Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống học tập trong dạy học phần Quang hình học Vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 166)

Để việc tổ chức tình huống dạy học đạt hiệu quả cao người GV cần: - Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình để xác định mục tiêu bài dạy cũng như số tiết thực hiện các đơn vị kiến thức đồng thời lựa

chọn phương pháp tiến hành, lựa chọn thiết bị dạy học, áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực bằng cách giao việc cho học sinh trong giờ dạy trên lớp, ở nhà theo nhóm dự án hay cá nhân.

- Việc tổ chức các tình huống dạy học không nhất thiết phải theo đúng phân phối chương trình, theo đúng các trình tự đã soạn thảo trong sách giáo khoa. Tùy vào từng trường hợp cụ thể người GV có thể thay đổi cấu trúc nội dung kiến thức giữa các mục trong một bài học, giữa các tiết trong một chương để tiến trình học tập phù hợp với quy luật nhận thức của HS.

- Sử dụng SGK, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả, hài hoà, hạn chế tối đa sự trùng lặp kiến thức, hạn chế tối đa sự lặp lại không cần thiết (dư thừa) các kỹ thuật dạy học trong quá trình nhận thức.

- Thiết kế bài giảng phải đảm bảo sao cho HS có thời gian được thảo luận, được trình bày và được vận dụng củng cố kiến thức và có thói quen tự nghiên cứu tài liệu, SGK trước ở nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Gia Thịnh (chủ biên), Lương Tấn Đạt, Vũ Thị Mai Lan, Ngô Diệu Nga, Đỗ Hương Trà (2008), Thiết kế bài giảng vật lý 11 theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, NXB Giáo dục.

2. Đặng Thị Mai, Quang Học NXBGD 2002

3. N. M. Zvereva (1985), Tích cực hóa tư duy của học sinh trong giờ học Vật lí, NXB Giáo dục.

4. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lý ở phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

6. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002),

Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm. 7. Ngô Diệu Nga (2003), Phương pháp nghiên cứu khoa học dạy học Vật lí. Bài giảng chuyên đề Cao học, Đại học sư phạm Hà Nội.

8. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tao và tư duy khoa học, NXB ĐHSP Hà Nôi.

9. Phạm Hữu Tòng (2008), Lí luận dạy học Vật lí 1, NXB Đại học sư phạm.

10. Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai (2008), luận dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.

11. Ngô Diệu Nga (2009), Chiến lược dạy học Vật lí ở trường THCS. Bài giảng chuyên đề Cao học, Đại học sư phạm Hà Nội.

12. Hồ Ngọc Đại, Tâm lý dạy học – NXB Giáo dục.

13. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2007),

14. Ngô Diệu Nga, Bài giảng chuyên đề phân tích chương trình Vật lý phổ thông.

15. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác (2007), Sách giáo viên Vật lí 11 nâng cao,

NXB Giáo dục.

16. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác (2007), Vật lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục. 17. Vũ Cao Đàm, Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục.

18. Vũ Quang (đồng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (đồng chủ biên), Lương Duyên Bình, Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Chi, Đoàn Duy Hinh, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Xuân Thành, Phạm Đình Thiết, Bùi Gia Thịnh (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11, NXB Giáo dục. 19. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh. Sách giáo viên vât lý, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

20. Thái Duy Tuyên. Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại. NXBGD, Hà Nội

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN VỚI GIÁO VIÊN

Để tìm hiểu thực tế dạy học ở trường PTTH nhằm góp phần cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học, qua đó xây dựng tiến trình dạy học mang tính khả thi. Chúng tôi kính mong quý Thầy (Cô) dành chút thời gian bày tỏ quan điểm của mình. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy (Cô)!

* Thông tin về GV:

Họ và tên:………Thâm niên dạy học:……… Tên trường:……….. Trình độ học vấn: ……… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Thầy/cô vui lòng trả lời những câu hỏi sau:

Câu 1: Khi dạy học vật lý THPT quý Thầy (Cô) thường sử dụng những phương pháp, hình thức dạy học:

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 1. PP thuyết trình. 2. PP Vấn đáp. 3. PP dạy học tình huống. 4. PP thực nghiệm. 5. PP thảo luận nhóm. 6. PP khác.

Câu 2: Quý Thầy (Cô) có thường xuyên sử dụng PP dạy học tình huống trong quá trình dạy học không?

 Thường xuyên

 Thỉnh thoảng.

 Chưa bao giờ.

Câu 3: Mục đích của quý Thầy (Cô) tổ chức tình huống dạy học là để

 Tạo tình huống học tập, nêu vấn đề mới của bài học.

 Minh họa, kiểm tra những kiến thức, kết luận, quy tắc, định luật.

