Một số bài soạn trong chương 2, phần năm, sinh học 12 THPT có

Một phần của tài liệu Sử dụng biện pháp khái quát hóa trong dạy học chương 2, phần 5, Sinh học lớp 12 Trung học phổ thông (Trang 53)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4. Một số bài soạn trong chương 2, phần năm, sinh học 12 THPT có

dụng biện pháp KQH

Bài 8: QUY LUẬT MEN ĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI. 1. Mục tiêu:

1.1. Kiến thức:

- Giải thích được vì sao Menđen lại thành công trong việc nghiên cứu di truyền.

- Phát biểu và giải thích được nội dung quy luật phân li.

1.2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa.

1.3. Thái độ:

- Nhân thức được ý nghĩa lí thuyết và thực tiễn của quy luật, vận dụng và giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật trong chọn giống.

2. Phương tiện dạy học.

- Hình vẽ 8.2 SGK sinh 12 cơ bản, 11.1SGK sinh 12 nâng cao. - Máy chiếu projector.

3.Tiến trình tổ chức giờ học.

3.1.Bài mới.

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp

nghiên cứu di truyền của Men Đen. GV hướng dẫn HS đọc mục I SGK để: - Nêu đối tượng nghiên cứu của Menđen. - Liệt kê thứ tự các bước trong phương pháp nghiên cứu của Menđen

- Chỉ ra những cống hiến của Menđen cho di truyền học.

I. Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Men đen

- Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. - Lai các dòng thuần chủng khác nhau về 1 hoặc nhiều cặp tính trạng rồi phân tích kết quả lai F1,

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và cở

tế bào học quy luật phân li của Men Đen. Bước 1: GV cho HS đọc mục I SGK mô tả thí nghiệm của Menđen trên cây đậu Hà Lan về sự di truyền tính trạng màu sắc hoa

Sau đó GV giới thiệu tiếp 2 phép lai về sự di truyền tính trạng màu sắc hạt, hình dạng vỏ hạt và cho HS nêu nhận xét về KH ở F1 so với đời P và tỉ lệ KH ở F2:

- Sự di truyền màu sắc hạt đậu Hà Lan. PT/C. hạt vàng x hạt xanh. F1 100% hạt vàng. F1x F1: hạt vàng x hạt vàng F2: 523 hạt vàng: 133 hạt xanh. -Sự di truyền hình dạng vỏ hạt đậu Hà Lan. PT/C. hạt trơn x hạt nhăn. F1 100% hạt trơn. F1x F1: hạt trơn x hat trơn

F2: 416 hạt trơn: 140 hạt nhăn. Bước 2+ bước 3 + bước 4 + bước 5: GV hướng dẫn HS phân tích các thông tin về

F2, F3 theo từng cặp tính trạng riêng rẽ và kết hợp lại.

- Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.

- Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình.

II.Quy luật phân li

1.Thí nghiệm:

PT/C. hoa đỏ x hoa trắng. F1 100% hoa đỏ.

F1x F1: hoa đỏ x hoa đỏ F2: 705 hoa đỏ: 224 hoa trắng. 2.Giải thích của Menđen:

- Tỉ lệ 3: 1ở đời F2 thực chất là tỉ lệ 1:2:1 (1 hoa đỏ thuần chủng: 2 hoa đỏ không thuần chủng: 1 hoa trắng thuần chủng).

- Tính trạng màu sắc hoa do 1 cặp nhân tố di truyền (kí hiệu Aa) nằm trong nhân quy định nhưng không hòa trộn vào nhau, trong đó tính trạng hoa đỏ biểu hiện ở F1 là tính trạng trội do nhân tố A quy định, tính trạng hoa trắng là tính trạng lặn do nhân tố a quy định.

nghiên cứu SGK, thảo luận tổng hợp, khái quát hóa và phát biểu nội dung quy luật phân li bằng hệ thống câu hỏi sau: → Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào?

( Menđen đã tiến hành cho các cá thể F2 tự thụ phấn, kết quả thu được:

- F2 hoa trắng tự thụ phấn → F3 100% hoa trắng.

- 1/3 cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn → F3 100% hoa đỏ.

- 2/3 cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn thu được F3 ¾ đỏ: ¼ trắng.

Menđen lặp lại thí nghiệm với 2 tính trạng trên và các tính trạng khác đều thu được kết quả tương tự nên ông đưa ra nhận định và viết sơ đồ lai giải thích. → Chi tiết nào trong cách giải thích chưa rõ khiến công trình của Menđen chưa được các nhà khoa học đương thời coi trọng ? → Giải thích thí nghiệm của Menđen bằng cơ sơ tế bào học ?

→Trong cách giải thích thí nghiệm của mình, Men đen đã đã chỉ ra điều gì mang tính quy luật.

→ Phát biểu nội dung quy luật phân li bằng các thuật ngữ của di truyền học hiện đại. Tìm điều kiện của quy luật.

truyền của bố hoặc của mẹ gọi là giao tử thuần khiết.

- Sơ đồ lai:

Sự di truyền màu sắc hoa đậu Hà lan. Pt/c hoa đỏ x hoa trắng AA aa GP A a F1 Aa → 100% hoa đỏ F1 x F1 hoa đỏ x hoa đỏ Aa x Aa

GF1 ½A, ½a ½A, ½a F2 ¼ AA : ½ Aa : ¼ aa.

¾ hoa đỏ : ¼ hoa trắng.

3. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li

- Mỗi tính trạng được quy định bởi 1 cặp alen, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể 1 cách độc lập không hòa trộn vào nhau.

- Khi hình thành giao tử, mỗi alen trong cặp phân li đồng đều về các giao tử nên 50% số giao tử chứa alen này, 50% số giao tử chứa alen kia.

3.2. Củng cố: GV sử dụng biện pháp khái quát hóa như sau:

Bước 1: GV nêu câu hỏi:

Giải thích sự di truyền của 2 tính trạng trong 2 phép lai sau:

Bước 2: Phân tích, tổng hợp các thông tin.

Bằng kiến thức vừa học về quy luật phân li, HS có thể nêu được đặc điểm di truyền của 2 tính trạng:

- Tính trạng màu sắc một loài hoa:

Tính trạng do một cặp gen có 2 alen quy định. Alen a quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng. Nhưng do alen a lấn át không hoàn toàn alen a nên KG Aa quy định hoa hồng.

Phép lai 1: Sự di truyền màu sắc hoa ở 1 loài thực vật. Pt/c hoa đỏ x hoa trắng AA aa GP A a F1 Aa → 100% hoa hồng F1 x F1 hoa hồng x hoa hồng Aa x Aa

GF1 ½A, ½a ½A, ½a

F2 ¼ AA : ½ Aa : ¼ aa.

¼ hoa đỏ : ½ hoa hồng : ¼ hoa trắng.

Phép lai 2: Sự di truyền tính trạng nhóm máu ở người F1. ♀ nhóm màu A x ♂ nhóm máu B.

IA IO IB IO

GP ½ IA , ½ IO ½ IB , ½ IO

F2 1 IA IO :1 IB IO : 1 IA IB : 1 IO IO. 1 nhóm máu A :1 nhóm máu B :1 nhóm máu AB :1 nhóm máuO

Tính trạng do do gen I có 3 alen quy định. IA quy định nhóm máu A, IB quy định nhóm máu B, IO

quy định nhóm máu O. IA và IB cùng trội hoàn toàn so với IO, nhưng IA

và IB không lấn át được nhau nên KG IAIB biểu hiện nhóm máu AB.

Bước 3: GV nêu câu hỏi:

Chỉ ra điểm giống và khác về sự di truyền của các tính trạng trong 2 phép lai trên với phép lai trong thí nghiệm của Menđen về quy luật phân li. Bằng những kiến thức đã HS có thể chỉ ra được những điểm giống và khác nhau giữa 3 phép lai như sau:

+ Những điểm giống nhau:

- Đều là phép lai 1 cặp tính trạng do 1 gen quy định. Trong cơ thể gen tồn tại thành từng cặp alen.

- F1 có KG dị hợp, 2 gen alen khác nhau cùng tồn tại nhưng không hòa tẫn vào nhau nên khi giảm phân cho 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau, F2 có 4 kiểu tổ hợp giao tử.

+ Những điểm khác nhau:

- Phép lai 1: Tính trạng do 1 gen có 2 alen quy định. F1 xuất hiện tính trạng trung gian hoa hồng, F2 có tỉ lệ KH 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng.

- Phép lai 2: Tính trạng do 1 gen có 3 alen quy định. F2 có 4 KH với tỉ lệ 1:1:1:1

- Thí nghiệm của Menđen: F1 đồng tính hoa đỏ, F2 có tỉ lệ KH 3 đỏ : 1 trắng.

