3 Các kĩ thuật mô phỏng sự điện phân

Một phần của tài liệu Mô phỏng sự điện phân bằng kĩ thuật Particle trong thực tại ảo (Trang 26)

1. 2. 3. 1. Flash

Sử dụng phần mềm Flash: khi học ở phổ thông, có thể các em cũng đƣợc quan sát một hoặc hai thí nghiệm sự điện phân. Trong thí nghiệm đó, các em không thấy đƣợc sự di chuyển của các điện tích về hai phía của điện cực mà chỉ nhìn thấy những hạt nƣớc li ti bám vào hai thanh kim loại. Do vậy nên đã có rất nhiều ngƣời xây dựng ra các chƣơng trình để mô phỏng sự điện phân. Dƣới đây, tôi xin nêu một phƣơng pháp tiếp cận mô phỏng sự điện phân đó là sử dụng phần mềm Flash.

Đây là một phần mềm mô phỏng ra đời sớm nhất. Nó thực hiện công việc mô phỏng dựa trên hình ảnh các vector. Flash chỉ cần dùng một băng thông hẹp để tạo nên một đối tƣợng có thể chuyển động từ nhiều điểm theo nhiều hƣớng khác nhau cùng một lúc. Khi sử dụng Flash chúng ta có thể vẽ các đối tƣợng cần mô phỏng rồi cho các đối tƣợng chuyển động bằng cách tạo nhiều hình ảnh liên tiếp trên các frame của timeline theo hình thức hoạt hình. Phần mềm flash cũng hỗ trợ các phép biến đổi hình ảnh giúp chúng ta tạo chuyển động dễ dàng mà không cần phải vẽ tất cả các ảnh trong quá trình biến đổi, mà chỉ cần vẽ hình đầu tiên và cuối cùng. Nếu không thì flash cũng cho phép chúng ta chèn hình ảnh từ bên ngoài hoặc có thể phân tích các đoạn video ngắn thành các ảnh trên timeline tạo điều kiện cho ta điều kiển đoạn video đó một cách linh hoạt hơn. Không những thế phần mềm flash còn hổ trợ ngôn ngữ lập trình hƣớng đối tƣợng ActionScript, mà nhờ đó việc tạo ra các sản phẩm mô phỏng đƣợc chính xác, linh hoạt. Tuy nhiên chuyẻn động của các đối tƣợng trong Flash là chuyển động 2D. Do đó, không cho thấy đƣợc chiều sâu của đối tƣợng nên hạn chế trí tƣởng tƣợng và tƣ duy của ngƣời dùng.

1. 2. 3. 2. Phần mềm 3Dsmax

Cũng đã có những clip mô tả sự điện phân sử dụng phần mềm 3Dsmax. 3Dsmax cung cấp nhiều hiệu ứng để mô phỏng sự điện phân. Nó có thể giúp ngƣời sử dụng tạo ra các hiệu ứng về màu sắc kích thƣớc mong muốn bằng cách điều chỉnh những nút công cụ có sẵn. Tuy nhiên công việc đó đòi hỏi phải làm thủ công nên sẽ mất nhiều thời gian nếu đối tƣợng mô phỏng là phức tạp và nhiều thành phần nhỏ lẻ. Mặt khác nữa, tính năng động trong 3Dsmax phần nào cũng bị giới hạn tạo cảm giác không chân thật cho ngƣời quan sát. Thông thƣờng, ngƣời ta sử dụng 3Dsmax để tạo mô hình cho đối tƣợng cần mô phỏng, sau đó sẽ sử dụng một ngôn ngữ lập trình để điều khiển hoạt động của mô hình đó.

1. 2. 3. 3. Sử dụng kĩ thuật Particles

Kĩ thuật Particles đƣợc sử dụng rộng rãi và đƣợc ứng dụng trong các trƣờng hợp mô phỏng các đối tƣợng có tính chất động nhƣ lửa, khói, mây, cây cỏ, nƣớc, …. Đặc biệt khi mà những thành tựu về thực tại ảo ngày càng đƣợc ứng dụng rộng khắp thì việc sử dụng kĩ thuật mô phỏng Particles trở thành xu hƣớng. Nó đem lại những cảm giác chân thực cho ngƣời quan sát và đơn giản cho ngƣời thiết kế.

Một phần của tài liệu Mô phỏng sự điện phân bằng kĩ thuật Particle trong thực tại ảo (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)