 Mục đích khác………

Câu 4: Qua dạy phần “Quang hình học” lớp 11 THPT quý Thầy (Cô) nhận thấy:

* Những thuận lợi cho GV khi dạy học:

……… ……… ……… * Những khó khăn cho GV khi dạy học:

……… ……… ……… * Những khó khăn, vướng mắc, sai lầm HS thường gặp phải:

……… ……… ………

Câu 5: Khi dạy học, quý Thầy (Cô) nhận thấy phần “ Quang hình học” ở mức độ nào trong Chương trình vật lý 11 THPT:

 Khó dạy cho HS hiểu rõ bản chất.

 Mức độ trung bình so với những kiến thức khác.

 Dễ dạy cho HS hiểu rõ bản chất.

Câu 6: Khi dạy học phần “ Quang hình học” để phát huy tích tích cực, tự chủ và năng lực sáng tạo của HS theo quý Thầy (Cô) nên sử dụng những phương pháp, hình thức dạy học nào?

PHỤ LỤC 2: ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Chọn phương án đúng

Công thức số bôi giác của kính lúp trong trường hợp ngắm trừng ở vô cực (G∞) là

A. G∞ = k B. G∞ = Đ/f C. G∞ = Đ.f D. G∞ = k/f

Câu 2: Trên vành của một kính lúp có ghi x8. Đáp án nào sau đây là đúng khi nói về tiêu cự của kính này? Cho rằng Đ = 20 cm.

A. 160 cm B. 25 cm C. 2.5 cm D. 0,4 cm

Câu 3: Dùng một thấu kính hội tụ có độ tụ + 10 dp làm kính lúp. Số phóng dại của ảnh khi ngắm trừng ở điểm cực cận (Cc) là? Cho khoảng cực cận của mắt OCc = Đ = 25 cm. Mắt đặt sát kính.

A. k = 3.5 cm B. k = 2,5 cm C. k = 3 D. k = 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 4: Chọn câu đúng.

Ngắm trừng ở điểm cực viễn là:

A. Điều chỉnh kính hay vật sao cho vật nằm đúng ở điểm cực viễn (Cv) của mắt

B. Điều chỉnh kính hay vật sao cho ảnh của vật nằm đúng ở điểm cực viễn (Cv) của mắt

C. Điều chỉnh kính sao cho vật nằm đúng ở điểm cực viễn (Cv) của mắt D. Điều chỉnh vật sao cho vật nằm đúng ở điểm cực viễn (Cv) của mắt

Câu 5: Một kính thiên văn có vật kính với f1 =1,5 m; thị kính có tiêu cự f2 = 3 cm. Số bội giác của kính này khi ngắm trừng ở vô cực là

A. G∞ = 0,045 B. G∞ = 50 C. G∞ = 30 D. G∞ = 0,02

Câu 6: Bộ phận có cấu tạo dống nhau ở kính hiển vi và kính thiên văn là A. Vât kính

B. Thị kính

Câu 7: Chọn câu trả lời sai:

A. Kính lúp khi ngắm trừng ở điểm cực cận hay cực viễn mắt đều không phải điều tiết

B. Kính lúp đơn giản nhất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ

C. Kính lúp có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật, ở trong giới hạn nhìn rõ của mắt.

D. Kính lúp khi ngắm trừng ở điểm cực viễn mắt không phải điều tiết và số bôi giác của kính lúp không phụ thuột và vị trí đặt mắt (so với kính)

Câu 8: Một người bình thường khi quan sát vật ở xa bằng kính thiên văn. trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực thấu khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 62 cm, độ bội giác là 30. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là:

A. f1 = 2 cm; f2 = 60 cm B. f1 = 2 m; f2 = 60 m C. f1 = 60 m; f2 = 2 cm D. f1 = 60 cm; f2 = 2 cm II. Phần tự luận

Câu 1: Một kính hiển vi có f1 = 5 mm; f2 = 2.5 cm;  = 6 cm. Người quan sát có OCc = 20 cm. Mắt đặt tại tiêu điểm của thị kính.

a. Tính số bôi giác của kính trong trường hợp ngắm trừng ở vô cực b. Tính khoảng cách từ vật đến vật kính trong trường hợp ngắm trừng ở vô cực.

Câu 2: Một thấu kính hội tụ dùng làm kính lúp có f = 8 cm. Số bôi giác của kính khi ngắm trừng ở vô cực là G∞ = 3

a. Tính khoảng cách OMOv của mắt

b. Xác định khoảng đặt vật trước kính để mắt nhìn rõ vật. Coi mắt đặt sát kính.

c. Tính góc trông ảnh khi ngắm trừng ở vô cực, biết vật AB = 1m

……… ……… ………

PDF Merger

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please

register your program!

Go to Purchase Now>>

 Merge multiple PDF files into one

 Select page range of PDF to merge

 Select specific page(s) to merge (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Extract page(s) from different PDF

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống học tập trong dạy học phần Quang hình học Vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 166)