Tổ chức điều hành các dnv&n

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trƯớng ở Việt Nam (Trang 27 - 32)

III. Những giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam

2. Tổ chức điều hành các dnv&n

1.Một trong những vấn đề quan trọng mang tính sống còn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là xác định thị trờng và chọn lựa vị trí kinh doanh. Thị trờng là những khách hàng có sức mua và nhu cầu cha đợc thoả mãn, do đó đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị trờng đợc hiểu là điều tra phát hiện những khách hàng có sức mua và có nhu cầu về những sản phẩm hay dịch vụ muốn đợc cung cấp. Do đặc thù của mình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thờng tập trung khai thác những khoảng trống thị trờng, những thị trờng và mặt hàng mới, những “ ngách” thị trờng mà các doanh nghiệp lớn không ít chú ý hoặc không đảm nhận nổi, bên cạnh đó nó còn tham gia nhận thầu cung ứng những dịch vụ cho các doanh nghiệp lớn. Đối với doanh nghiệp nhỏ thì chiến lợc thị trờng thờng có ba loại chiến lợc phân khúc nh sau.

Chiến lợc không phân khúc: là loại chiến lợc coi khách hàng đều có lợi ích giống nhau về một loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Chiến l ợc đa phân khúc : là loại chiến lợc dựa vào sự khác biệt của khách hàng mà chia ra nhiều phân khúc khác nhau mỗi phân khúc cố một cách tiếp cận riêng.

Chiến l ợc một phân khúc: là loại chiến lợc chỉ tập trung vào một phân khúc thị trờng mà doanh nghiệp có u thế nhất, có khả năng thu lợi nhiều nhất. Trong ba loại phân chia trên thì loại thứ ba phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là trong giai đoạn đầu các doanh nghiệp mới thâm nhập thị

trờng, vì các doanh nghiệp có khả năng thâm nhập sâu vào trong thị trờng đó mà không phải tốn nhiều nguồn lực, đồng thời có thể tăng sức mạnh cạnh tranh và bảo đảm lợi nhuận. Từ sự phân khúc thị trờng này doanh nghiệp có thể phát triển các chiến lợc sản phẩm của mình. Trong việc xây dựng chiến l- ợc sản phẩm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tận dụng chiến lợc sản phẩm tơng tự với thị trờng hiện có hoặc thị trờng mới. Cần tránh loại chiến lợc sản phẩm mới hoàn toàn không có liên hệ trực tiếp với hệ thống sản phẩm hiện có thị trờng hiện có, vì loại thị trờng này cần có nguồn lực lớn cũng nh một hệ thống kênh tiêu thụ mạnh mà điều kiện các doanh nghiệp nhỏ không đáp ứng đợc.

2. Khi tạo dựng một doanh nhgiệp, ngoài việc xác định sản phẩm, khách hàng, cần có sự lựa chọn chính xác địa điểm kinh doanh.điều này ảnh hởng trực tiếp đến những chi phí và sự thuận tiện trong kinh doanh, vì thế chọn lựa điểm kinh doanh là một yếu tố sống còn đói với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông thờng khi tạo dựng doanh nghiệp, phần lớn các nhà kinh doanh thờng chọn địa điểm ở nơi mình sinh sống hay ở quê hơnh của mình, vì có những mối quan hệ xã hội, bạn bè sự quen thuộc lối sống, phong tục tập quán...Điều này là đúng, nhng trong một số trờng hợp không phải lúc nào sự lựa chọ này cũng mang lại hiệu quả, lúc này nhà kinh doanh cần phải có tầm nhìn rộng hơnvà sẵn sàng lựa chọn địa điểm kinh doanh ở những nơi khác khi có điều kiện thuận tiện. vì là các doanh nghiệp có qui mô nhỏ nên sự ảnh hởng của môi trờng tới hoạt đông là rất mạnh, các nhà kinh doanh cần phải phân tích và nắm rỏ các môi trờng đặc thù nh các chính sách, luật lệ của địa phơng, tâm lý và thói quen tiêu dùng của khách hàng, số lợng và cờng độ của đối thủ cạnh tranh. tất cả các yếu tố phải đợc cân nhắc kỹ theo quan điểm hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp trên cơ sở thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Ngoài các yếu tố của môi trờng tổng quát cũng cần đợc quan tâm nh cơ sở hạ tầng, tình trạng giao thông, cung cấp nguyên liệu. Khi chọn địa điểm kinh doanh các nhà doanh nghiệp cần phải cân nhắc các yếu tố cơ bản sau:

-Gần thị trờng: điều này làm giảm chi phí vận chuyển và bảo đảm khả năng linh hoạt đối với các đòi hỏi của thị trờng. Đối với các doanh nghiệp

cần có nhữnh chi phí vận chuyển và bảo quản lớn thì yếu tố này trở thành một yếu tố tiên quyết, không giải quyết đợc vấn đề này thì doanh nghiệp có khả năng tao ra và tập trung đợc sức mạnh cạnh tranh trong thị trờng.

-Đầy đủ nhân lực: doanh nghiệp phải nằm ở nơi có nhiều lao động, khả năng cung cấp nhân lực dể dàng, có những đò hỏi về luật lệ lao động hợp lý không khắt khe, có khả năng lựa chọn công nhân có tay nghề với chi phí đào tạo và tuyển dụng nhân công thấp.

- Có sẵn nguồn nguyên liệu: yếu tố này là cần thiết, nhất là các doanh nghiệp cần có nguồn nguyên liệu thờng xuyên hay những nguyên liệu nặng nề, cồng kềnh khó chuyên chở.

- Phải bảo đảm các yếu tố về an ninh, trật tự, các điều kiện của cơ sở, hạ tầng nh điện nớc, giao thông vận tải.

