Môi trường xã hội cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.
Phân bố dân cư, thu nhập của người dân là một nguồn lực tiềm tàng có thể khai thác nhằm mở rộng quy mô huy động vốn của ngân hàng thương mại. Vì vậy những khu vực đông dân cư, với thu nhập cao thì sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn đối với Ngân hàng.
Môi trường văn hoá như tập quán, tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt của dân cư ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế về tiêu dùng và tiết kiệm của người có thu nhập, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các tổ chức tín dụng hay quyết định chi tiêu số tiền nhàn rỗi của mình vào đầu tư bất động sản, động sản, chứng khoán
4.2.4. Môi trường pháp lý:
hoá tiền tệ nên chịu tác dụng bởi nhiều chính sách, các quy định của Chính Phủ và của Ngân hàng Nhà nước. Sự thay đổi chính sách của nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng của nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Sự ổn định về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tác động đến nguồn vốn của một ngân hàng thương mại với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Trên đây là những lý luận cơ bản về NHTM và hoạt động huy động vốn của NHTM. Từ những cơ sở lý thuyết này, chúng ta sử dụng để tiến hành phân tích đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tại VIB Hoàng Thạch ở những chương tiếp theo của bản luận văn.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ - VIB HOÀNG THẠCH
1. GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP QUỐC TẾ - VIB HOÀNG THẠCH.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
gân hàng TMCP Quốc tế - VIB Hoàng Thạch là một trong 135 đơn vị kinh doanh của Hệ thống Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB). Thành lập tháng 7 năm 2007 theo quyết định số 1062/2007/QĐ/VIB–TGĐ
N
của Tổng Giám đốc VIB và văn bản chấp thuận số 38/2007/NHNNQNI- GP của Giám đốc NHNN tỉnh Quảng Ninh về việc đồng ý cho mở phòng
Giao dịch của VIB tại Mạo Khê.
VIB Hoàng Thạch cung cấp đầy đủ các nghiệp vụ Ngân hàng như huy động vốn dân cư, vốn tổ chức kinh tế; thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh ngân hàng; dịch vụ tài khỏan, thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế; chuyển tiền trong nước, chuyển tiền kiều hối…phát hành các loại thẻ tín dụng, thẻ thanh toán …, dịch vụ quản lý dòng tiền …dịch vụ ngân hàng điện tử.
Sau 3 năm thành lập, VIB Hoàng Thạch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn và dần dần khẳng định vị thế trên địa bàn, được khách hàng tin tưởng và ngày càng ủng hộ, sử dụng dịch vụ do VIB Hoàng Thạch cung cấp nhiều hơn. Ghi nhận rõ nét nhất sự thành công vủa đơn vị chính là bước tiến ngoạn mục từ vị trí thứ 7/10 ngân hàng trên địa bàn Mạo Khê – Đông Triều – Quảng Ninh vươn lên vị trí thứ 3/10 tính đến cuối năm 2010 cả về quy mô tổng tài sản, huy động tiền gửi, dư nợ tín dụng và lợi nhuận.
1.2. Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động:
Mô hình tổ chức và hoạt động của VIB Hoàng Thạch được tổ chức theo mô hình chuẩn của VIB, vận hành theo mô hình trực tuyến chức năng. Trong mô hình tổ chức chung của Hệ thống VIB, VIB Hoàng Thạch là một phòng giao dịch trong mô hình ấy.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của VIB Hoàng Thạch được bố trí như sau:
Giám đốc Phòng tín dụng Doanh nghiệp Phòng tín dụng Cá nhân Phòng Dịch vụ Khách hàng Phòng Tổng hợp Bộ phận Quản
Quản Nhân viên
Trong mô hình tổ chức như trên, Giám đốc chịu trách nhiệm chung, cao nhất, chỉ đạo mọi hoạt động của đơn vị. Dưới Giám đốc là các phòng ban chức năng, thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng như phòng Tín dụng Doanh nghiệp, phòng Tín dụng Cá nhân, phòng Dịch vụ Khách hàng và phòng Tổng hợp. Mỗi phòng được biên chế nhân sự phù hợp và có mô tả công việc riêng cho từng vị trí công việc. Riêng bộ phận Giao dịch tín dụng có chức năng kiểm soát tín dụng, kiểm soát sự tuân thủ của các Quản lý Khách hàng của các phòng tín dụng thì chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc VIB Hoàng Thạch. Với quy mô kinh doanh ở cấp Chi nhánh vừa, các phòng tín dụng không biên chế Trưởng phòng; phòng dịch vụ khách hàng cũng tương tự như vậy nhưng được biên chế 01 Kiểm soát viên kiêm phụ trách phòng này.
