Khối bàn phím PS2

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG TRÒ CHƠI FLAPPY BIRD TRÊN KIT DE1 ALTERA TẠI PHÒNG NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG NHÚNG VÀ TÍNH TOÁN KHẢ TRÌNH – VIỆN ĐTVT - BKHN (Trang 29)

B. NỘI DUNG

2.2.3.4. Khối bàn phím PS2

Khối keyboard trong hệ thống được thiết kế như một thành phần trong SOPC - module PS2, là một thành phần được nhóm bổ sung thêm vào để có thể sử dụng được cá thư viện điều khiển việc nhận gửi tín hiệu qua giao tiếp PS2.

Hình 2.2.3.9 Module Ps2 trong SOPC

Với khối này, trên phần mềm ta có một bộ thư viện bao gồm:

 altera_up_avalon_ps2.h : hỗ trợ kết nối PS2

 altera_up_ps2_keyboard.h : chứa các hàm xử lí bàn phím

 altera_up_ps2_mouse.h : chứa các hàm xử lí chuột

Hai thư viện đầu tiên được sử dụng để xử lí tín hiệu từ keyboard. Khi có tín hiệu từ keyboard đến, một ngắt (interrupt) sẽ được thực hiện, trong đó chứa tín hiệu di chuyển của chim (mỗi lần nhấn keyboard là chim nhảy lên).

Để sử dụng ngắt bàn phím, ta cần kích hoạt ngắt hệ thống (global) và gán mức ưu tiên ngắt bàn phím vào đó. Việc này được thực hiện bởi 2 hàm alt_irq_register() và lt_up_ps2_enable_read_interrupt(). Tiến trình xử lí ngắt được thực hiện trong

2.2.4. Kiểm thử hệ thống

Sau khi hoàn thiện thiết kế và đi vào thực hiện hệ thống, em và các bạn trong nhóm đã trực tiếp kiểm thử hệ thống.

Hình 2.2.4.1M n hình chơi

Chương 3. Nhận xét đề xuất

3.1. Ưu điểm

Về phòng nghiên cứu:

 Có đầy đủ các thiết bị (KIT thực hành, các thiết bị ngoại vi, các

thiết bị phục vụ cho việc báo cáo..) để hỗ trợ sinh viện trong thời gian thực tập và làm việc tại đây.

 Không gian làm việc tương đối yên tĩnh và chuyên nghiệp

 Nhận được sự giúp đỡ của các anh chị là nghiên cứu sinh, các anh

chị là sinh viên khóa trước đang làm việc tại lab.

 Được tham gia các buổi trainning khác nhau, nội dung trainning

phong phú và rất hữu ích. Các vấn đề liên quan đến trainning được chuẩn bị rất đấy đủ và chu đáo

 Môi trường làm việc chuyên nghiệp

Về cá nhân sinh viên:

 Hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được giao.

 Tham gia đầy đủ các hoạt động của phòng nghiên cứu

 Tích cực tìm hiểu tài liệu

 Chấp hành tốt nội quy, lên lab sinh hoạt đầy đủ và đúng thời gian

đã quy định

 Hằng tuần có báo cáo tiến độ công việc cũng như công việc đã

hoàn thành và kế hoạch tuần tới.

3.2. Nhược điểm

Về phòng nghiên cứu:

 Số lượng KIT còn có hạn, ảnh hưởng đến các nhóm khi cần một

số lượng KIT lớn.

 Không gian của phòng nghiên cứu còn hạn hẹp, chưa đáp ứng

được không gian nghiên cứu và làm việc của số lượng lớn sinh viên. Về cá nhân:

 Độ tập trung trong công việc nhiều lúc chưa cao, ảnh hưởng đến

tiến độ làm việc của nhóm.

 Khả năng sử dụng Tiếng Anh còn hạn chế.

3.3. Đề xuất

Em rất mong các cán bộ của Viện quan tâm và xem xét hỗ trợ kinh phí cho phòng nghiên cứu, giải quyết thêm về vấn đề không gian làm việc của phòng.

C. KẾT LUẬN

Sau một tháng thực tập học tập nghiên cứu tại phòng nghiên cứu, em và các bạn trong nhóm đã xây dựng được một hệ thống nhúng hoàn chỉnh. Trò chơi của nhóm thiết kế đảm bảo các yêu cầu thực tế (có thể chơi được), đã được kiểm thử.

Qua việc thiết kế một hệ thống như vậy, em đã học được nhiều kĩ năng để nâng cao năng lực bản thân. Biết phân tích một bài toán thực tế, đưa ra các giải pháp khác nhau cho hệ thống và chọn giải pháp tối ưu, bắt tay vào thiết kế một hệ thống thực. Nâng cao được các kĩ năng về sử dụng các ngôn ngữ mô tả phần cứng, ngôn ngữ lập trình phần mềm, thành thạo các giao tiếp với các thiết bị ngoại vi khác nhau.

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo viện đã tạo điều kiện cho em được tham gia đợt thực tập thực tế này. Chân thành cảm ơn thầy Phạm Ngọc Nam đã nhận và hướng dẫn em trong các công việc được giao. Cảm ơn các anh chị và các bạn trong phòng nghiên cứu đã tận tình giúp đỡ.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG TRÒ CHƠI FLAPPY BIRD TRÊN KIT DE1 ALTERA TẠI PHÒNG NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG NHÚNG VÀ TÍNH TOÁN KHẢ TRÌNH – VIỆN ĐTVT - BKHN (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)