Kiểm thử tải (load test)
Thực hiện ít nhất 3 vòng kiểm thử tải cần lên kế hoạch trước khi đặt hệ thống trong tải mục tiêu. Kiểm thử tải thấp cho hệ thống chiếm 30 % tải mục tiêu, kiểm thử tải trung bình chiếm 60% trong tải mục tiêu và còn lại là kiểm thử tải cao chiếm 100% tải mục tiêu [5].
Khi thực hiện kiểm thử tải có 3 vùng tải: tải từ từ tăng, tải ổn định, tải từ từ giảm. Trong vùng tải từ từ tăng số người sử dụng hệ thống từ từ tăng trong khoảng thời gian cụ thể (5 người/1 phút) được cài đặt trong kịch bản kiểm thử. Giá trị này có thể quyết định dựa vào mô hình sử dụng của ứng dụng. Ví dụ nếu ứng dụng của bạn là trang web bán ðấu giá thì có thể 50 người sử dụng cùng đăng nhập vào hệ thống trong 1 giây trong giờ giao dịch cao điểm. Trong vùng tải từ từ giảm số người sử dụng hệ thống dần giảm trong một khoảng thời gian và nó cũng được cài đặt trong kịch bản kiểm thử. Trong vùng tải ổn định thì số người sử dụng hệ thống là không đổi khi đó tải trên máy chủ tải trên máy chủ cũng không đổi. Chúng ta thu thập số liệu về hiệu năng máy chủ trong khoảng thời gian tải ổn định [5].
Kiểm thử áp lực (stress test)
Không giống như kiểm thử tải, kiểm thử áp lực (stress test) được xây dựng với mục đích gây áp lực cho hệ thống để tìm ra điểm dừng (breakpoint) và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu năng của hệ thống (nếu có) [5]. Hành vi của hệ thống được xác định khi nó được đặt ở mức tải cao. Thông thường khoảng 10% - 20 % tải được cộng thêm vào mức tải tối đa của hệ thống được đạt làm mức tải cho kiểm thử áp lực. Khi thực hiện kiểm thử áp lực chúng ta nên tăng chậm tải cho hệ thống cho đến khi xuất hiện điểm dừng (break point). Kiểm thử này có thể thực hiện một vài lần thu thập hành vi của hệ thống và nâng cao độ tin cậy khi phân tích hành vi này.
Sau khi kiểm thử tải và áp lực (stress test), phụ thuộc vào yêu cầu hiệu năng của hệ thống mà các kiểm thử khác như kiểm thử chịu đựng (endurance), Spike test… có thể thực hiện để xác nhận thêm hành vi và hiệu năng của hệ thống.