Số lượng nhân sự của VIB Hoàng Thạch đến hết 31/12/2010 là 15 người, trong đó có:
Phòng/bộ phận Chức danh Số lượng (người)
Giám đốc Giám đốc 01
Tín dụng Doanh nghiệp Quản lý khách hàng 02
Tín dụng Cá nhân Quản lý kháchh hàng 02
Giao dịch tín dụng Chuyên viên 02
Dịch vụ khách hàng
Kiểm sóat viên 01
Giao dịch viên 03
Hành chính
Văn thư/tạp vụ 01
Lái xe 01
Tổng cộng 15
Với cơ cấu nhân sự tương đổi ổn định về số lượng và trình độ, VIB Hoàng Thạch đã triển khai kế hoạch kinh doanh hàng năm hiệu quả và đóng góp lợi nhuận đáng kể cho hệ thống VIB.
1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua.
1.3.1. Hoạt động huy động vốn.
Sau 3 năm hoạt động, VIB Hoàng Thạch đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động huy động vốn, góp phần đưa VIB Hoàng Thạch lên vị trí thứ 3/10 ngân hàng trên địa bàn.
KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔNG TRIỀU
(Tổng nguồn bao gồm TCKT và Dân cư) (ĐVT: Tỷ vnđ)
TT Tên chi nhánh/trụ sở chính
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Nguồn vốn (huy động + vốn vay) Sử dụng vốn Nguồn vốn (huy động + vốn vay) Sử dụng vốn Nguồn vốn (huy động + vốn vay) Sử dụng vốn 1 VIB Hoàng Thạch 94.8 58.9 156.3 115.6 220.0 156.5
2 NH Đầu tư Đông Triều + Mạo Khê 380.2 144.1 373.7 157.6 395.0 166.0 3 NH Nông Nghiệp Đông Triều + MK 374.0 574.0 380.5 581.7 426.4 668.6 4 Ngân hàng Công Thương UB 55.4 131.4 62.3 139.2 74.0 127.0 5 Ngân hàng ĐBSCL 49.6 18.3 48.0 29.0 56.0 34.0 6 Ngân hàng SHB 2.0 0.0 10.0 0.0 20.0 7.0
7 Ngân hàng Sài gòn Công Thương 35.4 0.3 10.1 50.7 44.9 55.4 8 Ngân hàng Ocenbank 5.3 0.0 13.5 1.2 16.5 3.2 9 Ngân hàng CSXH Đông Triều 0.3 90.6 1.1 106.0 2.7 131.0 10 Ngân hàng Ngoại Thương 13.0 10.0
Toàn khu vực 997.0 1,017.6 1,055.5 1,181.0 1,268.5 1,358.7
Khối Cổ phần 242.8 299.5 301.3 441.7 434.1 514.1
So với toàn khu vực 9.51% 5.79% 14.81% 9.79% 17.34% 11.52%
So với khối Cổ phần 39.04% 19.67% 51.88% 26.17% 50.68% 30.44%
TỶ TRỌNG HUY ĐỘNG VỐN GIỮA VIB HT VỚI CÁC NH KHÁC
1 VIB Hoàng Thạch 94.8 156.3 220.0
2 NH Đầu tư Đông Triều + Mạo Khê 24.93% 41.82% 55.70%
3
NH Nông Nghiệp Đông Triều +
MK 25.35% 41.08% 51.59%
4 Ngân hàng Công Thương UB 171.12% 250.88% 297.30%
5 Ngân hàng ĐBSCL 191.13% 325.63% 392.86%
6 Ngân hàng SHB 4740.00% 1563.00% 1100.00%
7 Ngân hàng Sài gòn Công Thương 267.80% 1547.52% 489.98%
8 Ngân hàng Ocenbank 1788.68% 1157.78% 1333.33%
9 Ngân hàng CSXH Đông Triều 31600.00% 14209.09% 8148.15%
10 Ngân hàng Ngoại Thương 1692.31%
Từ số liệu trên cho thấy khái quát tình hình huy động vốn của VIB Hoàng Thạch có sự ổn định tương đối rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng bình quân huy động hàng năm khoảng 55%năm. Tổng nguồn vốn các Ngân hàng huy động được trên địa bàn có sự tăng trưởng nhưng không cao, duy trì ở tốc độ bình quân 15%/năm. So với toàn địa bàn, tỷ trọng huy động vốn của VIB Hoàng Thạch chiếm 9,51% năm 2008, chiếm 14,81% năm 2009 và chiếm 17,31% năm 2010.
Những nội dung ở phần đánh giá thực trang huy động vốn sẽ làm rõ những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến họat động này.
1.3.2. Hoạt động tín dụng.
Hoạt động tín dụng của đơn vị chủ yếu tập trung vào cho vay nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng khoảng 90% khách hàng tín dụng của các ngân hàng trên thị trường Đông Triều. Theo thống kê của phòng Tài chính huyện Đông Triều năm 2010 thì toàn huyện hiện có khoảng 538 doanh nghiệp hoạt động có đóng thuế hàng năm. Trong đó có 3 doanh nghiệp nhà nước, 1 hợp tác xã, còn lại là loại hình doanh nghiệp cổ phần, Công ty TNHH và DNTN.
DƯ NỢ TÍN DỤNG CỦA VIB HOÀNG THẠCH
(Đvt: tỷ vnđ)
T
T Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh
nghiệp Cá nhân nghiệp Doanh Cá nhân nghiệp Doanh Cá nhân
I Theo kỳ hạn sử dụng vốn 12.0 46.9 23.9 91.7 70.2 86.3 1 Ngắn hạn - 5.4 6.3 12.8 18.7 48.4 2 Trung hạn - 41.5 4.6 78.9 26.5 37.1 3 Dài hạn 12.0 - 13.0 - 25.0 0.8 II Theo mục đích sử dụng vốn 12.0 46.9 23.9 91.7 70.2 86.3 1 Kinh doanh 12.0 24.7 23.9 57.6 70.2 52.2 2 Tiêu dùng - 22.2 - 34.1 - 34.1
3 Khác - - - - - -
III Nợ quá hạn 1.0 0.2 0.7 0.3 0.2 - Tổng dư nợ 58.9 115.6 156.5
Số liệu trong bảng tổng hợp về dư nợ tín dụng của VIB Hoàng Thạch 3 năm từ 2008 – 2010 ghi nhận sự tăng trưởng về dư nợ, bình quân tăng khoảng gấp 2 lần năm trước đó. Năm 2008, do thiếu hụt nhân sự nên hoạt động cho vay doanh nghiệp khá hạn chế, duy nhất chỉ tài trợ được cho 01 doanh nghiệp là DNTN Đại Thành. Cơ cấu dư nợ khách hàng khá đồng đều, đến năm 2010 thì tỷ trọng dư nợ đối với khách hàng là Doanh nghiệp là 45% tổng dư nợ toàn đơn vị. Chứng tỏ quyết tâm rất lớn của CBNV VIB Hoàng Thạch trong việc triển khai kinh doanh theo định hướng phát triển chung của VIB, từ đó chủ động trong quản lý khách hàng, phá vỡ thế bị động trước đây.
Tính đến hết năm 2010, dư nợ nhóm khách hàng cá nhân chỉ dừng lại ở mức tương đương năm 2009. Kết quả đó là hệ quả của việc hạn chế tín dụng ở giai đoạn cuối năm 2010, lạm phát tăng, lãi suất cho vay không giảm mà tăng tục. Người kinh doanh dạng hộ cá thể thì cố gắng khai thác vốn tự có để đầu tư, người có nhu cầu mua sắm thì dời kế hoạch lại thời gian sau.
Một kết quả đáng khích lệ trong công tác thẩm định, cho vay, mặc dù là có phát sinh một số khoản nợ quá hạn, đặc biệt là nợ của nhóm khách hàng Doanh nghiệp xong vẫn dưới mức cho phép là 3% tổng nợ xấu.
1.3.3. Hoạt động dịch vụ và hoạt động khác.
Thị trường Mạo Khê nơi đơn vị đóng trụ sở là thị trường quy mô vừa, thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn chưa sâu rộng. Đa phần người dân biết đến việc vay vốn và gửi tiết kiệm. Các doanh nghiệp thì chiếm tới 90% là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động thanh toán qua ngân hàng còn chưa thực sự phát triển, chủ doanh nghiệp thường lựa chọn thanh toán tiền mặt để chốn thuế. Chính vì vậy, nguồn thu từ dịch vụ của đơn vị là không lớn.
Các họat động dịch vụ mà VIB Hoàng Thạch có khách hàng là nhờ thu, nhờ chi, trả lương; dịch vụ thanh toán, chuyển tiền kiều hối và cho thuê kho két. Nguồn thu từ dịch vụ này khá khiêm tốn, chiếm 7% tổng thu thuần của đơn vị.
Bên cạnh đó, VIB Hoàng Thạch quan tâm đến các hoạt động bão lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thi công, bảo lãnh hoàn tạm ứng, bảo lãnh bảo hành. Trong đó chủ yếu là bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh hoàn tạm ứng dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và thương mại.
