2.1.2 Kỹ năng 19:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KINH NGHIỆM MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC VÀ KỸ NĂNG NGHE HỮU ÍCH GIÚP NGƯỜI HỌC CÓ THỂ TỰ TIN KHI THANM GIA VÀO KỲ THI CHUẨN CHÂU ÂU (Trang 38)

Khả năng để đoán trước những câu hỏi cho các câu trả lời ở phần B này rất có ích cho bạn. Ví dụ: Trong phần trả lời trong sách bạn đọc được những câu hỏi sau:

A. In the aiport B. In the library. C. In the dormitory.

D. In the travel agent’s office.

Với ví dụ trên chúng ta hoàn toàn có thể chắc chắn rằng câu hỏi cho những cau trả lời trên sẽ là đoạn hội thoại diễn ra ở đâu. Khi bạn đã đoán chắc được những câu hỏi trên bạn có thể nghe một cách kỹ lưỡng hơn để tìm ra câu trả lời đúng nhất.

Trong quá trình nghe phần B bạn nên tạp trung những kỹ năng sau:

III.2.1.3. Kỹ năng 20: Quyết định về chủ đề

Khi bạn nghe mỗi đoạn hội thoại trong phần B, bạn nên nghĩ về chủ đề hoặc ý chính cho nội dung mỗi đoạn hội thoại. Thông thường câu thứ nhât hoặc câu thứ hai thường đề cập đến chủ đề vì thế nên tự đoán chủ đề của đoạn hội thoại khi nghe phần đầu tiên của đoạn hội thoại.

Ví dụ: Trên đĩa, bạn nghe thấy như sau: (man): You can’t believe what I just got.

(woman) I bet you got that new car you’ve always wanted. (man) Now, how in the world did you figure that out?

Dựa vào nội dung của đoạn hội thoại trên chúng ta có thể doán chủ đề của đọan hội thoại này là về chiếc xe ô tô mới mà người đàn ông vừa mới mua.

III.2.1.4. Kỹ năng 21: Rút ra những kết luận về các từ để hỏi: Who, What, When, Where Khi nghe mỗi đoạn đoạn hội thoại ở trong phần B bạn nên cố gắng để tự đặt ra những câu hỏi trong óc như sau:

- Đoạn hội thoại có thể diễn ra khi nào? - Đoạn hội thoại có thể diễn ra ở đâu?

- Cái gì là nguồn thông tin cho đoạn hội thoại này? Ví dụ: Ở trên đĩa, bạn nghe thấy như sau:

(man) Why do you have so many books?

(woman) I need them for my paper on Goerge Washington. Do you know how can I check them out?

(man) Yes, you should go downstairs to the circulation desk and fill out a card for each book.

Khi nghe xong bạn nên nghĩ trong đầu: - Ai có thể đang nói? ( 2 sinh viên) - Họ ở đâu? (trong thư viện)

- Họ đang thảo luận về cái gì? (lich sử của nước Mỹ)

III.2.1.5. Kỹ năng 22: Nghe những câu trả lời theo trình tự

Có hai phương pháp gợi ý được dùng trong khi nghe đoạn hội thoại ở phần B: - Bạn có thể chỉ nghe đoạn hội thoại (và có thể bỏ qua đi những câu trả lời) - Bạn có thể nghe theo trật tự những câu trả lời trong khi đang nghe.

III.3. Chiến lược Nghe Hiểu Phần C: Ở phần C người học phải nghe một đoạn hội thoại dài sau đó trả lời các câu hỏi dựa vào thông tin, nội dung vừa nghe. Vì thế ở phần nghe này người học cần phải làm những thao tác sau:

- Xem lướt các câu trả lời cho các câu hỏi nghe hiểu phần C, khi xem cố gắng: + Đoán trước các chủ đề của bài.

+ Đoán trước các câu hỏi mỗi nhóm câu trả lời.

- Nghe kỹ dòng đầu tiên của bài nói, dòng đầu tiên thường chứa đựng ý chính, đề tài, hoặc chủ đề của bài nói và bạn được hỏi loại câu hỏi này.

