Hoạt động 3: Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc chăm sóc, quản lí,

Một phần của tài liệu bao cáo phát triển cộng đồng (Trang 25)

bảo vệ rừng của các hộ gia đình. Nắm bắt kịp thời các thắc mắc, nhu cầu, nguyện vọng của bà con trong quá trình thực hiện dự án. Kịp thời phản ánh các thắc mắc, nhu cầu của bà con với chính quyền địa phương và Ban Quản lí dự án.

- Ngoài ra, với những kiến thức mình học và thu thập được, em sẽ chia sẻ và hướng dẫn bà con khi họ cần.

PHẦN 4: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỚI ĐỊA PHƯƠNG

Đối với địa phương xã Tam Sơn - nơi đang hưởng thụ dự án, qua thời gian tìm hiểu về các hoạt động kinh tế, xã hội của địa phương, phong tục tập quán sản xuất của người dân, cũng như tìm hiểu về dự án. Bản thân em xin có một số đề xuất, khuyến nghị với địa phương như sau:

- Địa phương cần có văn bản đề nghị với UBND huyện, Ban quản lí dự án cho mở rộng diện tích đất thực hiện dự án cũng như số hộ dân tham gia dự án tại địa phương mình trong các năm tới.

- Trong quản lí hồ sơ, chi trả, thanh quyết toán cần minh bạch, công khai với người dân.

- Cần phối hợp chặt chẽ, ăn ý với các bên liên quan, nhất là với Ban Quản lí dự án.

- HĐND xã, UBMTTQ xã cần thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động của dự án.

- Cũng cần có cơ chế phối hợp rõ ràng, hiệu quả giữa HĐND, UBND và UBMTTQ xã trong việc giám sát, quản lí dự án trên địa bàn mình phụ trách.

- Địa phương nên thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình nhận khoán thực hiện hợp đồng của dự án một cách nghiêm túc, có trách nhiệm.

- Nên có biện pháp hỗ trợ, động viên kịp thời, khuyến khích các hộ dân tham gia thực hiện dự án.

- Địa phương cũng nên đề nghị với UBND huyện, Ban Quản lí dự án có chế độ khen thưởng, cũng như xử phạt kịp thời, đúng đối tượng đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có thành tích trong thực hiện dự án hoặc vi phạm quy định, nguyên tắc trong quản lí và thực hiện dự án.

Kết luận

Qua thời gian một tháng rưỡi cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng trải nghiệm và tiến hành các nội dung thực tập phát triển cộng đồng tại địa bàn xã miền núi Tam Sơn – huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An cá nhân em đã tự rút ra một điều: Trong một đất nước, bên cạnh những nhóm người, những cộng đồng tự lực còn có những cộng đồng người vì một lí do nào đó mà họ gặp phải những vấn đề khó khăn nhất định như: Nghèo đói, người dân trong cộng đồng mất đoàn kết, tệ nạn xã hội thâm nhập vào cộng đồng,....Và ở những cộng đồng như thế, nhu cầu của người dân là sớm được giải quyết những vấn đề khó khăn đó để cộng đồng từ yếu kém trở thành cộng đồng tự lực, người dân trong cộng đồng tự tìm ra cách thức giải quyết vấn đề của mình bằng cách phát huy các nguồn lực, các tiềm năng sẵn có của cộng đồng. Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới như hiện nay mỗi cá nhân, gia đình, nhóm, hay mỗi cộng đồng hãy tự ý thức chính mình từng giờ từng ngày. Hãy biến từ suy nghĩ thành hành động thiết thực và khi đạt được nó mới thấy được hãnh diện và tự hào. Dòng chảy cuộc sống sẽ không đứng yên, cơ hội chỉ đến với những cộng đồng mà người dân ở đó nhìn thấy được những thuận lợi, những tiềm năng của cộng đồng mình và mọi người dân trong cộng đồng đó cùng nỗ lực hợp tác để biến những tiềm năng đó thành động lực của sự phát triển. Muốn nắm được thuận lợi ấy không hề đơn giản mà cần có sự chung lưng đấu cật, sự đùm bọc che chở, trợ giúp lẫn nhau cùng tiến bộ. Chỉ có như vậy tương lai tươi sáng mới đến với cộng đồng, xã hội mới trở nên tươi đẹp hơn. Là một tác viên phát triển cộng đồng, hiện tại cá nhân em không mong gì hơn chân lý ấy đến với tất cả mọi người, mọi cộng đồng đặc biệt là các cộng đồng nghèo và các cộng đồng có vấn đề xã hội.

Với thời gian thực tập tại cơ sở không nhiều, trên đây là những phần mang tính cô đọng, đại diện cho kế hoạch thực tập phát triển cộng đồng của em tại địa bàn xã Tam Sơn. Qua những lần trải nghiệm, làm việc thực tế, tiếp cận với những cộng đồng như thế NVXH sẽ trưởng thành lên rất nhiều cả về kiến thức, thái độ và kĩ năng làm việc.

Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô, các bác lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ và bà con nhân dân đang sinh sống và làm việc tại xã Tam Sơn cùng các thầy cô giáo giảng viên Khoa Xã hội học thanh

niên - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam và đặc biệt là giảng viên - Thạc sỹ Nguyễn Trọng Tiến đã giúp em hoàn thành bản báo cáo cho đợt thực tập này.

Trân trọng!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Phát triển cộng đồng – TS. Nguyễn Thị Kim Liên, Trường Đại học Lao động – Xã hội, NXB Lao động – Xã hội, 2008;

2. Giáo trình Tổ chức Phát triển cộng đồng – Khoa CTXH và PTCĐ, ĐH Đà Lạt, 2007;

3. Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội – TS. Bùi Thị Xuân Mai, Trường Đại học Lao động – Xã hội, NXB Lao động – Xã hội, 2010;

4. Nâng cao năng lực cộng đồng - Tài liệu tập huấn về triển khai và thực hiện một dự án cho cộng đồng, NXB Trẻ, 1997;

5. Đề tài khoa học: Các công cụ/kỹ thuật hỗ trợ thực hành CTXH – PTCĐ, Khoa CTXH và PTCĐ, ĐH Đà Lạt;

6. Tập bài giảng Công tác xã hội (dùng cho sinh viên hệ cao đẳng chuyên ngành Công tác xã hội) – Trường Cao đẳng Lao động – xã hội, NXB Lao động – Xã hội, 2001;

7. Báo cáo Tổng kết công tác Xây dựng Đảng năm 2010, Đảng bộ xã Tam Sơn; 8. Báo cáo kết quả hoạt động HĐND xã năm 2010, HĐND xã Tam Sơn;

9. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2010, UBND xã Tam Sơn;

10. Báo cáo tổng kết công tác mặt trận năm 2010, UBMTTQ xã Tam Sơn;

11. Báo cáo tổng kết công tác đoàn, công tác hội năm 2010 của các tổ chức đoàn thể xã Tam Sơn;

12. Báo cáo tổng kết năm học 2009 – 2010, Trường TH & THCS xã Tam Sơn; 13. Hồ sơ dự án Đầu tư trồng rừng sản xuất hộ gia đình theo quyết định 147/CP huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An;

14. Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; Nghị định số 64/CP của Chính phủ; các quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, quyết định 6844/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An.

Đăng 2nd January 2013 bởi Hùng Cường Nguyễn

Một phần của tài liệu bao cáo phát triển cộng đồng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(27 trang)
w