Bước 4: Để hướng dẫn HS KQH về mối qua hệ giữa vận động của vật chất

di truyền với sự biểu hiện tính trạng, sau khi HS chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa các phép lai, GV nêu câu hỏi:

- Sự di truyền 2 tính trạng màu sắc thân và nhóm máu ở người có tuân theo quy luật phân li không? Vì sao? Nguyên nhân của sự khác nhau trên là gì?

Từ những điểm giống nhau giữa phép lai 1 và 2 so với thí nghiệm của Menđen và nội dung quy luật phân li vừa được học, HS có thể trả lời được câu hỏi như sau:

- Cả 2 tính trạng đều di truyền theo quy luật phân li vì đều thỏa mãn nội dung quy luật phân li.

- Sự khác nhau giữa 3 phép lai là do mức độ lấn át giữa các alen.

Bước 5: Từ sự phân tích trên GV giúp HS khắc sâu kiến thức về:

+ Nội dung quy luật phân li như sau: Mỗi tính trạng được quy định bởi 1 cặp alen, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể 1 cách độc lập không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, mỗi alen trong cặp phân li đồng đều về các giao tử nên 50% số giao tử chứa alen này, 50% số giao tử chứa alen kia.

+ Đặc điểm của quy luật phân li: Đề cập tới sự phân li của các alen không xét sự phân li KH của tính trạng. Số lượng, tỉ lệ kiểu hình ở F1, F2 phụ thuộc sự tương tác giữa các gen alen.

3.3. Hướng dẫn HS học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

- Trả lời các câu hỏi 1 – 3 trang 36 – 37 SGK sinh 12 cơ bản.

- Phân biệt hiện tượng trội hoàn oàn và hiện tượng trội không hoàn toàn. - Bài tập: ở đậu Hà lan, biết alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a len a quy định hoa trắng. Làm thế nào để xác định được KG của cây hoa đỏ.

Bài 9: QUY LUẬT MEN ĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP. 1. Mục tiêu:

1.1. Kiến thức:

- Giải thích được tại sao Menđen lại suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.

- Biết vận dụng các quy luật xác suất để dự đoán kết quả lai, biết cách suy luận ra KG của sinh vật dựa trên kết quả phân li KH của các phép lai.

- Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ phân li giao tử, tỉ lệ KG, Kh trong các phép lia nhiều cặp tính trạng

1.2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa.

1.3. Thái độ:

- Nhân thức được ý nghĩa lí thuyết và thực tiễn của quy luật, vận dụng và giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật trong chọn giống.

2. Phương tiện dạy học.

- Hình 9, bảng 9 SGK sinh 12 cơ bản và bảng sơ đồ lai thí nghiệm của Menđen,

- Máy chiếu projector.

3. Tiến trình tổ chức giờ học

3.1. Kiểm tra bài cũ. 2HS

- Trả lời câu hỏi 1,2,3 trang 36, 37.

- Bài tập: ở đậu Hà lan, biết alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a len a quy định hoa trắng. Làm thế nào để xác định được KG của cây hoa đỏ.

3.2. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức

Hoạt động 1:

Tìm hiểu thí nghiệm của Men Đen, cở tế bào học và nội dung của quy luật phân li độc lập.

Bước 1: GV cho HS quan sát đọc mục I SGK mô tả thí nghiệm của Menđen trên cây đậu Hà Lan về sự di truyền tính

I.Thí nghiệm lai hai tính trạng

1. Kết quả thí nghiệm:

PT/C. hạt vàng trơn x hạt xanh nhăn. F1 100% vàng trơn.

F1x F1: vàng trơn x vàng trơn

F2: 315 hạt vàng trơn ≈ 9/16 vàng trơn 108 hạt vàng nhăn ≈ 3/16 vàng nhăn 101 hạt xanh trơn ≈ 3/16 hạt xanh trơn

trạng màu sắc và hình dạng vỏ hạt.

Bước 2+ bước 3 + bước 4 GV sử dụng hệ thống câu hỏi sau:

→ Men đen đã phân tích và giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào?

→ Kết luận của Menđen sau khi giải thích thí nghiệm là gì?

→Nghiên cứu hình 9, bảng sơ đồ lai để giải thích thí nghiệm của Menđen bằng cơ sở tế bào

32 hạt xanh nhăn. ≈ 9/16 hạt xanh nhăn

2.Giải thích kết quả thí nghiệm của Men đen:

- Xét riêng từng tính trạng ở F2 có: 3/4 vàng: 1/4 xanh; 3/4 trơn: 1/4 nhăn.