- Khi nghe phải lắng nghe chủ đề khái quát rồi nghe thêm các chi tiết, rút ra kết luận về tình huống cả bài nói, ai đang nói , bài nói diễn ra ở đâu, khi nào, quan hệ giữa mọi người trong băng. Bạn thường được yêu cầu rút ra những suy luận như vậy.

- Khi nghe, cố gắng theo kịp các câu trả lời trong tập bài thi và cố gắng xác định các câu trả lời đúng. Các câu trả lời chi tiết thường được trả lời theo thứ tự trong bài và những câu trả lời thường nghe giống như trong băng. Nhưng trong một vài trường hợp câu trả lời phải được suy luận.

- Không được để chỗ trống.

- Dùng thời gian còn lại để xem lướt qua các câu trả lời tiếp theo.

III.3.1.Các kỹ năng chi tiết cho nghe hiểu phần C: Khi nghe phần C, trước khi nghe bạn cần có những kỹ năng sau:

III.3.1.1. Kỹ năng 23: Đoán các chủ đề

Khả năng để đoán trước những câu hỏi cho các câu trả lời ở phần C này rất có ích cho bạn. Do đó chiến lược cần thiết nhất đó là nhìn qua các câu trả lời trước khi tiến hành nghe đĩa để đoán trước được chủ đề bạn sắp sửa nghe.

Ví dụ: Nhìn qua 5 câu hỏi sau để đoán chủ đề cho phần sắp nghe:

1. A. During a biology laboratory session. 4. A. Room assignments. B. In a biology study group. B Exam topics.

C On the first day of class C Reading assignment. D. Just before the final exam. D The first lecture. 2. A. Once a week 5. A. Exams and lab work.

B. Two times a week. B. Reading and writing assignments. C. Three times a week. C. Class participation and grades on examinations D For fifteen hours. D. Lecture and laboratory attendance. 3. A To do the first laboratory.

B To take the first exam

C To study the laboratory mannual. D. To read one chaper of the text.

Từ những câu trả lời trên có thể đoán được chủ đề của đoạn hội thoại đó là những yêu cầu cho giờ học về môn sinh học.

III.3.1.2. Kỹ năng 24: Đoán trước những câu hỏi.

Khả năng để đoán trước những câu hỏi cho các câu trả lời ở phần B này rất có ích cho bạn. Ví dụ: Trong phần trả lời trong sách bạn đọc được những câu hỏi sau:

A. For three weeks. B. For three days C. For three months D. For three hours

Dựa vào các câu trả lời trên có thể đoán câu hỏi là: Cái gì đó kéo dài trong bao lâu?

Trong quá trình nghe phần C bạn nên tạp trung những kỹ năng sau:

Khi bạn nghe mỗi đoạn hội thoại trong phần C, bạn nên nghĩ về chủ đề hoặc ý chính cho nội dung mỗi đoạn hội thoại (giống như khi nghe phần B). Thông thường câu thứ nhât thường đề cập đến chủ đề vì thế nên tự đoán chủ đề khi nghe phần đầu tiên của bài nói. Ví dụ: Trên đĩa, bạn nghe thấy như sau:

(man) The major earthquake that occurred east of Los Angeles in 1971 is still affecting the economy of the area today.

Từ câu đầu tiên của bài nói chúng ta có thể đoán được rắng chủ đề của bài là về những ảnh hưởng của trận động đất năm 1971 tới Ló Angeles ngày nay.

III.3.1.4. Kỹ năng 26: Rút ra những kết luận về các từ để hỏi: Who, What, When, Where Khi nghe mỗi đoạn đoạn hội thoại ở trong phần B bạn nên cố gắng để tự đặt ra những câu hỏi trong óc như sau:

- Ai đang nói?

- Đoạn hội thoại có thể diễn ra khi nào? - Đoạn hội thoại có thể diễn ra ở đâu?

