Để đánh giá khả năng ứng dụng thực tế của hệ thống tích hợp ENUM-DNS vào việc phát triển các ứng dụng hội tụ mạng viễn thông và Internet tại Việt Nam, trước tiên ta hãy xem xét các mô hình quản lý tên miền E164.ARPA sử dụng cho ENUM.
Cũng giống như trong hệ thống DNS, việc phân cấp quản lý hệ thống ENUM (vốn là 1 nhánh của hệ thống DNS toàn cầu) được thực hiện theo mô hình phân cấp hình cây trong đó tên miền e164.arpa do IANA tạo ra, được ITU quản lý với sự trợ giúp kỹ thuật của RIPE NCC. Do ITU quản lý nên các mã quốc gia tương ứng trong ENUM sẽ được chuyển giao trực tiếp cho cơ quan quản lý viễn thông tại quốc gia đó.
Nói một cách khác, theo quan điểm quản lý cấp phát tên miền, hệ thống được chia thành các lớp (các Tier) có mô hình như sau.
NAPTR NAPTR
NAPTR
Số E.164 toàn cầu ITU
Mã quốc gia (+84, +86, +65,..) Chính phủcác nước Nhà khai thác viễn thông Nhà khai thác viễn thông Nhà khai thác viễn thông Doanh nghiệp Người sử dụng e164.arpa Tier 0 RIPE NCC 4.8.e164.arpa Tier 1 Registry cấp quốc gia Các ENUM registry được chỉ định Các ENUM registry được chỉ định Các ENUM registry được chỉ định Số ENUM Cấp số Cập nhật thông tin Đăng ký dịc h vụ EN UM Tier 2,3...
Hiện tại, Tier0 được ITU giao cho RIPE NCC quản lý. Các Tier1 là các cơ quan quản lý cấp quốc gia (Registry). Trên thực tế các quốc gia đã có mã quốc gia theo E.164 đều có khả năng được chuyển giao từ RIPE NCC và hiện có nhiều quốc gia đã tiến hành các thủ tục để được nhận chuyển giao (đây là quyền lợi quốc gia). Tuy nhiên có nhiều trường hợp việc chuyển giao gặp rất nhiều khó khăn, do:
- Mã quốc gia có thể gồm nhiều quốc gia thành viên, hay nhiều khu vực tự
trị do đó không thống nhất được trong việc cử một đại diện nhận chuyển giao. Ví dụ như mã +1 của khu vực bắc Mỹ ngoài Mỹ còn gồm có các nước Caribe; mã +7 của Liên bang Nga có thêm Kazakhtan,...
- Chính sách quản lý viễn thông và Internet tương đối độc lập với nhau, thường do các tổ chức khác nhau quản lý. Do đó tổ chức đủ điều kiện quản lý DNS (các NIC quốc gia) thì lại thường không phải là đại diện quốc gia ở ITU.
- Cơ sở hạ tầng không thuận tiện cho phát triển ENUM do các rào cản về cơ
sở vật chất kỹ thuật, nền công nghiệp công nghệ thông tin ...
Dưới Tier1 là các cấp Tier2, Tier 3,... số lượng và quy hoạch các lớp này do các quốc gia tự quyết định, thường là tương đồng với quy hoạch đánh số quốc gia. Tuy nhiên, điều này liên quan khá nhiều đến việc sử dụng của các thuê bao và thường theo 2 hướng:
- Cập nhật các bản ghi NAPTR vào cơ sở dữ liệu trung tâm, có thể là ở mức
quốc gia. Các nhà khai thác khi đó không duy trì cơ sở dữ liệu ENUM cho thuê bao của mình.
- Các nhà cung cấp được phân cấp trở thành các tổ chức quản lý cấp thấp
(Tier n) và có quyền xây dựng các cơ sở dữ liệu riêng. Thuê bao cập nhật trực tiếp vào các cơ sở dữ liệu này và được đồng bộ với cơ sở dữ liệu
trung tâm theo chuẩn phân cấp EPP 8.
Các mô hình thực tế là:
* Mô hình 1
Hình 14. Mô hình chuyển giao toàn bộ 3 cấp
*Mô hình 2
Hình 15. Mô hình phân cấp hoàn toàn không duy trì Tier2
* Mô hình 3 T ier 2 e164.arpa 4.8.e164.arpa T ier 0 T ier 1 04xxxxx x 08xxxxxx 090xxxxxxx … …
Tổ chức quản lý tên miền ENUM quốc gia (Tier 1) sẽ chuyển giao tên miền cấp dưới cho các tổ chức cấp 2 (Tier 2).
