LXXXVII.1.1 Resource Management

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ TÍNH TOÁN LƯỚI VÀ BỘ CÔNG CỤ GLOBUS TOOLKIT (Trang 29)

LXXII. Globus grid toolkit

LXXXVII.1.1 Resource Management

LXXXVII.1.1. Resource Management

LXXXVIII. Vấn đề quản lý tài nguyên là một thách thức lớn cho công nghệ Grid Computing. Nhóm phát triển Globus Toolkit đã đưa ra một giải pháp khá hoàn chỉnh để giải quyết vấn đề quản lý và chia sẻ tài nguyên trong Grid.

LXXXIX.

XC. Trong kiến trúc này, ngôn ngữ Resource Specification Language (RSL), được sử dụng để trao đổi các yêu cầu về tài nguyên giữa các thành phần: từ ứng dụng (application) đến resource broker, resource co-allocator và resource manager.

XCI. Tại mỗi bước của quá trình này, các thông tin về yêu cầu tài nguyên được đặc tả trong chuỗi RSL của ứng dụng hay được xây dựng lại bởi một hay nhiều resource broker và co-allocator. Thông tin về khả năng, tính sẵn sàng, tính chất của các tài nguyên có thể lấy từ một Information service Resource broker chịu trách nhiệm chuyển đổi từ một đặc tả RSL cấp cao thành các đặc tả RSL chi tiết hơn qua quá trình chi tiết hoá. Nhiều broker có thể phối hợp với nhau để cùng giải quyết một yêu cầu về tài nguyên, một số broker chuyển các yêu cầu của ứng dụng thành các yêu cầu chi tiết hơn về tài nguyên, rồi một số broker khác định vị các tài nguyên thoả yêu cầu. Bản đặc tả chi tiết về vị trí các tài nguyên, có thể được chuyển cho một resource co-allocator, đây là module chịu trách nhiệm phối hợp và quản lý tài nguyên trên nhiều site. Resource co-allocator thực hiện chia nhỏ các yêu cầu tài nguyên trên nhiều site thành từng thành phần nhỏvà chuyển chúng đến resource manager thích hợp.

XCII. Mỗi Resource managertrong hệ thống chịu trách nhiệm lấy yêu cầu trong RSL và chuyển nó thành các thao tác thực hiện trên hệ thống quản lý tài nguyên cục bộ của site.

XCIII. Information servicechịu trách nhiệm cung cấp khả năng truy cập hiệu quả và rộng khắp đến các thông tin về khả năng và tính sẵn sàng hiện tại của các tài nguyên. Thông tin này dùng để định vịcác tài nguyên với các đặc tính cụ thể, để xác định Resource Manager liên kết với tài nguyên, xác định tính chất của tài nguyên, và phục vụ cho rất nhiều mục đích trong quá trình biên dịch từ đặc tả yêu cầu tài nguyên cấp cao thành các yêu cầu đến các resource manager cụ thể.

XCIII.1.1.Information Service

XCIV. Grid Information Service (GIS) chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin động và tĩnh về tính sẵn sàng và khả năng hiện hành của các tài nguyên cũng như các thông tin khác về toàn bộ hệ thống Grid. Các thông tin này sẽ được dùng để xác định vị trí các tài nguyên theo những tiêu chí cụ thể, để xác định các trình quản lý liên kết với tài nguyên, để xác định các tính chất của tài nguyên, xác định chiến lược sử dụng hiệu quả tài nguyên, và phục vụ nhiều mục đích khác trong quá trình chuyển các đặc tả về tài nguyên cấp cao của ứng dụng thành các yêu cầu cụ thể đến từng trình quản lý tài nguyên.

XCV. Mô hình quản lý thông tin Grid sau được đề xuất để giải quyết các thách thức và yêu cầu của một hệ thống GIS.

XCVI.

XCVII. Mô hình có các thành phần cơ bản:

- Một tập rất lớn các nhà cung cấp thông tin (Resource Description Service) phân tán cho phép truy cập thông tin chi tiết, mang tính động về các tài nguyên

cụ thể, thông qua các hoạt động cục bộ hoặc là gateway cho các nguồn thông tin khác (như các truy vấn SNMP,…).

- Các service cấp cao hơn có nhiệm vụ thu thập, quản lý, chỉ mục và/hoặc hồi đáp các thông tin cung cấp bởi một hay nhiều nhà cung cấp thông tin. Các service này được gọi chung là Aggregate Directory Service, hỗ trợ việc tìm kiếm tài nguyên, và theo dõi cho các VO bằng cách triển khai các góc nhìn (view) cụ thể và tổng quát và các thao tác tìm kiếm tập các tài nguyên. Các service cấp cao hơn có thể sử dụng các thông tin này cùng với/hoặc các thông tin lấy trực tiếp từ các nhà cung cấp thông tin để phục vụ các công tác brokering, theo dõi, loại bỏ lỗi,…

- Các protocol: Việc tương tác giữa các service cấp cao hoặc người dùng với các nhà cung cấp thông tin được định nghĩa trong 2 protocol cơ bản: protocol thực hiện đăng ký tài nguyên (GRid Registration Protocol (GRRP)) để đăng ký các tài nguyên tham gia hệ thống, và protocol yêu cầu thông tin (GRid Information Protocol (GRIP)) dùng để lấy các thông tin về tài nguyên thông qua việc truy vấn hoặc yêu cầu thông báo định kỳ. Một cách đơn giản, một nhà cung cấp thông tin sẽ sử dụng GRRP để thông báo cho các service cấp cao về sự tồn tại của mình. Một service cấp cao sẽ sử dụng GRIP để lấy các thông tin về các thực thể từ các nhà cung cấp thông tin, rồi sau đó tổng hợp lại để phục vụ mục đích xác định. Hệ thống thông tin GIS được tích hợp với hệ thống bảo mật GSI để quản lý truy cập và bảo vệ thông tin.

XCVIII. Trong Globus Toolkit2, dịch vụ information service được triển khai trong thành phần Metacomputing Directory Service (MDS).

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ TÍNH TOÁN LƯỚI VÀ BỘ CÔNG CỤ GLOBUS TOOLKIT (Trang 29)