Các hoạt động dịch vụ về phát hành thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử như mobi banking, VIB4U cũng được cung ứng nhưng chưa thực sự phát triển. Hạn chế lớn nhất chính là hạ tầng cơ sở của ngành ngân hàng trên địa bàn còn yếu, liên minh thanh toán giữa các ngân hàng còn nhiều bất cập, cạnh tranh không lành mạnh vẫn diễn ra.
1.3.4. Công tác tiền tệ, kho quỹ.
Trong suốt 3 năm hoạt động, an tòan kho quỹ luôn được đơn vị quan tâm và đảm bảo. Quá trình kiểm đến tiền, bảo quản và vận chuyển chứng từ có giá, ấn chỉ, tiền mặt … thực hiện tốt. Hiện tại, VIB Hoàng Thạch chưa để xảy ra sai phạm nào trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này.
1.3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010.
Từ những nỗ lực của CBNV đơn vị, năm 2010 khép lại với con số lợi nhuận trước thuế đạt 4,2 tỷ đồng là một sự khẳng định cho vị trí thứ 3 của đơn vị trên địa bàn.
(Đvt: vnđ)
TT Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Chênhlệch
Tăng trưởng (+,-)% 1 Tổng tài sản 156. 3 220. 0 63. 7 141% 2 Tổng huy động 156. 220. 63. 141%
3 0 7 3 Tổng Dư nợ 115. 6 156. 3 40. 7 135% 4 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.86% 0.12% - 14% 5 Tổng chi phí hoạt động 4. 2 5. 4 1. 2 129% 6 Lợi nhuận trước thuế
1. 6 4. 2 2. 6 263%
Con số ấn tượng của đơn vị năm 2010 chính là khoản lợi nhuận trước thuế 4,2 tỷ đồng. Nó được hình thành từ việc đảm bảo biên độ sinh lời từ các khoản tín dụng, chênh lệch lãi suất điều chuyển vốn ở mức khá cao, bình quân khoảng 4,6%.
Tổng tài sản tăng so với năm 2009 là 41% thể hiện kết quả tích cực trong công tác huy động vốn, góp phần đưa tổng tài sản, tổng nguồn của VIB Hoàng Thạch lên con số 220 tỷ vnđ.
Bằng việc quản trị rủi ro tốt, các khoản tín dụng được hòan thiện hồ sơ chặt trẽ, khâu thẩm định kỹ lưỡng đảm bảo quy định chung, năm 2010 đơn vị giảm được nợ quá hạn cả về số tuyệt đối lẫn tỷ lệ phần trăm. Một phần thúc đẩy kết quả này là do tăng dư nợ nên tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ giảm. Mặt khác, công tác xử lý những khoản nợ đã quá hạn cũng được triển khai có hiệu quả. Đối với các khoản nợ xấu, đơn vị phối hợp với Công ty quản lý nợ thuộc VIB để xử lý.
Như vậy, với kết quả trên cho thấy hoạt động của VIB Hoàng Thạch ngày càng phát triển tốt và bền vững.
2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA VIB HOÀNG THẠCH.
2.1. Kỳ hạn và các hình thức huy động vốn đang áp dụng.
ể huy động vốn, các NHTM thường sử dụng rất nhiều các hình thức khác nhau. Trong những năm qua, nguồn vốn huy động được của VIB Hoàng Thạch chủ yếu từ 2 nguồn chính là huy động vốn dân cư và vốn tổ chức kinh tế.
Đối với huy động từ dân cư: Chủ yếu huy động bằng hình thức gửi tiền tiết kiệm và phát hành chứng chỉ tiền gửi. Đơn vị áp dụng các chương trình khuyến mãi thường xuyên. Tiếp thị, quảng cáo trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng về những sản phẩm mới nhất cho người tiêu dùng. Kỳ hạn tiền gửi khá đá dạng, từ KKH đến 36 tháng, tương ứng là các mức lãi suất khác nhau. Hiện nay, VIB Hoàng Thạch huy động vốn với mức lãi suất tối đa theo quy định của NHNN là 14% cho các kỳ hạn 3 tuấn, 1 tháng – 3 tháng.
Việc huy động vốn dân cư chủ yếu thực hiện tại quầy, và lựa chọn các khách hàng tiền gửi từ trên 1,0 tỷ đồng có quan hệ thường xuyên để phục vụ tại nhà. VIB Hoàng Thạch bố trí riêng 01 nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn những khách hàng mới, khách hàng nhiều tuổi thực hiện giao dịch.