Khi chọn địa điểm cho các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu các cơ hội kinh doanh, nhất là đối vớ doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng có sự cạnh tranh mạnh mẽ và có nhiều đối thủ kinh doanh, vì trong ngàng hàng cạnh tranh mạnh mẽ nếu cơ hội kinh doanh không hấp dẫn thì lợi nhuận trong kinh doanh có thể sẻ không bù đáp đợc các chi phí lớn bỏ ra. Tuỳ theo tính chất hoạt động của doanh nghiệp, mà lựa chọn các địa điểm sản suất hay kinh doanh cho phù hợp. Cần phải chú ý rằng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các cơ sở hoạt động không nên quá to lớn và sang trọng vì nó sẽ chi phí khá lớn, nhng cũng không nên coi thờng hình thức bên ngoài mà để các cơ sở quá nghèo nàn, chật hẹp ảnh hởng đến uy tín và vị trí của doanh nghiệp.

3.Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng nhiều loại cơ cấu tổ chức, tuy nhiên các doanh nghiệp loại này thờng thích hợp với loại hình col cấu đơn giản nh cơ cấu tổ chức trực tuyến, cơ cấu tổ chức năng hay mô hình phi cơ cấu. Thông thờng các doanh nghiệp vừa và nhỏ số lợng nhân viên ít và các nhân viên này phải đảm nhận công việc theo kiểu đa năng. Phần lớn các nhà kinh doanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhân luôn cả vị trí của nhà quản trị, họ sẻ phải thờng xuyên điều hành và chỉ huy nhân viên của

mình thực hiện các công việc, bên cạnh đó họ còn phải đảm nhận vai trò của danh nhân nhằm tìm kiếm các cơ hội kinh doanh. Đôi khi trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng cơ cấu phi chính thức, lúc này mối quan hệ của các nhân viên có ảnh hởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động.

4.Việc quản trị nhân sự trong doanh nghiệp vừa và nhỏ có một vị trí quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nó. Các nhân viên trong doanh nghiệp vừa và nhỏ phải là ngời năng động, có khả năng hoạt động độc lập và có năng lực. Việc tuyển chọn nhân viên phải dựa trên nhu cầu công việc và đòi hỏi về trình độ của các công việc đó, cần chú trọng đến sự trung thành và tinh thần vợt khó. Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều gặp khó khăn trong việc do việc vốn ít công việc đợcc chuyên môn hoá sâu, do đó nhà kinh doanh khi tuyển lựa nhân viên cần chú ý đến khả năng phát triển trong tơng lai và sự thích ứng của nhân viên trong điều kiện mới. trong vấn đề nhân sự các nhà kinh doanh cần tạo ra các mối liên hệ tình cảm, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động, đây là yếu tố cơ bản tạo sự thống nhất đoàn kết gắn bó trong nội bộ doanh nghiệp. Cần phải nhấn mạnh đên vấn đề đối xử công bằng giữa nhà quản trị và các nhân viên của mình.

5. Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi có thể làm gia tăng chi phí trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thờng là chi phí do hệ thống tiêu thụ và hệ thống bán hàng, chi phí tiếp khách. Do vậy phải có chi phí rỏ ràng và kiểm soát đợc các chi phí đó.

6. Khi điều hành các doanh nghiệp vừa và nhỏ các chủ doanh nghiệp thơng vấp phải các trở ngại ảnh hởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, đó là:

- Các nhà kinh doanh thơng bị cuốn vào công việc kinh doanh mà quên đi vai trò quản trị của mình, hay do bị cuốn vào các công việc sự vụ hàng ngày mà không đủ thời gian thực hiện các các chức năng quản trị của mình, dẫn tới khó có những quyết định quản lý có hiệu quả và kịp thời

- Các nhà kinh doanh thờng đa ra những quyết định trực giác, ít chú ý đến những phơng pháp định lợng và phân tích số liệu.

- Cách thức quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thờng mang tính trực giác, kinh nghiệp nên dẫn tới tính bảo thủ, ngăn chặn sự phát triển trong doanh nghiệp .

Để hạn chế những vấn đề trên theo tôi các nhà kinh doanh cần phải đợc đào tạo về kiến thức kinh doanh và kiến thức quản trị. Thực tế cho thấy một trong những nguyên nhân thất bại của các doanh nghiệp trong đó có nguyên nhân han chế về kiến thức của các nhả kinh doanh.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, qua nghiên cứu tôi thấy rằng sự thành công của loại hình doanh nghiệp này phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

- Có mục tiêu rõ ràng và hợp lý.

- Chọn lựa và xây dựng đợc cơ cấu có hiệu quả

- Có một chế độ trách nhiệm rõ ràng cho các thành viên trong tổ chức.

- Có sự mềm dẻo trong điều hành nhng phải thống nhất chỉ huy và thống nhất điều khiển.

- Có sự kiểm soàt chặt chẽ những chi phí .

Kết luận

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thời gia qua đã có sự chuyển hớng tích cực đó là điều dễ nhận ra, tuy vây cùng với những khó khăn chung mà nền kinh tế nớc ta đang phải gánh chịu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang phải đối đầu với những khó khăn đó. Đó là sự thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, thiếu thị trờng, thông tin thị trờng, trình độ quản lý, trình độ ngời lao động còn thấp...đã cản trở không ít tới sự phát triển.

Nh vây, để giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Nhà nớc mà cơ quan hành pháp cao nhất là Chính Phủ phải nhanh chóng xây dựng một khung hỗ trợ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khắc phục phần nào những khó khăn trên, từ đó tạo điều kiên cho nó phát triển đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

Cuối cúng tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu trên đây là do chính tôi làm trên cơ sở nghiên cứu thực tế và than khảo các tài liệu nh đã nêu.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trƯớng ở Việt Nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w