5. ĐIỀU TRỊ ĐIẾC ĐỘT NGỘT
5.2. Điều trị nguyên nhân
Dựa vào khai thác tiền sử, bệnh sử, thăm khám, các xét nghiệm cận lâm sàng, có thể tìm thấy nguyên nhân như nhiễm độc thuốc, viêm nhiễm, do rối loạn chuyển hóa…vv, và kết hợp điều trị nguyên nhân. Tuy nhiên phần lớn nguyên nhân chính sinh bệnh thường không rõ ràng nên việc điều trị ĐĐN gặp nhiều khó khăn. Một số nguyên nhân gây ĐĐN có thể trị được:
Tự miễn:
Nghe kém do tự miễn có thể đi kèm với hay là một phần của bệnh tự miễn toàn thân như hội chứng Cogan, u hạt Wegener, viêm nốt đa động mạch, viêm động mạch thái dương, bệnh Buerger (viêm tĩnh mạch thuyên tắc) và lupus ban đỏ hệ thống, hoặc có thể là nguyên phát đối với tai trong.
Hội chứng Cogan là một bệnh tự miễn của giác mạc và bộ tiền đình ốc tai, được Cogan mô tả lần đầu trong những năm 1940. Bệnh xảy ra chủ yếu ở người trưởng thành trẻ (22 - 29 tuổi) và biểu hiện đặc trưng là viêm sừng mô kẽ và các cơn chóng mặt giống Meniere, thất điều, ù tai, buồn nôn và nôn, nghe kém phát triển trong nhiều tháng. Nghe kém dao động trong hội chứng Cogan xảy ra với những đợt trầm trọng và thuyên giảm bệnh. Hầu hết tác giả gợi ý sử dụng prednisone 1mg/kg thể trọng trong 2 - 4 tuần và giảm nhanh đối với các trường hợp thuyên giảm hoàn toàn và giảm chậm đối với các trường hợp đáp ứng không hoàn toàn. Kết quả tốt nhất là các bệnh nhân mà được điều trị ngay sau khi khởi phát các triệu chứng. Các bệnh nhân không thể điều trị với coticosteroid và có nghe kém 2 tai tiến triển, nên xem xét cấy ốc tai.
Chấn thương:
Vỡ mê đạo màng do chấn thương được chấp nhận là nguyên nhân của ĐĐN. Vỡ màng ốc tai có thể hoặc ở trong ốc tai (xảy ra trong bệnh Meniere) hoặc liên quan đến cửa sổ tròn và / hoặc bầu dục với kết quả là dò ngoại dịch. Tiền sử bệnh sẽ thường có các yếu tố kích động như đập mạnh vào đầu, nhảy mũi, cúi xuống, nhấc 1 vật nặng, tiếp xúc với những thay đổi đột ngột về áp lực (như trong lúc bay hay lặn), hoặc tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Điều trị ban đầu bao gồm 05 ngày nghỉ ngơi tại giường tuyệt đối với đầu giường cao 30 độ. Bệnh nhân nên tránh cố sức hay hỉ mũi mạnh. Thuốc làm mềm phân có
thiện, cần theo dõi thêm 06 tuần. Nếu không cải thiện sau 05 ngày, cần điều trị phẫu thuật bao gồm thám sát tai giữa với bít tắc lỗ dò.
U tân sinh:
U thần kinh thính giác thường đi kèm với nghe kém tiến triển dần. Tuy nhiên, việc sử dụng CT và MRI rộng rãi đã cho thấy rằng gần 10% - 19% các bệnh nhân có u thính giác hiện diện ĐĐN. Người ta thống kê là 1% các bệnh nhân ĐĐN không cân xứng sẽ có u thần kinh thính giác. Thêm vào đó, các nghiên cứu hình ảnh này tìm thấy các rối loạn khác như xơ cứng từng mảng và các thay đổi thiếu máu có thể đi kèm với ĐĐN.
Điếc kiểu tiếp nhận, tuần tiến một bên, chủ yếu là tần số cao. Không có hồi thính, thoái ngưỡng nghe và thoái hóa phản xạ xương bàn đạp, chứng tỏ thính giác mệt mỏi nhanh chóng.
Chẩn đoán sớm phát hiện khối u còn nằm trong ống tai trong có thể giải quyết bằng phẫu thuật với tỉ lệ tử vong thấp, rối loạn thính giác có thể hồi phục.