- Về Công tác phân nhóm các NH:
3.7.3. Thực hiện các chính sách tiền tệ
Hạn chế lạm phát:
Thứ nhất, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ. Thứ hai, tăng cường công tác quản lý giá cả phù hợp với cơ chế thị trường. Thực hiện quản lý nhà nước về giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ độc quyền phù hợp với cơ chế thị trường và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế bằng các biện pháp giám sát thị trường, kiểm soát chi phí, áp thuế. Thứ ba, tái cơ cấu nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thứ tư, tạo động lực từ áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Thứ năm, thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước. Thứ sáu, tăng cường công tác phân tích, dự báo tình hình thế giới, khắc phục triệt để nguyên nhân lạm phát do yếu tố tâm lý.
Hạn chế lãi suất ngầm, từ đó kiểm soát lãi suất tiền gửi và cho vay:
Có ba lý do chính gây nên vấn đề lãi suất ngầm gần đây, mà đầu tiên là căng thẳng thanh khoản. Thứ hai, lòng tin của người dân chưa phục hồi. Thứ ba chính là chi phí cho việc xử lý các khoản nợ xấu và nhu cầu dự trữ thanh khoản.
Có thể thấy, bài toán hạ lãi suất dù rất thu hút mối quan tâm lớn của toàn xã hội, nhưng trong chiến lược tái cơ cấu hệ thống, NHNN buộc phải hành động theo cách: không cứu thanh khoản theo cách thực hiện trong giai đoạn 2008-2011 đã mắc nhiều sai lầm: NHNN thường bơm tiền ra để hỗ trợ mà ít quan tâm đến đích cuối cùng của chúng ở đâu. Và vì vậy, kể từ tháng 9/2011 đến nay, dù đã tiên liệu căng thẳng thanh khoản hệ thống ngay từ tháng 6/2011 nhưng NHNN đã không hành xử như trước.
Việc tiếp ứng thanh khoản từ NHNN phải tiếp tục thắt chặt, bất chấp tình cảnh cắn răng chịu đựng của các NHTM sau nhiều năm tháng bỏ mặc kỳ hạn cơ cấu tài sản lỏng lẻo và vung tín dụng quá đà.
Chỉ có như vậy, NHNN và chính thị trường sẽ nhận diện rõ hơn những NH nào thực sự yếu kém và đó là tiền đề cho quá trình tái cơ cấu trong năm 2012. Tất nhiên, cách làm đó của NHNN không phải lúc nào và ở đâu cũng nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội.
Ngay cả khi buộc phải nhìn nhận việc hạ lãi suất trong một tầm nhìn trung và dài hạn, chấp nhận tăng trưởng bị ảnh hưởng, kéo theo là việc làm giảm sút thì từ quý 1/2012 trở đi, có 4 việc không thể không làm.
Thứ nhất, cần tái cấp vốn trực tiếp từ NHNN nhưng phải giám sát dòng vốn này đi đúng địa chỉ mà mục tiêu chính là giải quyết thanh khoản. Thứ hai, nên tăng dự trữ bắt buộc, tạo nguồn cho NHNN điều hòa vốn từ NH dư thừa vốn sang NH thiếu vốn. Thứ ba, mở rộng cơ chế cho phép các NH kinh doanh vàng tài khoản để sử dụng nguồn vốn từ vàng bổ sung cho thanh khoản của hệ thống. Cuối cùng, khi có điều kiện thích hợp như
kỳ vọng lạm phát giảm mạnh, lạm phát được kiểm soát thì có thể bỏ trần lãi suất huy động và giảm lãi suất tiền vay từ sau quý 2/2012 trở đi.
Tăng trưởng dư nợ tín dụng, đi kèm với kiểm soát nợ xấu:
Nên chú trọng đến phát triển chất lượng NH hơn là số lượng vì hiện nay đã có rất nhiều NH đang hoạt động không hiệu quả.
Việc kiềm chế tăng trưởng tín dụng cào bằng ở mức 20% đang làm lợi cho các NH lớn. Nên điều hành sự tăng trưởng bằng hạn mức, trước mắt là trong năm tài chính 2012. NHNN công bố hạn mức tín dụng cho năm 2012, nhưng sẽ không áp dụng bằng nhau cho tất cả các NHTM mà sự điều chỉnh căn bản sẽ theo nguyên tắc phân hạng NHTM để định hạn tăng trưởng.
NHNN cần và phải đưa ra nhiều tiêu chí phân hạng. Trong đó "Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)" nên coi là căn cứ chính.
CAR = [(Vốn Cấp I + Vốn Cấp II)/(Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)]*100%
Theo đó, có thể hình thành 3 nhóm NHTM, với hạng một có CAR từ 15% trở lên, hạng hai có CAR từ 13% đến dưới 15% và hạng ba là nhóm có CAR dưới 12%. Bên cạnh tiêu chí "CAR" là những tiêu chí an toàn khác, thí dụ như nợ xấu, tình trạng quản trị rủi ro "sức khỏe thanh khoản"...