Trong trường hợp này việc quản lý sẽ mất tính tập trung. Việc chuyển giao zone con cho một tổ chức đồng nghĩa với việc chuyển giao hoàn toàn trách nhiệm quản lý không gian tên miền đó cho tổ chức này e164.arpa 4.8.e164.arpa a T ier 0 T ier 1
Mô hình phân cấp hoàn toàn không duy trì Tier 2, tổ chức quản lý Tier 1 khai báo bản ghi NAPTR cho từng khách hàng. Đạt mục tiêu quản lý tập trung, tuy nhiên tính linh hoạt thấp.
Hình 16. Mô hình có Tier2 chỉ đóng vai trò hosting
Do công nghệ ENUM và các dịch vụ viễn thông gắn bó rất chặt chẽ với nhau, như vậy để thực thi ENUM thì cần phải có mã số viễn thông E.164 sử dụng trong khai báo tên miền ENUM. Vấn đề đặt ra là việc cung cấp vùng số viễn thông phải như thực hiện như thế nào để triển khai tốt dịch vụ ENUM. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm đảm bảo được mô hình phân cấp hiệu quả nhất, tối thiểu khả năng thay đổi. Để cung cấp vùng số trong kho số viễn thông cho dịch vụ ENUM, hai cách thức sau đây thường được triển khai thực hiện:
i. Sử dụng hệ thống phân cấp mã viễn thông hiện thời cho dịch vụ ENUM
Theo cách này, số E.164 đang dùng cho dịch vụ viễn thông sẽ được sử dụng trong khai báo tên miền ENUM. Mô hình phân cấp quản lý tên miền ENUM phải phù hợp với cấu trúc phân bổ kho số viễn thông hiện hành. Đồng thời, những ảnh hưởng của hình thức cấp số viễn thông vĩnh viễn (number portability) tới việc triển khai dịch vụ ENUM cũng cần được nghiên cứu chi tiết. Hình thức
T ier 2 e164.arpa 4.8.e164.arpa T ier 0 T ier 1
Tier 2 không được chuyển giao zone con mà chỉ đóng vai trò hosting zone cấp thấp nhất và khai báo bản ghi NAPTR cho khách hàng.
Mô hình này có ưu điểm quản lý tập trung được tài nguyên tên miền quốc gia bởi một tổ chức quản lý tên miền mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt đối với người sử dụng.
cấp số viễn thông này hiện nay chưa được triển khai tại Việt Nam xong đang được triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Với cách quản lý này, một chủ thể đăng ký sử dụng dịch vụ ENUM phải là chủ thể có chủ quyền đối với số điện thoại đăng ký sử dụng dịch vụ ENUM, tổ chức quản lý tên miền ENUM cần kiểm tra xác thực điều này. Việc kiểm tra chủ quyền đối với mã viễn thông và tình trạng của số E.164 (có đang được sử dụng hay không) là thiết yếu trước khi cung cấp dịch vụ ENUM. Số viễn thông cấp cho thuê bao do chính nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thực hiện. Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và tổ chức quản lý tên miền ENUM cần có mối quan hệ hỗ trợ trong quá trình xác thực xem thuê bao có chính xác là người sử dụng duy nhất có quyền với số viễn thông đó.
Khi sử dụng mã số của dịch vụ viễn thông cho tên miền ENUM, những thay đổi trong số viễn thông của người sử dụng ENUM ví dụ như khi thuê bao thay đổi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ ảnh hưởng tới quản lý và duy trì thông tin tên miền ENUM.
ii. Quy hoạch dành riêng một vùng số viễn thông cho dịch vụ ENUM
Trong trường hợp này, việc quản lý phân bổ mã viễn thông cho dịch vụ ENUM có thể do chính tổ chức quản lý tên miền thực hiện. Số viễn thông cấp cho thực thể sử dụng dịch vụ ENUM là tách biệt đối với dịch vụ đăng ký số viễn thông truyền thống. Các cá nhân đăng ký số ENUM này với tổ chức quản lý tương tự như đăng ký tên miền.
Việc sử dụng một vùng số riêng biệt cho dịch vụ ENUM tránh được trường hợp số E.164 thay đổi khi người sử dụng dịch vụ ENUM thay đổi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (chẳng hạn như việc chuyển đổi mạng di dộng). Việc xác thực quyền của người đăng ký dịch vụ ENUM đối với số E.164 cũng trở nên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên trong trường hợp này, không có sự đồng nhất giữa số E.164 cho dịch vụ ENUM và số E.164 cho dịch vụ viễn thông truyền thống.
Qua các phân tích ở trên, có thể thấy rằng công nghệ ENUM là một xu hướng công nghệ đang dần trở thành tất yếu và sẽ ngày một phổ dụng khi khung chính sách chung Quốc tế cũng như tại mỗi quốc gia được dần hoàn thiện. Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh trong lĩnh vực viễn thông, Internet cũng không thể nằm ngoài xu thế hội nhập này. Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp viễn thông, Internet đã có nghiên cứu và sẵn sàng triển khai thử nghiệm cung cấp các dịch vụ trên nền công nghệ này, Công ty One Connection (OCI) là một ví dụ.