- Xét chung cả 2 tính trạng ở F2 có: 9/16 vàng trơn = 3/4 vàng x 3/4 trơn. 3/16 xanh trơn = 1/4 xanh x 3/4 trơn. 3/16 vàng nhăn = 3/4 vàng x 1/4 nhăn 1/16 xanh nhăn = 1/4 xanh x 1/4 nhăn. → 9/16 vàng trơn: 3/16 vàng nhăn : 3/16 xanh trơn : 1/16 xanh nhăn

= ( 3 vàng 1 xanh ) x ( 3 trơn 1 nhăn). → Xác suất xuất hiện mỗi Kh ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.

→ Sự biểu hiện KH của 2 tính trạng tuân theo quy luật xác suất của các sự kiện độc lập

→ Hai cặp nhân tố di truyền quy định 2 cặp tính trạng màu sắc và hình dạng vỏ hạt phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử.

II. Cơ sở tế bào học:

- Mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định. -Mỗi cặp gen nằm trên 1cặp NST khác nhau.

→ Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập bằng các thuật ngữ của di truyền học hiện đại. →Nêu dấu hiệu nhân biết các tính trạng di truyền độc lập khi dựa vào kết quả lai.

Hoạt động 2:

Tìm hiểu ý nghĩa của các quy

luật Men Đen..

- GV cho HS nhận xét về KH ở F2 so với F1 và giới thiệu với HS về biến dị tổ hợp.

- GV cho HS phân tích sơ đồ lai từ F1 → F2 theo công thức xác suất để xây dựng công thức tổng quát cho các phép lai nhiều cặp tính trạng như sau:

F1 x F1: AaBb x AaBb Áp dụng quy luật xác suất ta tách được: F1 x F1: Aa x Aa → F2 có: 3 KG, tỉ lệ: ¼ AA: ½ Aa: ¼ aa, 2 KH, tỉ lệ: ¾ A- : ¼ aa

↔ ¾ vàng : ¼ xanh.

quá trình giảm phân dẫn tới sự phân li độc lập của các cặp gen tương ứng tạo các loại giao tử khác nhau với xác suất ngang nhau. Các loại giao tử này kết hợp ngẫu nhiên với xác suất ngang nhau trong thụ tinh tạo kết quả F2.

→ Nội dung quy luật phân li độc lập.

Khi các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST khác nhau thì chúng sẽ phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử. → Sơ đồ lai: Pt/c hạt vàng trơn x hạt xanh nhăn AABB x aabb F1 100% hạt vàng trơn F1 x F1 hạt vàng trơn x hạt vàng trơn AaBb x AaBb

GF1 ( ¼ AB, ¼ Ab, ¼ aB. ¼ ab) x ( ¼ AB, ¼ Ab, ¼ aB. ¼ ab)

F2: (1 AABB: 2AABb: 2AaBB: 4 AaBb) ↔ 9A-B- ↔ 9 hạt vàng trơn

(2 Aabb :1AAbb) ↔ 3A-bb ↔ 3 vàng nhăn

F1 x F1: Bb x Bb → F2 có: 3 KG, tỉ lệ: ¼ BB: ½ Bb: ¼ bb, 2 KH, tỉ lệ: ¾ B- : ¼ bb ↔ ¾ trơn: ¼ nhăn. → F2 cả 2 tính trạng có: 3 x 3 = 9 KG, tỉ lệ KG : (1 AA: 2Aa: 1 aa) x (1 BB: 2Bb: 1bb) = 1 AABB: 2AABb: 1AAbb:2AaBB: 4 AaBb 2 Aabb : 1aaBB: 2 aaBb :1 aabb

2 x 2 = 4 KH, tỉ lệ: ( 3 vàng: 1 xanh) x (3 trơn: 1 nhăn)

= 9 vàng trơn: 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn

(2 aaBb :1aaBB) ↔ 3aaB- ↔ 3 xanh trơn 1 aabb ↔ 1aabb ↔ 1 xanh nhăn

III. Ý nghĩa:

- Quy luật phân li độc lập là cơ sở giải thích sự phát sinh vô số biến dị tổ hợp qua sinh sản hữu tính.

- Biết các gen quy định các tính trạng phân li độc lập thì có thể dự đoán được kết quả

Một phần của tài liệu Sử dụng biện pháp khái quát hóa trong dạy học chương 2, phần 5, Sinh học lớp 12 Trung học phổ thông (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)