 + 700 trên QL1A đoạn đi qua địa phận thôn Dinh Mười xã Duy Ninh huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã xảy ra một vụ tai nạn làm một nam thanh niên tử vong. Vào thời điểm nói trên, chiếc xe ô tô tải mang BKS 60C-116.80 đang lưu thông theo hướng Bắc Nam, khi đi đến địa bàn xã Duy Ninh, bất ngờ một nam thanh niên điều khiển xe máy mang BKS 73G1 - 074.03 đang chạy ngược chiều đâm chính diện vào đầu xe tải, tử vong tại chỗ.Nạn nhân được xác định là Ngô Đình Lâm (SN 1989) trú tại thôn Phú Lộc xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình).
Kết quả của ví dụ 5: phƣơng tiên gây tai nạn là xe máy
3.5. TỔNG KẾT
Trong chƣơng này, tác giả đã đề xuất phƣơng pháp và mô hình giải quyết bài toán tổng quan trích chọn sự kiện vụ tai nạn. Đồng thời tác giả cũng trình bày chi tiết phƣơng pháp và mô hình giải quyết hai bài toán: bài toán phát hiện sự kiện vụ tai nạn và bài toán trích chọn sự kiện vụ tai nạn; bài toán thứ nhất tác
35
gia đã dùng phƣơng pháp kết hợp luật và học máy để phát hiện sự kiện vụ tai nạn giao thông và dữ liệu này đƣợc làm đầu vào cho bài toán thứ hai. Ở bài toán thứ hai này, các thông tin đƣợc trích chọn là: thời gian, địa điểm, số thương vong, và phương tiện gây tai nạn. Trong cả hai bài toán đều dùng phƣơng pháp kết hợp giữa luật và học máy . Trong chƣơng 4, tác giả sẽ chứng minh tính hiệu quả của phƣơng pháp bằng phƣơng pháp thực nghiệm.
36 Chƣơng 4. THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
Chƣơng này tác giả sẽ trình bày về môi trƣờng, công cụ, cũng nhƣ các gói đƣợc tác giả xây dựng; bên cạnh đó, tác giả cũng chứng minh tính hiệu quả của phƣơng pháp thông qua hai bài toán quan trọng là phát hiện sự kiện và trích chọn sự kiện; cuối cùng, tác giả trình bày một số bàn luận liên quan tới kết quả thực nghiệm của phƣơng pháp đề xuất cũng nhƣ phần tổng kết chƣơng.