- Cái gì là nguồn thông tin cho đoạn hội thoại này? Ví dụ: Ở trên đĩa, bạn nghe thấy như sau:

(woman) The next stop on our tour of Atlanta will be the original home of Coca-Cola, at 107 Marietta Street. Coca-Cola was manufactured at this location until early in September of 1888.

Khi nghe xong bạn nên nghĩ trong đầu:

- Ai có thể đang nói? ( người hướng dẫn viên du lịch) - Họ ở đâu? (ở Atlanta)

- Bài nói đó diễn ra khi nào? (Vào giữa chuyến đi)

III.3.1. 5. Kỹ năng 27: Nghe những câu trả lời theo trình tự

Có hai phương pháp gợi ý được dùng trong khi nghe đoạn hội thoại ở phần C: - Bạn có thể chỉ nghe bài nói (và có thể bỏ qua đi những câu trả lời)

- Bạn có thể nghe theo trật tự những câu trả lời trong khi đang nghe.

IV.1 Kết quả nghiên cứu

Tác giả đã đem áp dụng những kỹ năng nghe Toefl cho 50 giáo viên cấp 3 từ các tỉnh đang chuẩn bị tham gia vào kỳ thi chuẩn châu Âu thì có thể thấy được rõ những hiệu quả khi áp dụng những chiến lược và kỹ năng này như sau:

Kết quả trước khi áp dụng:

Điểm 1->3 3->4,5 5->6,5 7->8 Trên 8

Tỉ lệ % 14 % 66 % 20 % 0 % 0 %

Kết quả sau khi áp dụng:

Điểm 1->3 3->4,5 5->6,5 7->8 Trên 8

Tỉ lệ % 0 % 6 % 58 % 26 % 10 %

Nhìn vào bảng kết quả trên ta có thể thấy sự tiến bộ và cải thiện rõ rệt của các giáo viên sau khi đã áp dụng các chiến lược và kỹ năng khi nghe Toefl. Điều này cho thấy rằng những các chiến lược và kỹ năng nghe này rất hữu ích. Kết quả này chứng tỏ một điều rằng các gợi ý này đã đem lại được tính hiệu quả riêng của nó; trước khi áp dụng những chiến lược và kỹ năng này ta có thể thấy điểm nghe của học rất thấp , 7 người trong số 50 người chỉ đạt điểm từ 1 đến 3, 33 người (chiếm tỉ lệ 66%) chỉ đạt điểm từ 3 đến 4,5. Trong số 50 người chỉ có 10 người là đạt điểm từ 5 đến 6,5 điểm. Không ai đạt được mức điểm từ 7 trở lên. Nhưng có thể thấy rất rõ rằng khi được tham khảo và áp dụng những kỹ năng nghe thì kết quả đã khả quan hơn rất nhiều. Sau khi áp dụng không có một người nào bị điểm từ 1-> 3 điểm. Mức điểm từ 3 đến 5 chỉ còn là 3 người chiếm tỉ lệ 6 %. Số điểm từ 5->6,5 là 58 % và số điểm từ 7-> 8 là 26 %. Đặc biệt là đã có 5 người đạt được mức điểm trên 8. Đây thực sự là một kết quả rất khả quan , tạo cho giáo viên có thể tự tin khi tham gia vào kỳ thi chuẩn châu Âu trình độ C1.

IV.2. Đề xuất, kiến nghị:

Là một giáo viên trẻ, giảng dạy chưa lâu, kinh nghiệm chưa nhiều nên tác giả biết vấn đề mình đưa ra còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự tham gia xây

dựng của các thầy cô, đồng nghiệp để vấn đề tác giả đưa ra được hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy.

Xin chân thành cảm ơn!

Nam Định, ngày 20 tháng5 năm 2014

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KINH NGHIỆM MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC VÀ KỸ NĂNG NGHE HỮU ÍCH GIÚP NGƯỜI HỌC CÓ THỂ TỰ TIN KHI THANM GIA VÀO KỲ THI CHUẨN CHÂU ÂU (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w