2.7. Đánh giá phương án đã lựa chọn và việc ( quá trình) thực hiện phương án đó đểrút kinh nghiệm rút kinh nghiệm
Hoạt động 3. Vận dụng giải quyết các tình huống
Mục tiêu:
GVCN vận dụng được các nguyên tắc và các bước giải quyết các tình huống giáo dục nhằm đảm bảo hiệu quả vì sự tiến bộ của HS.
Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm( sử dụng các phiếu bài tập 3.1, 3.2; 3.3;…)
- Chia lớp thành các nhóm từ 5 đến 8 GVCN ( theo bậc học: THCS, THPT), mỗi nhóm được phân cônggiải quyết một tình huống giáo dục bằng phương pháp sắm vai . Mỗi nhóm được chuẩn bị trong 10 phút.
- Giám sát đảm bảo mọi người đều tham gia vào hoạt động Bước 2: Làm việc chung toàn lớp
- Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết tình huống giáo dục của nhóm mình bằng phương pháp sắm vai
- Các nhóm quan sát, nhận xét, bình luận và góp ý
- GV bổ sung, điều chỉnh Kết luận
Kết luận HĐ 3
• Trong giải quyết các tình huống giáo dục, kinh nghiệm người này không thể truyền cho người khác, thậm chí, ở cùng một giáo viên cũng không thể nhất nhất sử dụng một phương pháp này hay giải pháp kia. Mỗi tình huống thực sự là một thử thách để người giáo viên tự trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp của mình.
• Tuy nhiên, cần thận trọng và quán triệt các yêu cầu theo quan điểm người học là trung tâm thì GVCN sẽ tránh được những hối tiếc. Đặc biệt, GVCN cần kiểm soát được cảm xúc ( bực bội, tức giận) của mình và tạo cơ hội để HS bày tỏ cảm xúc và lắng nghe tích cực những điều HS bày tỏ.
• Để HS có thể bày tỏ cảm xúc của mình, GV cần: - Tạo ra khung cảnh an toàn
- Có sự tin tưởng - Có sự cảm thông
- Lắng nghe không phê phán
Tổng kết
1. GV yêu cầu và khuyến khích GVCN nêu lên:
- Từ chủ đề này thày, cô có được những thu hoạch nào về mặt nhận thức? - Những kĩ năng nào được rèn luyện và phát triển ở thầy, cô?
2. GVCN ( Học viên) : - Chia sẻ với lớp:
+ Những thu hoạch sau bài học
+ Dự kiến áp dụng các kiến thức và kỹ năng vào giảng dạy.
- Lắng nghe tích cực để bổ sung những ý kiến khác với mọi người.