Các phƣơng pháp lập lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng “NModel” trong việc phát triển hệ thống nhúng thời gian thực (Trang 26)

Khái niệm lập lịch đƣợc nêu trong tài liệu [1]: “Lập lịch là một phép thực hiện phân bổ và gán quy trình thực thi các tác vụ cho bộ xử lý sao cho mỗi tác vụ đƣợc thực hiện hoàn toàn”.

Hình 2.16: Phân loại các phƣơng pháp lập lịch

Tùy vào loại hình tác vụ mà ngƣời ta phân ra hai phƣơng pháp lập lịch là có chu kỳ và không có chu kỳ.

Lập lịch non-preemptive đƣợc mô tả nhƣ trong tài liệu [1]: Phƣơng pháp này đảm bảo các tác vụ đƣợc thực hiện hoàn thành mỗi khi thực thi, vì vậy thời gian đáp ứng cho các sự kiện khác có thể lâu. Lập lịch preemptive: Phƣơng pháp này khắc phục nhƣợc điểm của lập lịch non-preemptive khi có thời gian thực thi các tác vụ lâu. Các tác vụ sẽ đƣợc thực hiện và có thể bị ngắt giữa chừng để phục vụ thực thi các tác vụ khác. Cơ chế lập lịch này cho phép đảm bảo thời gian đáp ứng cho các sự kiện và tác vụ ngắn và nhanh hơn. Lập lịch offline/tĩnh: Việc lập lịch đƣợc thực hiện dựa trên các hiểu biết hoặc dự báo về các sự kiện tác vụ thực hiện trong hệ thống và đƣợc quyết định tại thời điểm thiết kế và đƣợc áp dụng cố định trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống. Lập lịch online/động: Bộ xử lý thực hiện việc lập lịch trong quá trình thực thi dựa trên cơ sở các thông tin hoạt động hiện hành của hệ thống. Sơ đồ lập lịch là không xác định trƣớc và thay đổi động theo quá trình thực hiện.

Ví dụ về lập lịch cho hệ thống đa nhiệm với hai tác vụ (thể hiện trong hình 2.17). Trong đó, tác vụ 1 thực hiện theo chu kỳ và tác vụ 2 thực hiện không theo chu kỳ với thời gian thực thi lớn hơn thời gian chu kỳ lặp lại của tác vụ 1.

CHƢƠNG 3. NGHIÊN CỨU VỀ KIỂM THỬ VÀ PHÂN TÍCH DỰA TRÊN MÔ HÌNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng “NModel” trong việc phát triển hệ thống nhúng thời gian thực (Trang 26)