V. Các trung tâm kinh tế:
2/ Kết quả học sinh đại trà:
Năm học Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 2010-2011 52 6 11.5 9 17.3 38 71.2 0 2011-2012 65 10 15.4 26 40.0 29 44.6 0 2012-2013 51 8 15.7 14 27.5 29 56.8 0
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ* Kết luận. * Kết luận.
Qua thực tế dạy học đã rút ra cho tôi nhiều kinh nghiệm trong quá trình dạy học môn địa lí đặc biệt là trong lĩnh vực bồi dưỡng học sinh giỏi mang lại kết quả cao nhất. Để đạt kết
quả cao trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên bộ môn cần phải lựa chọn phương pháp và đi sâu vào việc bảo đảm trọng tâm và nâng cao kiến thức, kĩ năng địa lí cấp THCS và đặc biệt là việc sử dung át lát địa lí Việt Nam vào trong từng bài dạy địa lí 9. Để các em có ký năng khai thác kiến thức từ kênh hình có kết quả cao.
- Là giáo viên trước hết mỗi bản thân chúng ta cần thường xuyên tự học tự nghiên cứu để không ngừng nâng cao kiến thức bộ môn của mình phụ trách và cần có những hiểu biết về kiến thức liên quan, thường xuyên rèn luyện nghiệp vụ sư phạm để luôn vững về chuyên môn. Là tấm gương sáng về đạo đức và năng lực chuyên môn cho học sinh noi theo.
- Ngoài việc lựa chọn kiến thức chuẩn trọng tâm, giáo viên cần sử dụng triệt để tất cả phương pháp và đồ dùng dạy học để làm cho bài học trở nên sống động, phát huy được khả năng tự học và tư duy sáng tạo của học sinh.
Một điều quan trọng không thể thiếu được đối với vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí cấp THCS là giáo viên phải xây dựng được kế hoạch, chương trình, nội dung kiến thức cụ thể trong quá trình bồi dưỡng.
* Kiến nghị.
- Về phía nhà trường: Cần cung cấp thêm cho giáo viên các tư liệu dạy học, các cuốn sách tham khảo, nâng cao, các đồ dùng dạy học cần thiết về môn địa lí để giáo viên có thêm tài liệu dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Về phía gia đình: Cần quan tâm nhiều hơn đối con em mình, tạo điều kiện cho con em mình học tập, nhất là các em được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi, cần sắm thêm cho con em mình một số tài liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa.
- Về phía giáo viên: Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực nghiên cứu tài liệu để tìm ra phương pháp dạy học tối ưu nhất.
- Đối với cấp trên: Cần quan tâm đến cơ sở vật chất cho các trường học như cấp thêm một số thiết bị dạy học và sách tham khảo môn địa lí, xây dựng phòng học bộ môn địa lí để giáo viên và học sinh được phát huy hết thế mạnh của minh trong giảng dạy và trong học tập.
Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm về “ Đổi mới phương pháp dạy học kiểu bài lý thuyết về sự phân hóa lánh thổ Việt Nam trong chương trình địa lý lớp 9”. Mặc dù tôi đã có rất nhiều cố gắng trong nghiên cứu đề tài nhưng khả năng còn hạn chế, kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm chưa nhiều. Nên sáng kiến kinh nghiệm này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của ban giám hiệu, các thầy cô và hội đồng đánh giá khoa học cấp trên để sáng kiến này được hoàn thiện hơn. Được vậy trong thời gian sắp tới tôi lại chắp bút để hoàn thiện cho mình các sáng kiến cũng như những chuyên đề giảng dạy môn địa lí với những phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn !